Giáo án Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 4 năm 2024 - 2025

Giáo án Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.

KHBD Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo:

Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo

BÀI 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến
  • Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Chọn một loại hoa, cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

Năng lực riêng: Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.

Phẩm chất

  • Yêu thích hoa, cây cảnh.
  • Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh: Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh ngày Tết và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên của loại hoa/cây cảnh trong hình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoa và cây cảnh có rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Hoa và cây cảnh quanh em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại hoa và cây cảnh phổ biến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình Khám phá 1, 2 mục 1 SHS tr.7 và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại hoa có trong hình dưới đây.

2. Em hãy quan sát và cho biết tên các loại cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1.

a. Hoa sen

b. Hoa hồng

c. Hoa mai

d. Hoa cúc

e. Hoa hồng

g. Hoa lan

2.

a. Cây trầu bà

b. Cây bon sai

c. Cây bao thanh thiên

d. Cây lưỡi hổ

e. Cây cau tiểu trâm

g. Cây chuối cảnh

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được một số đặc điểm chính của hoa và cây cảnh.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá 1

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm quan sát hình ảnh Khám phá 1 mục 2 SHS tr.8 và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây. Theo em, các loại hoa này thường nở vào mùa nào trong năm?

- GV gợi ý HS mô tả đặc điểm của hoa dựa vào màu sắc hoa, lá, thân cây,...

- GV mời đại diện 2 – 3 HS mô tả đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh có trong hình rồi xác định mùa hoa nở trong năm. Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa đào

+ Cánh hoa nhỏ, màu hồng

+ Thân gỗ nhỏ, nhị vàng

+ Nở vào mùa xuân

Cây xương rồng

+ Thân mọng nước

+ Mọc thành bụi, lá có gai

+ Sống quanh năm

Hoa cẩm tú cầu

+ Cánh hoa mỏng, xếp thành chùm

+ Thâm màu xanh lục, nhỏ

+ Nở quanh năm

Hoa cúc

+ Cánh xếp thành nhiều lớp bao quanh nhụy.

+ Nở vào mùa thu

Cây phát tài

+ Thân bụi, nhiều nhánh

+ Lá cây mọc dài, vươn hướng trời

Hoa phượng

+ Hoa màu đỏ tươi, đỏ cam, nở thành chùm, thân gỗ

+ Nở vào mùa hè

Hoạt động khám phá 2

- GV chiếu các hình ảnh Khám phá 2 mục 2 SHS tr.8 – 9, chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 1 bộ thẻ mô tả đặc điểm và ý nghĩa của loại hoa , cây cảnh tương ứng. GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp xúc theo nhóm:

Em hãy gắn thẻ mô tả đặc điểm, ý nghĩa của loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

- GV làm trọng tài, trong vòng 2p thành viên các nhóm lần lượt lên gắn thẻ tương ứng với hình ảnh. Đội nào được nhiều đáp án chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.

- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội chiến thắng, chốt lại đáp án:

Hoa quỳnh anh vàng

Thẻ 6

Cây trầu bà

Thẻ 3

Hoa sữa

Thẻ 1

Hoa mười giờ

Thẻ 5

Hoa sứ (hoa đại)

Thẻ 2

Cây lưỡi hổ

Thẻ 4

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh

b. Cách thực hiện

Hoạt động khám phá 1

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bốn trả lời Khám phá 1 mục 3 SHS tr.9:

Dựa vào các hình ảnh gợi ý dưới đây, em hãy nêu lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án:

Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,...

Hoạt động khám phá 2

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện Khám phá 2 SHS tr.10: Em hãy gắn thẻ mô tả lợi ích loại hoa, cây cảnh tương ứng với hình ảnh minh họa dưới đây.

[ Thẻ 1 ] Lợi ích: Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,...

[ Thẻ 2 ] Lợi ích: Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khỏe

[ Thẻ 3 ] Lợi ích: Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,...

[ Thẻ 4 ] Lợi ích: Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Hoa lục bình

Thẻ 2

Cây dương xỉ

Thẻ 3

Hoa cúc họa mi

Thẻ 4

Cây sống đời

Thẻ 1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS luyện tập kể tên, nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh.

b. Cách thực hiện

Luyện tập 1: Ngoài những loại hoa và cây cảnh đã được học trong bài, em hãy kể tên những loại hoa và cây cảnh khác mà em biết.

