Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Văn 10 năm 2024 - 2025 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 10 trang tóm tắt kiến thức cần nắm và 2 đề kiểm tra minh họa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Cánh diều, đề cương giữa kì 2 môn Vật lí 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều 2025

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THPT ……

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: NGỮ VĂN

Khối: 10

Năm học: 2024-2025

I. Phạm vi ôn tập giữa kì 2 Văn 10

BÀI 5: THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

ĐỌC

- Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

- Phân tích/cảm nhận và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Trãi; qua đó thấy được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho

sự phát triển của văn học dân tộc.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Thực hành nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

VIẾT

- Viết được văn bản nghị luận văn học: phân tích, cảm nhận hay đánh giá một tác phẩm, một đoạn trích thơ văn Nguyễn Trãi.

- Bài viết phải đảm bảo bố cục một bài nghị luận văn học.

BÀI 6. TIỂU THUYẾT TRUYỆN NGẮN

ĐỌC

TIỂU THUYẾT

TRUYỆN NGẮN

- Tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn.

- Cốt truyện phức tạp, được xây dựng trên nhiều sự kiện, nhiều mối xung đột

- Nhân vật đa dạng, nhiều tuyến, với diễn biến tâm lí phức tạp

- Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống

- Cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu thường đơn giản, có ít nhân vật; chú ý xây dựng nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn

hàm súc, mang nhiều ẩn ý.

- Điểm nhìn nghệ thuật: vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.

- Người kể chuyện hạn tri: thường là người kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khác…

- Người kể chuyện toàn tri: thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba, không trực tiếp

tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc…

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Nhận biết được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ chêm xen.

VIẾT

Viết được văn bản nghị luận văn học: phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích trong truyện.

Bài viết phải đảm bảo bố cục một bài nghị luận văn học.

* Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:

- Phân tích bối cảnh, sự kiện chính…

- Phân tích, nhận xét ngoại hình, hành động, phẩm chất, tính cách …của nhân vật

- Đánh giá chung

+ Giá trị nội dung, tư tưởng…

+ Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác phẩm

* Kết bài: Khái quát vấn đề và nêu thông điệp tác giả gửi gắm.

II. Cấu trúc đề thi giữa kì 2 Văn 10

I. ĐỌC HIỂU: 4.0 điểm

- Hình thức tự luận: 5 câu hỏi

- Nội dung:

+ Đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa

+ Văn bản đọc hiểu là thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm truyện

+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, thể loại, biện pháp tu từ, nhan đề, ý nghĩa hình ảnh, chi tiết…

II. Viết: 6.0 điểm

1. Hình thức tự luận.

2. Nội dung:

- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm của Nguyễn Trãi.

- Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện ngắn hoặc đoạn trích trong tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (nhân vật, tình huống, chi tiết đặc sắc,…)

III. Đề thi minh họa

I.ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Ngôn chí (bài 16)

Tham nhàn lánh đến giang san,
Ngày
vắng xem chơi, sách một an (1)
Am
(2) rợp chim kêu hoa xẩy(3) động
Song
(4) im hương tiển(5) khói sơ tàn
Mưa thu tưới ba đường cúc,
Gió xuân đưa một luống lan
Ẩn
cả(6) lọ chi thành thị nữa,
Nào đâu chẳng đất nhà quan(7)

(Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục 1994)

(1)an: tức cái yên, một loại bàn (án) ba tầng, trên để đọc sách, giữa để sách, dưới để ống nhổ và đồ vặt

(2)am: lều cỏ

(3)xẩy: rụng

(4)song: song cửa sổ

(5)hương tiển: thơm dịu mùi hương

(6)Ẩn cả: là “đại ẩn”, ẩn lớn

(7)nhà quan: dịch chữ “Quan gia” tức vua

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Dựa vào nội dung bài thơ, anh/chị hãy ước đoán thời điểm ra đời của tác phẩm.

Câu 3. (1,0 điểm) Hãy chỉ ra 02 biểu hiện và nhận xét lối sống nhàn mà Nguyễn Trãi đã nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối lập được sử dụng trong hai câu thơ luận:

“Mưa thu tưới ba đường cúc
Gió xuân đưa một luống lan”

Câu 5. (1,0 điểm) Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sống nhàn của Nguyễn Trãi hay không? Vì sao?

II.PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ Ngôn chí (bài 16). (Quốc âm thi tập)

..........

Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm