Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Lịch sử - Địa lý lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn LS - ĐL 4 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.

KHBD Lịch sử - Địa lý 4 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Công nghệ. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo:

Kế hoạch bài dạy Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt.

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.

- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

  • Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
  • Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.

2. Năng lực chung

  • Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
  • Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

3. Phẩm chất

- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên

  • Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.

2. Học sinh

  • SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: 5 phút

- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.

- GV cho HS quan sát quyển sách Lịch sử và Địa lí.

- GV chiếu một số phương tiện như trong SGK rồi yêu cầu HS đoán tên các phương tiện đó.

- GV nhận xét, chốt câu trả lời.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài.

- HS quan sát.

- HS nêu: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu , sơ đồ, tranh ảnh, hiện vật.

- HS nghe, ghi tên bài vào vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản đồ, lược đồ.

- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về bản đồ, lược đồ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi thời gian 3 phút quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy:

+ Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.

+ Nêu tên và xác định vị trí thủ đô của nước ta trên bản đồ.

- HS làm việc theo nhóm đôi quan sát hình 1, đọc thông tin và thực hiện theo yêu cầu.

+ Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.

+ Học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện.

- Theo dõi các nhóm làm việc.

- GV chiếu hình 1 bản đồ hành chính Việt Nam .

- Gọi các nhóm trình bày.

- Gv nhận xét, chốt nội dung thảo luận.

- GV cho HS quan sát thêm một số bản đồ, lược đồ khác cho HS quan sát.

- GV chiếu hình 2, cho HS thực hiện theo yêu cầu sau:

+ Nêu tên lược đồ.

+ Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

+ Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung: Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ ( đọc từ bảng chú giải)

+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40 (Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tiến đánh Cổ Loa và thành Luy Lâu vào tháng 3 năm 40, quan Tô Định rút chạy về nước)

- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.

Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.

- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

+ Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ.

+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp. HS nhận xét.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu đồ.

- Mục tiêu: HS biết một số yếu tố về biểu đồ.

- Cách tiến hành:

- GV chiếu hình 3 trong SGK và cho HS làm việc theo nhóm 3:

Quan sát hình 3, em hãy cho biết:

+ Các yếu tố của một biểu đồ.

+ Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.

+ Vùng nào có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ như: tên vùng, số liệu.

- GV giới thiệu thêm cho HS các dạng biểu đồ khác nhau như: biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp….

- GV kết luận: Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng. Để sử dụng biểu đồ em cần thực hiện các bước sau:

+ Đọc tên biểu đồ để biết nội dung chính cần thể hiện.

+ Đọc chú giải các thông tin trên biểu đồ.

+ Khai thác biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào?

- HS quan sát biểu đồ hình, thảo luận thực hiện theo yêu cầu.

+ Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ.

+ Biểu đồ hình 3 thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020.

+ Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người).

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.

- HS quan sát.

- HS nghe.

- HS nghe,

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bảng số liệu.

Mục tiêu: HS nhận biết được về bảng số liệu.

- GV chiếu hình 3 chiếu bảng số liệu trong SGK, yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi:

+ Nêu tên bảng số liệu.

+ Các yếu tố của một bảng số liệu.

+ Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên?

+ Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000 m.

- Gọi HS các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, cho HS xem một số bảng số liệu khác.

- GV kết luận: Bảng số liệu là tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo thời gian, không gian. Để sử dụng bảng số liệu em hãy thực hiện các bước sau:

+ Đọc tên bảng số liệu để biệt nội dung chính cần thể hiện.

+ Đọc các thông tin trong bảng số liệu.

+ Khai thác bảng số liệu bằng cách trả lời các câu hỏi: cái gì? như thế nào?

- HS quan sát bảng số liệu, đọc thông tin thảo luận trả lời:

+ Độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.

+ Các yếu tố của một bảng số liệu bao gồm: tên bảng số liệu; các thông tin mà bảng số liệu thể hiện.

+ Bảng số liệu trên thể hiện: độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.

+ Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình trên 1000 m.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS khác nhận xét.

- HS nghe.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sơ đồ.

Mục tiêu: HS nhận biết được về sơ đồ.

- GV chiếu hình 4 chiếu sơ đồ trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình 4, em hãy cho biết:

+ Tên sơ đồ.

+ Nội dung chính của sơ đồ đó.

+ Có bao nhiêu cổng thành trong sơ đồ.

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, bổ sung: Có 9 cổng thành trong sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa. Trong đó có 3 cổng thành chưa có tên. “ cửa” tên dùng để gọi cổng thành ở miền Bắc như cửa Bắc, cửa Nam.

- Cho HS xem một số sơ đồ khác như: sơ đồ khu di tích Đền Hùng trang 29, sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám .

