Giáo án Âm nhạc 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 4 năm 2024 - 2025
Giáo án Âm nhạc 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 4 KNTT theo chương trình mới.
KHBD Âm nhạc 4 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Âm nhạc 4 Kết nối tri thức. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Âm nhạc 4 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 1: Âm thanh ngày mới
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..
* NỘI DUNG:
- Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu ghi nhạc
- Đọc nhạc: Bài số 1
- Hát: Chuông gió leng keng
- Thường thức âm nhạc: Hình thức biểu diễn trong ca hát
- Vận dụng – Sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực âm nhạc:
- Nhận biết và nêu được các kí hiệu về khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ nốt trắng – nốt đen bài đọc nhạc số 1. Biết vỗ tay theo phách và gõ đệm cho bài đọc nhạc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Chuông gió leng keng. Biết thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng của bài hát. Biết hát kết hợp vận động và gõ đệm bằng nhạc cụ trai-en-gô.
- Nhận biết và thể hiện được các hình thức biểu diễn trong ca hát: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
* Năng lực chung:
- Biết lắng nghe, cảm thụ âm nhạc và chia sẻ ý kiến trong các hoạt động âm nhạc.
- Biết phối hợp cùng các bạn khi tham gia hoạt động học tập.
* Phẩm chất: Biết yêu quý, đoàn kết với bạn bè và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
- SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ/ nhạc cụ giai điệu (recorder hoặc kèn phím)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1:
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: MỘT SỐ KÍ HIỆU ÂM NHẠC
ĐỌC NHẠC:
BÀI SỐ 1
* Yêu cầu cần đạt.
- Nhận biết được các kí hiệu: khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Đọc được bài đọc nhạc số 1 kết hợp vỗ tay theo phách.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
1. Mở đầu: - Trò chơi: “Đọc lời ca theo tiết tấu tự sáng tạo” * GV có thể gợi ý HS đọc lời ca theo hình tiết tấu:
| - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi đọc lời ca theo tiết tấu đã gợi ý. - GV yêu cầu HS đọc kết hợp gõ tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. - Học sinh thực hành theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV khuyến khích HS đọc lời ca theo mẫu tiết tấu tự sáng tạo theo ý thích cá nhân. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới. |
2. Hình thành kiến thức mới. Lí thuyết âm nhạc: Một số kí hiệu ghi nhạc * Quan sát các hình vẽ và nhận xét
* Khuông nhạc, khoá Son, vị trí 7 nốt nhạc trên khuông. - Khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - Khóa son. - Vị trí 7 nốt nhạc trên khuông.
- Nhận xét hình dáng khóa Son và nêu vị trí các nốt nhạc trên khuông
| - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Có mấy dòng kẻ dài? Chúng nằm như thế nào với nhau? + Có mấy dòng kẻ ngắn? Chúng nằm ở đâu so với dòng kẻ dài? + Hãy nói tên hình vẽ (khoá Son) đặt ở đầu các dòng kẻ? - Các nhóm trả lời các câu hỏi theo hiểu biết. - GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS và dẫn dắt tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc. - GV cho HS tìm hiểu về khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - GV có thể cho HS thực hành kẻ khuông nhạc và dòng kẻ phụ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS nếu cần. - GV cho HS tìm hiểu về khóa son. - GV có thể cho HS thực hành vẽ khóa son trên khuông nhạc. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS nếu cần. - GV giới thiệu cho HS vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. - GV đàn và yêu cầu HS thể hiện cao độ của 7 nốt nhạc. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS nếu có. - GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS viết tên các nốt nhạc trên khuông. - HS thực hành làm phiếu bài tập theo hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thực hành. - HS nhận xét, sửa sai cho bạn. - GV thu và nhận xét phiếu bài tập, tuyên dương và sửa sai cho học sinh nếu có. |
Đọc nhạc: Bài số 1 - Tìm hiểu bài đọc nhạc. - Nghe giai điệu. - Đọc cao độ. - Gõ hoặc vỗ tay theo tiết tấu. - Đọc tên nốt. + Chia câu (2 câu) - Tập đọc nhạc từng câu. + Câu 1: + Câu 2:
| - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc và giới thiệu về bài đọc nhạc Số 1. - GV đàn giai điệu/ mở file mp3 bài đọc nhạc cho HS nghe một vài lần. Gợi ý cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài đọc nhạc. - GV đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV hướng dẫn HS gõ bằng nhạc cụ hoặc vỗ tay theo hình tiết tấu. Khuyến khích HS tự gõ/ vỗ tay theo hiểu biết cá nhân. - HS thực hiện theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV chia bài đọc nhạc làm 2 câu, hướng dẫn để HS đọc tên nốt nhạc có trong bài đọc nhạc. - HS đọc theo tổ/ nhóm/ cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV đàn giai điệu một vài lần và bắt nhịp cho HS đọc từng câu. - HS tập đọc tiếp nối cho đến hết bài. - GV yêu cầu HS thực hiện đọc lại theo tổ/ nhóm/ cá nhân. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi phần trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). |
3. Luyện tập – thực hành. - Đọc với nhạc đệm. - Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. - Đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo hình tiết tấu. - Tổng kết và nhận xét tiết học. | - GV đàn/ mở file mp3 và hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc số 1 theo nhạc đệm. - HS thực hành theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách (mạnh – nhẹ). - Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu có). - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo hình tiết tấu, … - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu có). - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau tiết học Âm nhạc. |
BÀI SỐ 1
HÁT: CHUÔNG GIÓ LENG KENG
* Yêu cầu cần đạt.
- Đọc được bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm với nhạc cụ gõ.
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Chuông gió leng keng. Biết hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
1. Mở đầu: * Trò chơi: Tai ai tinh hơn! - GV đàn 3 nốt Đô – Mi – Son, yêu cầu HS nghe để xác định tên nốt và đọc theo. * GV có thể đàn theo tốc độ nhanh dần hoặc mẫu âm đàn nhanh, mẫu âm đàn chậm để HS nghe và làm theo. | - HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. - GV có thể triển khai cho HS đọc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc vận động. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết vào bài học. |
2. Luyện tập, thực hành. Ôn đọc nhạc: Bài số 1 - Nghe giai điệu. - Đọc với nhạc đệm. - Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo hình tiết tấu.
- Đọc nhạc kết hợp với vận động cơ thể. | - GV đàn/ mở file mp3 để HS nghe lại giai điệu và yêu cầu HS đọc nhẩm lại bài đọc nhạc. - GV mở nhạc đệm để HS đọc lại bài đọc nhạc 2-3 lần. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo hình tiết tấu. - Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm cho bài đọc nhạc. - HS thực hiện theo nhiều hình thức: nhóm/ tổ/ cá nhân. - GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và chỉnh sửa cho HS (nếu cần). - GV Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể body percussion. - HS đọc bằng nhiều hình thức tổ/ nhóm/ cá nhận. - GV nhận xét, tuyên dương và chỉnh sửa cho HS (nếu cần). |
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Âm nhạc 4 KNTT!