Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 Cánh diều năm 2024 - 2025 hệ thống kiến thức trọng tâm kèm theo một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 Cánh diều được biên soạn rất chi tiết, giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức lý thuyết, làm quen với các dạng bài trọng tâm từ đó ôn luyện đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Tin học 10 Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 10, đề cương ôn tập học kì 1 Văn 10.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 sách Cánh diều
I. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Tin học 10
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
NỘI DUNG: LẬP TRÌNH CƠ BẢN
*Yêu cầu cần đạt:
- Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: hằng, biến, các cấu trúc điều khiển, các toántử, các kiểu dữ liệu chuẩn, và mảng và các câu lệnh vào-ra. Qua đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, rèn luyện được phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
- Viết đượcchương trình có sử dụng chương trình con trong thư viện chuẩn.
- Viếtđược chương trình con biểu diễn một thuật toán đơn giản và viết được chương trình có sử dụng chương trình con này.
- Đọchiểu được chương trình đơn giản.
- Pháthiện và có thể sửa được lỗi của chương trình.
- Viếtvà thực hiện được theo hướng dẫn hoặc theo mẫu chương trình giải quyết bài toán đơn giản.
*Tóm tắt kiến thức:
1. Giới thiệu NNLT bậc cao và Python
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hay hợp ngữ sử dụng một số từ viết tắt (thường là tiếng Anh) không thuận tiện cho việc viết hoặc hiểu.
- Lậptrình bằng ngôn ngữ bậc cao: các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để máy tính có thể hiểu và thực hiện, các chương trình đó cần được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ một chương trình chuyên dụng được gọi là chương trình dịch
- Cácngôn ngữ lập trình bậc như Java, C/C++, Python,... là những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất
- Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm
- Môi trường lập trình Python có 2 chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo.
- Ưu điểm của Python:
+ Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản. Môi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục,…
+ Python có mã nguồn mở nên thu hút nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
+ Các thư viện chương trình phong phú về trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, kĩ thuật robot,… Python là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục
2. Lệnh print trong Python
Trong Python, lệnh print() có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu).
-Cú pháp lệnh print() như sau: print(v1, v2,..., vn) trong đó v1, v2,..., vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.
-Chú ý:
+ Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.
+ Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.
+ Lệnh print() có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời
3. Biến và lệnh gán
Biến là tên (định danh) của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.
Biến trong Python được tạo ra khi thực hiện lệnh gán. Cú pháp của lệnh gán: <biến> = <giá trị>
Khi thực hiện lệnh gán, <giá trị> bên phải sẽ được gán cho <biến>.
Biến trong Python được xác định kiểu dữ liệu tại thời điểm gán giá trị nên không cần khai báo trước kiểu dữ liệu cho biến.
Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như: +, -, *, /, … trên các biến có cùng kiểu dữ liệu. Có thể gán giá trị biểu thức cho biến. Cú pháp: <biến> = <biểu thức>
Khi thực hiện lệnh này, Python sẽ tính giá trị <biểu thức> và gán kết quả cho <biến> (mọi biến có trong
<biểu thức> đều cần được xác định giá trị trước khi gán). Tên biến thường được đặt sao cho dễ nhớ và có ý nghĩa.
Có thể gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến. Cú pháp của lệnh gán đồng thời: <var1>, <var2>, …,
<varn> = <gt1>, <gt2>, …, <gtn> Quy tắc đặt tên biến (định danh):
+ Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”.
+ Không bắt đầu bằng chữ số.
+ Phân biệt chữ hoa và chữ thường.
..........
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 sách Cánh diều