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, kể cho nhau nghe tên những loại hoa và cây cảnh mà mình biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm liệt kê tên các loại hoa, cây cảnh mà thành viên của nhóm mình nêu. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, bổ sung tên các loại hoa và cây cảnh mà nhóm bạn chưa liệt kê.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án của các nhóm.

- GV giới thiệu thêm một số loại hoa và cây cảnh:

Hoa lan

Hoa thược dược

Cây ngũ gia bì

Cây lan ý

Cây hồng môn

Câu trầu bà

Luyện tập 2: Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loại hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, trình bày bài tập theo bảng dưới đây:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

……

- GV chữa bài, mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án:

Loại cây

Đặc điểm

Lợi ích

Cây sen đá

+ Lá cây mọng nước, xếp thành hình bông hoa

+ Sống ở những nơi khô cằn

Thanh lọc không khí

Hoa dâm bụt

+ Kích thước lớn, mọc ở từng nách lá

+ Màu sắc: vàng, đỏ, cam,…

Làm thức uống hỗ trợ điều trị bệnh

Cây dừa cảnh

+ Lá mảnh, nhỏ và ngắn

+ Mọc thành từng cụm và tỏa hương thơm dịu nhẹ.

Trang trí nhà ở, sân vườn,…

Hoa sao nhái

+ Mọc từng cụm với vài hoa.

+ Thân cây mọc đứng, mảnh mai.

Trang trí phòng, bàn làm việc,…

Cây lan ý

+ Lá màu xanh thẫm và bóng

+ Mọc thành từng cụm

Thanh lọc không khí

Hoa giấy

+ Thân gỗ, cánh hoa mỏng giống tờ giấy

+ Màu sắc: hồng, tím, đỏ, vàng, trắng, cam,…

Trang trí, chữa bệnh,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS vận dụng các kiến thức trong bài để giải quyết bài tập vận dụng.

b. Cách thực hiện

Vận dụng 1: Em hãy chọn một loại hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,… trong nhà.

- GV yêu cầu HS tự lên kế hoạch trang trí trong nhà, góc học tập bằng một loại hoa và cây cảnh.

- GV hướng dẫn HS:

Bước 1: Chọn hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS các loại hoa, cây cảnh thông dụng:

+ Cây cảnh có hoa: hoa hồng, hoa đào, hoa ly,…

+ Cây thường chỉ có lá: cây xương rồng, thường xuân, vạn niên thanh,…

+ Cây leo, cho bóng mát: hoa tử đằng, hoa hồng leo,…

Bước 2: Chọn vị trí trang trí hoa hoặc cây cảnh

GV gợi ý HS những vị trí có thể để hoa, cây cảnh:

+ Ngoài nhà: vườn, trước cửa ra vào, sân, trước cổng, ban công,…

+ Trong nhà: Góc phòng, góc bếp, trên bàn, tủ, kệ, sàn nhà,…

- GV đặt câu hỏi: Khi trang trí hoa, cây cảnh cần lưu ý gì?

(Chậu phù hợp với cây, vị trí trang trí; Đặt cây ở chỗ thích hợp vừa đẹp căn phòng lại đủ ảnh sáng; Tưới nước; Bón phân,…)

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện vận dụng 1 vào tiết học kế tiếp.

Vận dụng 2: Hãy giới thiệu cho các bạn những sản phẩm làm từ hoa mà em biết

- GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, chia sẻ cho nhau nghe những sản phẩm làm từ hoa mà mình biết.

- GV lấy ví dụ:

Hoa hồng: Tinh dầu hoa hồng sử dụng để tắm; Trà chế biến từ cánh hoa hồng chống cảm lạnh, viêm họng,…

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết lại đáp án từ các nhóm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:

+ Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam,…

+ Mỗi loại hoa và cây cảnh có đặc điểm, ý nghĩa khác nhau. Hoa và cây cảnh có thể được dùng để làm đẹp cho không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí,…

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Hoa và cây cảnh quanh em

+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.

+ Đọc trước Bài 2 – Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (SHS tr.12).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS tạo nhóm, thực hiện bài tập 1.

- HS lắng nghe, bổ sung

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ những lưu ý rồi lên kế hoạch và thực hiện.

