Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Địa lý 10 năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm trọng tâm.
Đề cương giữa kì 2 Địa lí 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Địa lí 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT QUẬN...... | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II |
I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Địa lí 10
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Bài 19. Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới.
1. Quy mô dân số: đặc điểm và tình hình phát triển dân số thế giới.
2. Gia tăng dân số:
a. Gia tăng dân số tự nhiên:
- Tỉ suất sinh thô
- Tỉ suất tử thô
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
b. Gia tăng dân số cơ học:
- Tỉ suất nhập cư
- Tỉ suất xuất cư
- Gia tăng dân số cơ học.
c. Gia tăng dân số thực tế.
d. các nhân tố ảnh tác động đến gia tăng dân số
- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
3. Cơ cấu dân số
a. Cơ cấu sinh học:
- Cơ cấu dân số theo giới.
- Cơ cấu dân số theo tuổi.
b. Cơ cấu xã hội:
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
- Cơ cấu dân số theo lao động.
Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
1. Phân bố dân cư:
a. Tình hình phân bố dân cư thế giới.
b. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư.
- Nhân tố tự nhiên.
- Nhân tố kinh tế xã hội.
2. Đô thị hóa
a. Khái niệm.
b. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa.
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.
- Nhân tố kinh tế xã hội.
c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
- Ảnh hưởng tích cực.
- Ảnh hưởng tiêu cực.
Bài 21. Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm.
2. Phân loại.
- Theo nguồn gốc.
- Theo phạm vi lãnh thổ.
3. Vai trò của nguồn lực.
- Các nguồn lực bên trong.
- Các nguồn lực bên ngoài.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Vẽ và nhận xét biểu đồ (vẽ một trong số biểu đồ sau: cột, tròn, kết hợp)
II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Địa lí 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 2. Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là
A. tổng tỉ suất sinh.
B. tỉ suất sinh thô.
C. tỉ suất sinh đặc trưng.
D. tỉ suất sinh chung.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về quy mô dân số thế giới?
A. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
B. Tốc độ tăng dân số khác nhau giữa các giai đoạn.
C. Quy mô dân số thế giới tăng khá đều giữa các nước.
D. Quy mô dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Câu 4. Tỉ suất sinh thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Tự nhiên - sinh học.
B. Biến đổi tự nhiên.
C. Phong tục tập quán.
D. Tâm lí xã hội.
Câu 5. Cơ cấu theo giới không ảnh hưởng đến
A. phân bố sản xuất.
B. đời sống xã hội.
C. phát triển sản xuất.
D. tuổi thọ dân cư.
Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không được thể hiện trong kiểu tháp tuổi mở rộng?
A. Tỉ suất sinh cao.
B. Tuổi thọ thấp.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Già hoá dân số.
Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?
A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.
B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp.
C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.
D. Việc làm, y tế là vấn đề nan giải.
Câu 8. Kiểu tháp tuổi mở rộng thường có ở
A. các nước công nghiệp.
B. các nước phát triển.
C. các nước chậm phát triển.
D. các nước đang phát triển.
Câu 9. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?
A. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
D. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.
Câu 10. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?
A. Vị trí địa lí.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Đường lối chính sách.
Câu 11. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành
A. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội.
B. nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
C. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.
D. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.
Câu 12. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?
A. Vùng kinh tế.
B. Khu chế xuất.
C. Điểm sản xuất.
D. Ngành sản xuất.
Câu 13. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?
A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
C. Khai khoáng.
D. Hộ gia đình.
Câu 14. GNI phản ánh nội lực của
A. nền kinh tế.
B. vốn đầu tư.
C. nguồn lao động.
D. nguồn tài nguyên.
Câu 15. Thổ nhưỡng có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, Địa nuôi.
C. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Câu 16. Điều kiện tự nhiên được coi là
A. tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.
B. nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
C. ít có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
D. nhân tố không tác động đến sự phân bố nông nghiệp.
Câu 17. Cơ sở Địa chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến
A. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
B. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 18. Các Địa nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?
