Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 sách KNTT, Cánh diều (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và câu hỏi tự luận.
Đề cương ôn tập Tin học 10 học kì 1 biên soạn bám sát đề thi minh họa 2025 theo 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức. Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 giúp học sinh tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 năm 2024 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Lựa chọn đáp án đúng)
Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Văn bản.
B. Âm thanh.
C. Hình ảnh.
D. Dãy bit.
Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Câu 3. Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu.
B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Hình ảnh, âm thanh.
Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Câu 1. Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính điện tử.
A. Tiêu thụ, sự phát triển.
B. Sự phát triển, tiêu thụ.
C. Sử dụng, tiêu thụ.
D. Sự phát triển, sử dụng.
Câu 2. Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?
A. Máy phát điện.
B. Máy tính điện tử.
C. Đồng hồ.
D. Động cơ hơi nước.
Câu 3. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?
A. Khi dịch một tài liệu.
B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.
C. Khi chuẩn đoán bệnh.
D. Khi phân tích tâm lí một con người.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
B. Công cụ xử lí thông tin.
C. Giải trí.
D. Tất cả phương án trên.
Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Câu 1. Phạm vi sử dụng của internet là?
A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong cơ quan.
C. Chỉ ở trên máy tính và điện thoại.
D. Toàn cầu.
Câu 2. Điện thoại thông minh được kết nối internet bằng cách nào?
A. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G.
B. Kết nối gián tiếp qua wifi.
C. Cả A và B.
D. Không thể kết nối.
Câu 3. Theo phạm vi địa lí, mạng máy tính chia thành mấy loại?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 4. Mạng cục bộ viết tắt là gì?
A. LAN.
B. WAN.
C. MCB.
D. Không có kí tự viết tắt.
Bài 9: An toàn trong không gian mạng
Câu 1. Khi truy cập mạng, mọi người có thể bị kẻ xấu lợi dụng, ăn cắp thông tin hay không?
A. Có.
B. Không.
C. Tùy trường hợp.
D. Không thể.
Câu 2. Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?
A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.
B. Giữ máy tính không nhiễm phần mềm gián điệp.
C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.
Câu 3. Biện pháp nào phòng chống hành vi bắt nạt trên mạng?
A. Không kết bạn dễ dãi trên mạng.
B. Không trả lời thư từ với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.
C. Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4. Theo cơ chế lây nhiễm, có mấy loại phần mềm độc hại?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Bài 11: Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Câu 1. Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?
A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.
B. Gửi thư rác, tin rác.
C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Tùy theo nội dung và hậu quả.
D. Không vi phạm.
Câu 3. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?
A. Vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Cả A và B.
D. Không vi phạm.
Câu 4. Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?
A. Tranh luận trên Facebook.
B. Gửi thư điện tử.
C. Đăng bài viết, ảnh không đúng về cá nhân khác.
D. Cả 3 ý trên.
..........
II. Trắc nghiệm Lựa chọn đúng sai
Câu 1: Trợ thủ số cá nhân (PDA) là thiết bị tích hợp nhiều chức năng và phần mềm ứng dụng hữu ích khác nhau. Các phát biểu dưới đây nói về trợ thủ cá nhân đúng hay sai
A. Phần lớn các PDA dạng điện thoại di động và máy tính bảng hiện nay đều chạy trên 2 hệ điều hành là iOS của hãng Apple và Android của hãng Google Đúng
B. PDA thường cung cấp các tính năng như: Quản lý lịch làm việc, sự kiện, quản lý danh bạ, liên lạc, ghi chú, thực hiện các tác vụ tự động thông qua lệnh (có thể là giọng nói, thao tác cảm ứng, hoặc nhập liệu), kết nối Internet và các dịch vụ trực tuyến Đúng
C. Các tính năng tập trung vào giải trí phức tạp, sáng tạo, phát triển phần mềm, quản lý hệ thống là chức năng của trợ thủ số cá nhân. Sai
D. Các PDA giúp viết mã phức tạp hoặc tạo ứng dụng mới. Sai
Câu 2. Cho hai dãy bit A và B:
A=1001
B=11
a) Dãy bit A biểu diễn số 1001 ở hệ thập phân. Sai
b) Nếu giảm bit cuối cùng bên phải của dãy bit A đi 1 dơn vị thì giá trị của dãy bit A tương ứng trong hệ thập phân cũng giảm đi 1 đơn vị. Đúng
c) Kết quả của phép cộng hai dãy bit A và B là dãy bit 1100. Đúng
d) Kết quả của phép toán A AND B OR A là 1001. Đúng
Câu 3. Trong máy tính, thông tin dạng văn bản, âm thanh hay ảnh,... đều được mã Tin dưới dạng dãy bit để lưu trữ và xử lý.
a) Bảng mã Unicode là bảng mã phổ biến hiện nay được sử dụng để mã Tin văn bản. đúng
b) Khi số hoá âm thanh, chu kì lấy mẫu tăng thì lượng thông tin lưu trữ giảm. đúng
c) Mỗi màu cơ bản trong hệ màu RGB được biểu diễn bởi một dãy bit với độ dài khác nhau. sai
d) Trong bảng mã ASCII mở rộng, biết kí tự "A" có mã thập phân là 65 , vậy kí tự " D " có mã thập phân là 70. Sai
Câu 4. Các dịch vụ đám mây cơ bản nói chung đều chủ yếu liên quan tới việc cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng.
A. Người ta chia phần mềm thành 2 nhóm: phần mềm ứng dụng và phần mềm nền tảng Đúng
B. Phần mềm soạn thảo Google Docshay phần mềm tạo lớp học ảo Zoom là phần mềm nền tảng. Sai
C. Các tổ chức làm tin học thường thuê cả một hệ thống các phần mềm nền tảng để phát triển các phần mềm ứng dụng. Đúng
D. SaaS, PaaS và IaaS là các loại dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây. Đúng
Câu 5: Ứng xử có văn Tin trên môi trường số là việc sử dụng các thiết bị số và ứng dụng trực tuyến một cách an toàn, trách nhiệm và tôn trọng người khác.
a) Gửi email cho người khác bằng chữ in hoa toàn bộ là hành vi lịch sự. S
b) Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không được phép là vi phạm quyền riêng tư.Đ
c) Nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng khi giao tiếp trên môi trường số.Đ
d) Không nên kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ trên mạng xã hội.S
............
Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 10 Cánh diều
I. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Tin học 10
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
NỘI DUNG: LẬP TRÌNH CƠ BẢN
*Yêu cầu cần đạt:
- Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: hằng, biến, các cấu trúc điều khiển, các toántử, các kiểu dữ liệu chuẩn, và mảng và các câu lệnh vào-ra. Qua đó phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, rèn luyện được phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
- Viết đượcchương trình có sử dụng chương trình con trong thư viện chuẩn.
- Viếtđược chương trình con biểu diễn một thuật toán đơn giản và viết được chương trình có sử dụng chương trình con này.
- Đọchiểu được chương trình đơn giản.
- Pháthiện và có thể sửa được lỗi của chương trình.
- Viếtvà thực hiện được theo hướng dẫn hoặc theo mẫu chương trình giải quyết bài toán đơn giản.
*Tóm tắt kiến thức:
1. Giới thiệu NNLT bậc cao và Python
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hay hợp ngữ sử dụng một số từ viết tắt (thường là tiếng Anh) không thuận tiện cho việc viết hoặc hiểu.
- Lậptrình bằng ngôn ngữ bậc cao: các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để máy tính có thể hiểu và thực hiện, các chương trình đó cần được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ một chương trình chuyên dụng được gọi là chương trình dịch
- Cácngôn ngữ lập trình bậc như Java, C/C++, Python,... là những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất
- Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm
- Môi trường lập trình Python có 2 chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo.
- Ưu điểm của Python:
+ Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản. Môi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục,…
+ Python có mã nguồn mở nên thu hút nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
+ Các thư viện chương trình phong phú về trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, kĩ thuật robot,… Python là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục
2. Lệnh print trong Python
Trong Python, lệnh print() có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu).
-Cú pháp lệnh print() như sau: print(v1, v2,..., vn) trong đó v1, v2,..., vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.
-Chú ý:
+ Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.
+ Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.
+ Lệnh print() có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời
3. Biến và lệnh gán
Biến là tên (định danh) của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.
Biến trong Python được tạo ra khi thực hiện lệnh gán. Cú pháp của lệnh gán: <biến> = <giá trị>
Khi thực hiện lệnh gán, <giá trị> bên phải sẽ được gán cho <biến>.
Biến trong Python được xác định kiểu dữ liệu tại thời điểm gán giá trị nên không cần khai báo trước kiểu dữ liệu cho biến.
Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như: +, -, *, /, … trên các biến có cùng kiểu dữ liệu. Có thể gán giá trị biểu thức cho biến. Cú pháp: <biến> = <biểu thức>
Khi thực hiện lệnh này, Python sẽ tính giá trị <biểu thức> và gán kết quả cho <biến> (mọi biến có trong
<biểu thức> đều cần được xác định giá trị trước khi gán). Tên biến thường được đặt sao cho dễ nhớ và có ý nghĩa.
Có thể gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến. Cú pháp của lệnh gán đồng thời: <var1>, <var2>, …,
<varn> = <gt1>, <gt2>, …, <gtn> Quy tắc đặt tên biến (định danh):
+ Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”.
+ Không bắt đầu bằng chữ số.
+ Phân biệt chữ hoa và chữ thường.
..........
Tải file tài liệu để xem Đề cương ôn tập cuối kì 1 Tin học 10