Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 10 trang tóm tắt kiến thức lý thuyết cần nắm và các dạng bài tập trọng tâm. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức được biên soạn câu hỏi bám sát cấu trúc mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Tin học 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 2 môn Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2025
TRƯỜNG THPT……….. BỘ MÔN TIN HỌC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKII NĂM HỌC 2024 - 2025 |
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao Pyhton
- Các lệnh vào, ra đơn giản, biến và câu lệnh gán
- Câu lệnh lặp while, for
- Câu lệnh rẽ nhánh if
- Kiểu dữ liệu danh sách
- Một số lệnh làm việc với dữ liệu kiểu danh sách
- Xâu kí tự
- Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Giải quyết các bài toán sử dụng câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước và không biết trước.
- Thực hiện được cách khởi tạo, truy cập, duyệt các phần tử trong danh sách bằng lệnh for
- Biết cách duyệt danh sách bằng toán tử in
- Thực hiện được một số phương thức dừng với danh sách
- Thực hiện được vòng for để xử lý xâu kí tự.
2. NỘI DUNG
2.1. Ma trận
TT | Nội dung/đơn vị kiến thức | Số câu hỏi ở các mức độ đánh giá | |||||||||||||
Trắc nghiệm khách quan | Tự luận | ||||||||||||||
Nhiều lựa chọn | “Đúng – sai” | Trả lời ngắn | |||||||||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Biến và lệnh gán | 1 | 1 | ||||||||||||
2 | Các lệnh vào ra đơn giản | 1 | 1 | 1 | |||||||||||
3 | Câu lệnh rẽ nhánh if | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||||||
4 | Câu lệnh lặp for – while | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||||||
5 | Kiểu dữ liệu danh sách | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||||||
6 | Xâu kí tự | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||||||
Tổng số câu | 4 | 5 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Tổng số điểm | 3,0 | 2,0 | 2,0 | 3,0 | |||||||||||
Tỉ lệ % | 30 | 20 | 20 | 30 |
II. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Để máy tính hiểu và thực hiện được những chương trình viết bằng (1)………, các chương trình đó cần được dịch sang (2)………… nhờ một chương trình chuyên dụng gọi là (3)………...”:
A. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) mã nhị phân; (3) chương trình chuyển ngữ.
B. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) ngôn ngữ lập trình bậc thấp; (3) chương trình chuyển ngữ.
C. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) ngôn ngữ máy; (3) chương trình dịch.
D. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) hợp ngữ; (3) chương trình dịch.
Câu 2: Trong Python, xâu kí tự được đặt trong dấu nào?
A. Ngoặc tròn.
B. Nháy kép.
C. Ngoặc vuông.
D. Ngoặc nhọn.
Câu 3: Lệnh print() có chức năng gì?
A. In kết quả của một phép tính ra màn hình.
B. In dữ liệu ra màn hình, dữ liệu đó phải ở dạng xâu kí tự hoặc logic.
C. In dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.
D. In dữ liệu ra màn hình, nhưng chỉ in được một giá trị duy nhất.
Câu 4: Cú pháp của lệnh gán là:
A. <biến> = <giá trị>
B. <biến> == <giá trị>
C. <biến> := <giá trị>
D. <biến> > <giá trị>
Câu 5. Lệnh gán giá trị cho biến b nguyên nào sau đây là đúng?
A. b = 10.
B. B = 10.
C. b == 10
D. b = ‘10’
Câu 6: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:
A. %
B. //
C. /
D. div
Câu 7: Đâu không phải một từ khóa trong Python:
A. if
B. key
C. or
D. for
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python?
A. cd = 50
B. a + b = 100
C. a = a * 2
D. a = 10
Câu 9: Biểu thức chuyển sang Python là:
A. (x+y)***2
B. (x+y)**2
C. (x+y)*2
D. (x**2+y**2)
Câu 10: Kết quả của dòng lệnh sau:
>>> x, y, z = 10, “10”, 10
>>> type(z)
A. int.
B. float.
C. double.
D. str.
Câu 11: Kết quả của câu lệnh sau là gì?
>>str(3+4//3)
A. “3+4//3”.
B. “4”.
C. 4.
D. ‘4’.
Câu 12: Xác định kiểu của biểu thức sau?
“34 + 28 – 45 ”
A. int.
B. float.
C. bool.
D. string.
................
Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