A. Bò, lợn, dê.
B. Trâu, dê, cừu.
C. Lợn, cừu, dê.
D. Gà, lợn, cừu.
Câu 19. Dê là Địa nuôi không phổ biến ở
A. Xu-đăng.
B. Ê-ti-ô-pi.
C. Ni-giê-ri-a.
D. Tây Ban Nha.
Câu 20. Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.
D. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.
Câu 21. Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất
A. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
B. màu mỡ, cần nhiều phân bón.
C. phù sa, cần có nhiều phân bón.
D. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.
Câu 22. Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động nào sau đây?
A. Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
B. Bảo vệ rừng, trồng cây gỗ lớn và khai thác gỗ tròn.
C. Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ.
D. Khai thác rừng tự nhiên, trồng và bảo vệ rừng trồng.
Câu 23. Ngành lâm nghiệp không có hoạt động nào sau đây?
A. Bảo vệ rừng.
B. Tái chế gỗ.
C. Khai thác gỗ.
D. Trồng rừng.
Câu 24. Do con người khai thác quá mức nên hiện nay tài nguyên rừng trên thế giới đang xảy ra tình trạng nào dưới đây?
A. Suy giảm nghiêm trọng.
B. Đang dần được khôi phục.
C. Chất lượng rừng nghèo.
D. Rừng tự nhiên tăng lên.
Câu 25: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là
A. Tây Á.
B. Bắc Phi.
C. Châu Đại Dương.
D. Trung Phi.
Câu 26: Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là
A. Tây Âu.
B. Đông Á.
C. Ca-ri-bê.
D. Nam Âu.
Câu 27: Mật độ dân số được tính bằng
A. Số lao động tính trên đơn vị diện tích.
B. Số dân trên một đơn vị diện tích.
C. Số người sinh ra trên một quốc gia.
D. Dân số trên một diện tích đất canh tác.
Câu 28: Đô thị hóa là một quá trình
A. Tích cực nếu gắn liền với nông nghiệp
B. Tiêu cực nếu gắn liền với công nghiệp
C. Tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa
D. Tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn.
Câu 29: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
A. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.
B. Khu vực Đông Á có mật độ dân số lớn nhất.
C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
D. Châu Phi có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Câu 30: Nguyên nhân dẫn tới tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm là do
A. Số dân châu Âu giảm nhanh.
B. Tốc độ tăng dân số của các châu lục không đồng đều.
C. Dân số các châu lục đều tăng bằng nhau.
D. Số dân châu Phi giảm mạnh.
Câu 31: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
A. Đại bộ phận dân số sống ở châu Á.
B. Dân số châu Á lại có chiều hướng giảm.
C. Giai đoạn 1650 – 2015, dân số châu Á tăng được 6 triệu người.
D. Giai đoạn 1750 – 1850, dân số châu Á đã giảm.
Câu 32: Nhận xét nào sau đây đúng? Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.
C. Mức sống giảm xuống.
D. Số dân nông thôn giảm đi.
Câu 33: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .
Câu 34: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Câu 35: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Trung - Nam Á.
D. Tây Á.
Câu 36: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.
B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Câu 37: Phân bố dân cư phải
A. Phù hợp với điều kiện sống.
B. Phù hợp với giới tính.
C. Phù hợp với tuổi.
D. Phù hợp với trình độ văn hóa.
Câu 38: Châu lục có dân số đông nhất là
A. Châu Phi.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Âu.
Câu 39: Châu lục có dân số thấp nhất là
A. Châu Đại Dương.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Âu.
Câu 40: Vùng thưa dân trên thế giới thường nằm ở
A. Vùng có nhiều bão ven biển.
B. Vùng động đất núi lửa.
C. Các đảo ven bờ.
D. Vùng hoang mạc.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.