Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Vật lý 10
Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo đề thi minh họa.
Đề cương ôn tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo học kì 1 bao gồm 15 trang giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề cương ôn tập học kì 1 Toán 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lí 10 sách Chân trời sáng tạo
Bài 1.1 Làm quen với vật lí
Nhận biết
Câu 1.1. Quá trình nào sau đây là quá trình phát triển của Vật lí?
A. Vật lí cổ điển Vật lí trung đại Vật lí hiện đại.
B. Tiền vật lí Vật lí cổ đại Vật lí hiện đại.
C. Tiền vật lí Vật lí trung đại Vật lí hiện đại.
D. Tiền vật lí Vật lí cổ điển Vật lí trung đại.
Câu 1.2 Sáng chế vật lí nào sau đây gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Sáng chế ra máy phát điện.
B. Sáng chế ra vật liệu bán dẫn.
C. Sáng chế ra robot.
D. Sáng chế ra máy hơi nước.
Câu 1.3. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là
A. Chuyển động của các loại phương tiện giao thông
B. Năng lượng điện và ứng dụng của năng lượng điện vào đời sống
C. Các ngôi sao và các hành tinh
D. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
Câu 1.4. Những ngành nghiên cứu nào thuộc về vật lí?
A. Cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.
B. Cơ học, nhiệt học, vật chất vô cơ.
C. Điện học, quang học, vật chất hữu cơ.
D. Nhiệt học, quang học, sinh vật học.
Câu 2.1 Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối
Câu 2.2. Lĩnh vực nghiên cứu nào không thuộc về vật lí?
A. Thiên văn học.
B. Nhiệt động lực học.
C. Vật liệu ứng dụng.
D. Thực vật học.
Câu 2.3. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
A. Vật lí học.
B. Công nghệ sinh học.
C. Thiên văn học.
D. Lịch sử nhân loại.
Câu 2.4. Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng của Vật lí là phương pháp
A. mô hình và phương pháp thu thập số liệu.
B. thực nghiệm và phương pháp mô hình
C. thực nghiệm và phương pháp quy nạp.
D. mô hình và phương pháp định tính.
Câu 3.1: Kết quả nghiên cứu: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh là dựa theo phương pháp nào?
A . Phương pháp mô hình.
B. Phương pháp thực nghiệm.
C. Phương pháp suy luận chủ quan.
D. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Câu 3.2. Vật lí là một ngành khoa học
A. độc lập với các ngành khoa học khác.
B. có mối liên hệ với các ngành khoa học, môn học khác.
C. chỉ có mối liên hệ với các lĩnh vực nghiên cứu của toán học.
D. chỉ có mối liên hệ với các lĩnh vực nghiên cứu của hóa học.
Câu 3.3. Lĩnh vực nghiên cứu nào không liên quan đến ngành cơ học trong vật lí?
A. chuyển động của xe máy trên đường.
B. chuyển động của các gợn sóng trên mặt nước.
C. dao động của cái võng, con lắc đồng hồ,...
D. sự co dãn của các bó cơ trong cơ thể động vật.
Câu 3.4. Các phát hiện, phát minh mới của vật lí
A. được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu vũ trụ.
B. được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác.
C. được sử dụng vào các nghiên cứu để tìm ra các thiết bị điện tử mới.
D. được ứng dụng trong y học để nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe con người.
Bài 1.2 Các qui tắc an toàn trong thực hành vật lí
Nhận biết
Câu 4.1. Dòng điện một chiều có kí hiệu là:
A. “-” hoặc màu xanh.
B. DC
C. AC
D. Dấu “ – “.
Câu 4.2. Trong phòng thí nghiệm vật lí, kí hiệu DC hoặc dấu là
A. đầu vào của thiết bị.
B. đầu ra của thiết bị.
C. dòng điện một chiều.
D. dòng điện xay chiều.
Câu 4.3. Hành động nào sau đây không gây nguy hiểm cho người làm thực hành thí nghiệm?