- GV kết luận: Sơ đồ là hình vẽ sơ lược mô tả một sự vật hoặc một hiện tượng, quá trình.

Để sử dụng sơ đồ, em hãy thực hiện các bước sau:

+ Đọc tên bảng sơ đồ để biết nội dung chính cần thể hiện.

+ Đọc các thông tin trong sơ đồ.

+ Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong sơ đồ, hướng các mũi tên(nếu có).

- HS quan sát sơ đồ, đọc thông tin thảo luận trả lời:

+ Tên sơ đồ: Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.

+ Nội dung chính của sơ đồ: các thành phần ( di chí , lũy thành, gò, cổng thành….) trong thành Cổ Loa.

+ Có 9 cổng thành trong sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.

- Một vài HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- HS nghe.

3. Hoạt động nối tiếp: 5 phút

- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Bản đồ là gì?

A. Là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.

B. Là hình vẽ thu nhỏ của một phần bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ không nhất định.

C. Là hình vẽ phóng to của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định.

Câu 2: Biểu đồ là gì?

A. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu.

B. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu.

C. Biểu đồ là hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng

- GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS: chăm chỉ học tập.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 1(tiết 2)

- HS nghe, chọn đáp án đúng trên thẻ bông hoa.

Câu 1: A

Câu 2: C

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 TIẾT: 2
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.

– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.

+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.

2. Năng lực chung

- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.

- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

3. Phẩm chất

Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên

- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.

2. Học sinh

- SGK, vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: 5 phút

- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên” nêu lại các bước sử dụng bản đồ và lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ.

- GV nhận xét qua trò chơi.

- GV kết nối, dẫn dắt giới thiệu bài mới, ghi bảng tên bài.

- HS nghe cách chơi.

- HS tham gia trò chơi theo yêu cầu.

- HS ghi tên bài vào vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.( 15 phút)

Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của tranh ảnh và cách sử dụng tranh ảnh.

- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về tranh, ảnh.

- Cách tiến hành:

- GV quan sát hình 5 và đọc thông tin, trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu nội dung của hình ảnh

+ Ý nghĩa của hình ảnh.

- HS quan sát hình 1, đọc thông in và thực hiện theo yêu cầu.

+ Nội dung của hình ảnh: đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

+ Ý nghĩa của hình ảnh: Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, Việt Nam có biển đảo rất đẹp.

- Gọi HS trình bày.

- Gv nhận xét, cho HS xem thêm một số hình ảnh về quần đảo Trường Sa.

- GDHS: luôn yêu đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước ta.

- GV hỏi:

+ Tranh ảnh là gì? Để sử dụng tranh ảnh em cần thực hiện theo các bước nào?

- GV kết luận: Tranh ảnh là các tác phẩm thể hiện nhân vật, sự kiện hoặc các nội dung khác. Tranh được vẽ bằng đường nét và màu sắc. Ảnh được chụp bằng thiết bị chụp ảnh. Để sử dụng tranh ảnh em cần thực hiện các bước sau:

+ Đọc tên tranh ảnh, xác định thời gian, địa điểm ( nếu có)

+ Mô tả thông tin, ý nghĩa của tranh ảnh.

+ Khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.

- Một vài trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời.

Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu về hiện vật

- Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của hiện vật.

- Cách tiến hành:

- GV chiếu hình 6 trong SGK và cho HS làm việc theo nhóm đôi:

Quan sát hình 6, em hãy cho biết:

+ Nội dung của hiện vật

+ Ý nghĩa của hiện vật.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, hướng dẫn nêu các bước sử dụng hiện vật.

- GV giới thiệu thêm cho HS một số hiện vật khác như: trống đồng Ngọc Lũ, hiện vật ở địa đạo Củ Chi.

.- GV kết luận: Hiện vật là những đồ vật hoặc sưu tầm hoặc khai quật được. Để sử dụng hiện vật em thực hiện các bước sau: đọc tên hiện vật, mô tả hiện vật, khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.

- HS quan sát hình, thảo luận thực hiện theo yêu cầu.

+ Nội dung của hiện vật: gạch lát nền in nổi hình hoa bằng chất liệu đất nung (thời Lý).

+ Ý nghĩa của hiện vật: cho ta biết kĩ nghệ đúc gạch thời Lý hay sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý hoặc đơn giản hơn: Thời Lý đã có gạch nung được trang trí bằng hoa văn.

- Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp.

- HS nêu: Để sử dụng hiện vật em thực hiện các bước sau: đọc tên hiện vật, mô tả hiện vật, khai thác để sử dụng trả lời câu hỏi.

- HS nghe.

3. Hoạt động Luyện tập (15 phút)

- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức qua các bài tập.

- Cách tiến hành:

....

>> Tải file để tham khảo Giáo án Lịch sử - Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm