Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 3 Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa Công nghệ trồng trọt và Thiết kế và công nghệ. Thông qua đề thi Công nghệ 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 Toán 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều.
Bộ đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 Cánh diều năm 2023 - 2024
1. Đề thi giữa kì 2 Thiết kế và công nghệ 10
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 10
TRƯỜNG …….. TỔ SỬ - ĐỊA - CÔNG NGHỆ
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ; LỚP: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi
A. mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.
B. mặt tranh tùy ý.
C. mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
D. mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể.
Câu 2 (NB): Hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng trong các bản vẽ nào?
A. Bản vẽ chi tiết.
B. Bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng.
C. Bản vẽ cơ khí.
D. Bản vẽ lắp.
Câu 3 (NB): Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể
A. mặt phẳng tầm mắt.
B. mặt phẳng vật thể.
C. mặt tranh.
D. điểm nhìn.
Câu 4 (NB): Khi xây dựng hình chiếu phối cảnh, mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là
A. đường chân trời.
B. mặt phẳng vật thể.
C. mặt chiếu.
D. mặt phẳng tầm mắt.
Câu 5 (NB): Đối với ren nhìn thấy, đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 6 (NB): Đối với ren nhìn thấy, đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 7 (NB): Đối với ren nhìn thấy, vòng đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 8 (NB): Đối với ren nhìn thấy, vòng chân ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 9 (NB): Nội dung của bản vẽ lắp là
A. thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
C. thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 10 (NB): Công dụng của bản vẽ chi tiết là
A. thiết kế và chế tạo chi tiết.
B. chế tạo và kiểm tra chi tiết.
C. thiết kế và kiểm tra chi tiết.
D. lắp ráp các chi tiết.
Câu 11 (NB): Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau
A. vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm.
B. bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm.
C. vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm.
D. bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ.
Câu 12 (NB): Nội dung bản vẽ lắp có
A. các hình biểu diễn.
B. kích thước.
C. bảng kê.
D. hình biểu diễn, kích thước, bảng kê.
Câu 13 (TH): Trên bản vẽ chi tiết, hình biểu diễn
A. thể hiện hình dạng chi tiết máy.
B. thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
C. gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 14 (TH): Trên bản vẽ chi tiết, khung tên
A. thể hiện hình dạng chi tiết máy.
B. thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
C. gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 15 (TH): Trên bản vẽ lắp, bảng kê
A. thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm.
B. gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
C. gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 16 (TH): Trên bản vẽ lắp, kích thước
A. thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm.
B. gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
C. gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo.
D. gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 17 (NB): Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 18 (NB): Bước 2 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 19 (NB): Bước 3 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 20 (NB): Bước 4 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là
A. vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh.
B. vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn.
C. vẽ kí hiệu cầu thang các tầng.
D. ghi kích thước.
Câu 21 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, thực đơn là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 22 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, thanh công cụ là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 23 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, vùng đồ họa là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 24 (TH): Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, dòng lệnh là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa.
Câu 25 (TH): Bước đầu tiên của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 26 (TH): Bước thứ hai của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 27 (TH): Bước thứ ba của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
Câu 28 (TH): Bước thứ tư của quy trình vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là
A. vẽ đường chân trời.
B. chọn điểm tụ.
C. vẽ hình chiếu đứng của vật thể.
D. vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.
II.. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29 (VD): Em hãy vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể được cho bằng hai hình chiếu vuông góc ở bên dưới? (2,0 điểm)
Câu 30 (VDC): Một vật thể hình trụ tròn xoay có đường kính 30 (mm), chiều dài 50 (mm). Vật thể có ren ngoài và là ren hệ mét, đường kính đỉnh bằng 30 (mm), đường kính chân ren bằng 25 (mm), chiều dài phần ren 40 (mm). Hãy biểu diễn vật thể đó? (1,0 điểm)
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
I. Trắc nghiệm: (7,0 điểm) mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | A | B | C | A | A | A | A | B | B | B | D | D | A | D |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | B | A | B | C | D | A | B | C | D | A | B | C | D |
Tự luận: (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 29 | Vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
| 2,0 |
Câu 30 | 1,0 |
2. Đề thi giữa kì 2 Công nghệ trồng trọt 10
2.1 Đề thi Công nghệ 10 giữa học kì 2
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Sâu hại là:
A. Động vật không xương sống
B. Thuộc lớp côn trùng
C. Chuyên gây hại cho cây trồng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Sâu hại có loại nào sau đây?
A. Biến thái hoàn toàn
B. Biến thái không hoàn toàn
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Đâu là giai đoạn phát triển của sâu hại biến thái không hoàn toàn?