- HS tạo nhóm bốn, thực hiện nhiệm vụ.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù

  • Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

2. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  • Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh

II. Đồ dùng dạy học:

  • GV: GA điện tử.
  • HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 12 và yêu cầu HS mô tả nội dung của hình ảnh đó.

- Tổ chức HS mô tả nội dung của hình ảnh.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

- HS quan sát hình và mô tả nội dung của hình ảnh.

- HS mô tả

- Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh

a. Mục tiêu

- HS trình bày được đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh

b. Cách tiến hành

- Giới thiệu cho HS một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình ảnh mô tả SGK trang 13, sau đó tìm hiểu một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. Nêu một số đặc điểm về chất liệu, độ nặng nhẹ, mức độ khó, dễ vỡ, thân thiện với môi trường.

- Lưu ý: Dưới đáy chậu thường có lỗ thoát nước nên tùy vào vị trí đặt chậu mà cần hay không cần kèm theo đĩa lót chậu.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhận xét, tuyên dương

- GV lưu ý cho HS các tiêu chí khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh.

- GV kết luận: Đặc điểm của một số chậu trồng hoa và cây cảnh có trong bài: chậu bằng nhựa, chậu bằng gốm, sứ, chậu bằng gỗ, chậu bằng xi măng, chậu bằng thủy tinh.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận, quan sát hình và nêu một số đặc điểm của chậu.

- HS lắng nghe

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)

a. Mục tiêu

- HS ôn lại đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.

b. Cách tiến hành

- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây cảnh bằng nhựa?

a. Nặng, dễ vỡ, dễ thoát nước.

b. Nhẹ, khó vỡ, khó thoát nước.

c. Nhẹ, dễ vỡ, dễ thoát nước.

Câu 2: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây bằng gốm, sứ?

a. Nặng, khó thoát nước, dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.

b. Nhẹ, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.

c. Nặng, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 2)

- HS chọn đáp án đúng

+ Câu 1: b

+ Câu 2: a

- HS lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện.

IV: Điều chỉnh sau tiết dạy:

…………………………………………………….……………………………………………….........

…………………………………………………….……………………………………………….........

Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù

- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: GA điện tử.

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.

b. Cách tiến hành

- Tổ chức HS trình bày đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)

- HS thi đua trình bày đặc điểm của một số loại chậu hoa và cây cảnh.

- HS lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu giá thể trồng hoa và cây cảnh trong chậu

a. Mục tiêu

- HS nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và giá thể trong chậu.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về các hình ảnh trong SGK trang 14 và yêu cầu HS ghép thẻ tên gọi với hình ảnh giá thể cho phù hợp.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhận xét, tuyên dương

- GV giải thích thêm cho HS về đặc điểm của các loại giá thể.

- GV lưu ý cho HS về việc sử dụng giá thể độc lập hoặc phối trộn với nhau với tỉ lệ nhất định theo từng loại cây trồng, việc lựa chọn loại giá thể tùy theo nhu cầu về nước của từng loại cây cho phù hợp.

- HS thảo luận

- HS trình bày:

+ Hình a: than bùn.

+ Hình b: xơ dừa.

+ Hình c: rơm mục.

+ Hình d: mùn cưa.

+ Hình e: vụn than.

+ Hình g: vỏ trấu, trấu hun.

+ Hình h: sỏi, đá nhỏ, cát.

+ Hình i: đất nung (gốm).

+ Hình k: hỗn hợp.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)

a. Mục tiêu

- HS ôn lại một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.

b. Cách tiến hành

- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Giá thể để giữ nước tốt gồm?

a. Đất mùn, than bùn, rơm mục, mùn cưa

b. Đất, sỏi, đá nhỏ, cát

c. Vụn than, xơ dừa, đất nung

Câu 2: Giá thể có độ tơi xốp, thoáng khí, tháng nước là:

a. Xơ dừa, đất nung, trấu hun

b. Xơ dừa, rơm mục, mùn cưa

c. Vỏ trấu, vụn than, sỏi, cát, đá nhỏ.

- Nhận xét – tuyên dương

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 3)

- HS chọn đáp án đúng

+ Câu 1: a

+ Câu 2: c

- HS lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện.

IV: Điều chỉnh sau tiết dạy:

…………………………………………………….……………………………………………….........

…………………………………………………….……………………………………………….........

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm