Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 7 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 (Cấu trúc mới, có đáp án)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 bao gồm 7 đề kiểm tra có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình
TOP 7 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều được biên soạn gồm 1 đề theo cấu trúc hoàn toàn mới 100% tự luận + 6 đề theo cấu trúc cũ. Hi vọng qua đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề thi cho các bạn học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 10
PHÒNG GD&ĐT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2024 - 2025 MÔN: Ngữ văn lớp 10 |
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRUNG THU
Phiên âm
Trung thu thu nguyệt viên như kính,
Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân.
Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,
Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.
Ngục trung nhân dã thưởng trung thu,
Thu nguyệt thu phong đới điểm sầu.
Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt,
Tâm tuỳ thu nguyệt cộng du du!
Dịch nghĩa
Trăng trung thu tròn như gương,
Chiếu rọi cõi đời, ánh trăng trắng như bạc;
Nhà ai sum họp ăn tết trung thu,
Chẳng quên người trong ngục nuốt sầu.
Người trong ngục cũng thưởng thức trung thu,
Trăng thu, gió thu đều vương sầu;
Không được tự do ngắm trăng thu,
Lòng theo cùng trăng thu vời vợi.
Dịch thơ
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu;
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2021, tr.31)
- Nhật ký trong tù - Ngục trung nhật ký - là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương thời.
- “Trung thu” được xem là hai bài thơ, đánh số thứ tự 22,23 trên tổng số 134 bài
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ.
Câu 3. Nêu tác dụng của nghệ thuật đối trong hai câu sau:
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.
Câu 4. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
Câu 5. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của bài thơ trên với bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Phần II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện trong bài thơ
Câu 2 (4 điểm)
Trước những áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ lựa chọn sống trong vùng an toàn nhưng cũng có nhiều bạn bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
Là một người trẻ, anh/chị lựa chọn cách sống nào? Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) lí giải cho sự lựa chọn đó.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Nhân vật trữ tình: Tác giả (Hồ Chí Minh – người tù cách mạng) | 0,5 |
| 2 | Gieo vần: vần cách | 0,5 |
| 3 | - Nghệ thuật đối: Sum họp nhà ai ăn tết đó >< Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu. + Tạo sự đăng đối, tăng tính gợi hình, gợi cảm + Làm nổi bật hoàn cảnh đáng buồn của Bác: Trong tết trung thu, mọi người được sum họp đoàn viên, nhưng Người phải chịu cảnh giam hãm tù đầy nơi ngục thất. Thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn nhưng vẫn luôn hướng về cuộc sống con người, chia sẻ với niềm vui bình dị của con người. Quá đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân ái bao la của Bác. + Tạo sự đăng đối, tăng tính gợi hình, gợi cảm | 1,0 |
.............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa học kì 2 Văn 10
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