A. Trứng
B. Sâu non
C. Trưởng thành
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có giai đoạn trứng từ:
A. 3 – 5 ngày
B. 2 – 3 ngày
C. 3 – 4 ngày
D. 4 – 7 ngày
Câu 6. Sâu đục thân ngô có giai đoạn trứng từ:
A. 3 – 5 ngày
B. 2 – 3 ngày
C. 3 – 4 ngày
D. 4 – 7 ngày
Câu 7. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa:
A. Gây hại thành dịch lớn ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trỗ bông
B. Gây hại trên các loại rau họ cải
C. Gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây ăn quả.
D. Gây hại nặng cho ngô
Câu 8. Ruồi đục quả:
A. Gây hại thành dịch lớn ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúa phân hóa đòng, trỗ bông
B. Gây hại trên các loại rau họ cải
C. Gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây ăn quả.
D. Gây hại nặng cho ngô
Câu 9. Nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng là:
A. Do sinh vật
B. Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 10. Hình ảnh nào cho thấy rau bị tuyết phủ?
A. | C. |
B. | D. |
Câu 11. Hình ảnh nào cho thấy cây thiếu canxi?
A. | C. |
B. | D. |
Câu 12. Bệnh do sinh vật:
A. Không có tính lây lan
B. Có khả năng lây lan
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 13. Bệnh xoăn vàng lá cà chua:
A. Do nấm Pyricularia oryzae
B. Do virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
D. Do tuyến trùng gây ra
Câu 14. Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu:
A. Do nấm Pyricularia oryzae
B. Do virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
D. Do tuyến trùng gây ra
Câu 15. Hình ảnh nào sau đây thể hiện bệnh xoăn vàng lá?
A. | C. |
B. | D. |
Câu 16. Hình ảnh nào sau đây thể hiện bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu?
A. | C. |
B. | D. |
Câu 17. Biện pháp canh tác:
A. Làm đất
B. Dùng vợt bắt sâu
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng động vật, thực vật , vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 18. Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh:
A. Làm đất
B. Dùng vợt bắt sâu
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng động vật, thực vật , vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 19. Biện pháp sinh học:
A. Làm đất
B. Dùng vợt bắt sâu
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng động vật, thực vật , vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
Câu 20. Biện pháp hóa học:
A. Làm đất
B. Dùng vợt bắt sâu
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng thuốc hóa học
Câu 21. Bước 1 của quy trình trồng trọt là:
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo hạt, trồng cây
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch
Câu 22. Bước 3 của quy trình trồng trọt là:
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo hạt, trồng cây
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch
Câu 23. Có mấy cách bón phân?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Có cách gieo hạt nào sau đây?
A. Gieo vãi
B. Gieo theo hàng
C. Gieo theo hốc
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Ở địa phương em, mùa nào lúa dễ mắc bệnh đạo ôn? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm). Mô tả phương pháp làm giàn cho cây bầu?
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | C | C | D | A | D | A | C | C | B | D | B |
Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | D | B | D | A | C | D | D | A | C | D | D |
ii. Tự luận
Câu 1 .
Ở địa phương em, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và mức độ gây hại phụ thuộc với điều kiện thời tiết vào giai đoạn lúa ôm đòng trổ (giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (ẩm độ cao, mưa kéo dài...)
Câu 2 .
Mô tả phương pháp làm giàn cho cây bầu:
- Chuẩn bị 4 thanh gỗ làm 4 cọc trụ; 4 cây làm thanh ngang; và khoảng 6 - 8 cây nứa, trúc, hoặc tre chẻ từng thanh.
- Cắm 4 cọc trụ song song với nhau và điều chỉnh độ cao như bạn mong muốn, thường độ cao cho các dòng cây leo như mướp, bầu, bí là khoảng 2 m - 2,5 m.
- Cố định 4 thành ngang chắc chắn bằng dây thép (hoặc có thể tận dụng dây điện cũ cũng rất chắc, bền).
- Lần lượt buộc các cây trúc, nứa hoặc thanh tre lên cho đều ở phía trên cùng.
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | |
Sâu hại cây trồng | Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng | Mô tả được các loại sâu hại | |||
| Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Bệnh hại cây trồng | Trình bày được khái niệm bệnh hại cây trồng | Mô tả được các loại bệnh hại cây trồng | Giải thích bệnh hại cây trồng | ||
| Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng | Trình bày được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng | ||||
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Quy trình trồng trọt | Mô tả các bước trong quy trình trồng trọt | Vận dụng chăm sóc cây trồng | |||
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10