A. Để các kẹp điện gần nhau.
B. Không đeo găng tay cao su khi thực hiện làm ths nghiệm với nhiệt độ cao.
C. Để cồn gần thí nghiệm mạch điện.
D. Khi thí nghiệm với ampe kế cần cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.
Câu 4.4. Hành động nào không tuân thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Trước khi cắm, tháo thiết bị điện, sẽ tắt công tắc nguồn.
B. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không.
C. Bố trí dây điện gọn gàng .
D. Dùng tay không để làm thí nghiệm .
Thông hiểu
Câu 5.1 Khi có sự cố chập cháy dây điện trong khi làm thí nghiệm ở phòng thực hành, điều ta cần làm trước tiên là:
A. Ngắt nguồn điện.
B. Dùng nước để dập tắt đám cháy.
C. Dùng CO2 để dập đám cháy nếu chẳng máy lửa cháy vào quần áo.
D. Thoát ra ngoài.
Câu 5.2. Chọn câu sai về nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí.
A. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
B. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện.
C. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành.
D. Nguy cơ gây tật cận thị ở mắt.
Câu 5.3. Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí?
A. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
B. Tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao.
C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 5.4. Chọn đáp án đúng
A. Dụng cụ thí nghiệm là bình thủy tinh cực kỳ bền nên không lo bị nút, vỡ
B. Việc thực hiện sai
thao tác có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
C. Việc thực hiện sai thao tác cùng lắm là thiết bị sẽ không hoạt động, không gây nguy hiểm tới người sử dụng.
D. Dây điện bị sờn chỉ mất tính thẩm mỹ, ngoài ra không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Bài 1.3 Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
Nhận biết
Câu 6.1. Sai số phép đo bao gồm:
A. Sai số ngẫu nhiên và sai số đơn vị.
B. Sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
C. Sai số hệ thống và sa số đơn vị.
D. Sai số đơn vị và sai số dụng cụ.
Câu 6.2. Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối của từng lần đo là:
A. Trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp.
B. Tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
C. Tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo.
D. Hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp.
Câu 6.3. Sai số phép đo phân thành mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6.4 Chọn đáp án sai:
A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
B. Sai số tuyệt đối của một hiệu bằng hiệu các sai số tuyệt đối của các số hạng.
C. Sai số tỉ đối của một thương bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
D. Sai số tỉ đối của một tích bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
Thông hiểu
Câu 7.1 Em hãy chọn đáp án đúng: Đâu là một phép đo gián tiếp?
A. Phép đo chiều dài của một cái hộp hình chữ nhật.
B. Phép đo chiều rộng của một cái hộp hình chữ nhật.
C. Phép đo chiều cao của một cái hộp hình chữ nhật.
D. Phép đo thể tích của một cái hộp hình chữ nhật.
..............
Bài 2.1 Độ dịch chuyển và quãng đường
Nhận biết
Câu 8.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn khác nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và có đổi chiều.
D. chuyển động thẳng và đổi chiều hai lần.
Câu 8.2. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động thẳng.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều một lần.
D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều hai lần.
Câu 8.3 Em hãy chọn câu sai?
A. Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
B. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng
đường đi được là bằng nhau.
C. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau.
D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau.
Câu 8.4 Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Thông hiểu
Câu 9.1. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương chiều xác định
B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
Câu 9.2. Chọn câu sai ?
A. Độ dời có thể dương hoặc âm
B. Chất điểm đi từ A đến B rồi quay về A thì độ dời bằng không
C. Vecto độ dời có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm
D. Vecto độ dời là vecto nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động
Câu 9.3. Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy rồi tiếp tục đến trường. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?
A. 2km.
B. 4km.
C. 0km.
D. 3km.
Câu 9.4. Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy rồi tiếp tục đến trường. Quãng đường bạn A đi được là
A. 6km.
B. 4km.
C. 0km.
D. 2km.
Câu 10.1. Một học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên dài 30 m. Học sinh bắt đầu xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì quay lại bơi tiếp về đầu bể rồi nghỉ. Quãng đường mà học sinh bơi được là
A. 30 m.
B. 0 m.
C. 60 m.
D. - 60 m.
.............
Tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Vật lí 10