Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 14 Đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 1 (Có đáp án, ma trận)
Bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 năm 2024 - 2025 gồm 14 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 10 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
TOP 14 đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10, bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh.
Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 10 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều
1. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT… TRƯỜNG THPT… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 -2025 Thời gian làm bài: ……. phút |
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
A. Khách quan.
B. Khách quan, trung thực.
C. Trung thực.
D. Nhân văn, tiến bộ.
Câu 2. Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim (cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai) có tác dụng nào sau đây?
A. Thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống.
B. Dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học.
C. Dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
D. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Câu 3. Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Thào Đồng Đào Thịnh.
D. Sách Lịch Sử lớp 10.
Câu 4. Chữ San-xcrít được người Ấn Độ cải biên trên cơ sở
A. chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi.
B. chữ Rô-ma, chữ số La Mã.
C. chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
D. chữ cái Latinh và chữ cái Phê-ni-xi.
Câu 5. Tôn giáo cổ xưa và được coi là chính thống giáo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là
A. Nho giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Cơ Đốc giáo.
D. Phật giáo.
Câu 6. Đền thờ thần Dớt là thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực
A. xây dựng.
B. hội họa.
C. điêu khắc.
D. kiến trúc.
Câu 7. Khái niệm nào sau đây là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
B. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
C. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
D. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp.
Câu 9. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích nào sau đây?
A. Làm vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp vô sản đang lên.
B. Xây dựng nền văn hóa mới, phù hợp của giai cấp tư sản.
C. Bảo vệ cho sự thống trị bền vững của giai cấp quý tộc.
D. Khôi phục tinh hoa văn hóa của phương Đông thời cổ đại.
Câu 10. Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Hoa vào thời cổ-trung đại mà thế giới vẫn còn tiếp tục sử dụng đến ngày nay là
A. kĩ thuật làm giấy
B. toán hình.
C. thuyết nguyên tử.
D. số không (0).
Câu 11. Hen-ri Pho (ở nước Mĩ) được mệnh danh là
A. “Ông vua dầu mỏ”.
B. “Ông vua xe hơi”.
C. “Ông vua xe lửa”.
D. “Ông vua thép”.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
B. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
C. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.
Câu 13. Lịch sử cung cấp cho con người:
A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai
B. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ
C. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
D. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
Câu 14. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành
A. giao thông vận tải.
B. luyện kim.
C. khai thác mỏ.
D. dệt.
Câu 15. Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?
A. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.
B. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
C. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có.
D. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”,
“giá trị nổi bật”
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Em hãy giải thích khái niệm văn hóa?. Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam.
Câu 2. (3 điểm) Phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên. Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.
Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. B | 6. D | 11. B |
2. C | 7. A | 12. C |
3. D | 8. D | 13. C |
4. A | 9. B | 14. D |
5. C | 10. A | 15. D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy giải thích khái niệm văn hóa.
Văn hóa: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hóa tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.
Liên hệ và cho biết ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông đối với Việt Nam.
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm, có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam . Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn…
+ Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến nền văn minh Đại Việt (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…)
Câu 2. Phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
+ Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yêu tố gốc cấu thành di tích", hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật" của di sản, dựa trên cơ sở các sử liệu và phương pháp khoa học.
+ Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững
Ở địa phương em đang học tập, sinh sống có di sản văn hoá, di sản thiên nhiên nào? Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên đó.
Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn
- Đề ra phương án khai thác và bảo tồn di sản văn hóa một cách phù hợp, đúng đắn dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học
-Nâng cao ý thức của người dân trong việc phát huy, bảo tồn di sản văn hóa…
-Quảng bá di sản
........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 10
2. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT… TRƯỜNG THPT… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 -2025 Thời gian làm bài: ……. phút |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm).
Câu 1. Bản chất của phong trào Văn hóa Phục hưng là:
A. cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn.
B. cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản.
C. cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
D. cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.
Câu 2. Về chữ viết, người Hy Lạp – La Mã cổ đại đã sáng tạo ra:
A. chữ La-tinh.
B. chữ Hán.
C. chữ giáp cốt.
D. chữ tượng hình.
Câu 3. Những thành tựu khoa học – kỹ thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học, kỹ thuật phương Đông cổ đại.
B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.
D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kỹ thuật thế giới giai đoạn sau.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại là:
A. nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây.
B. ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ.
C. quê hương của nhiều nhà triết học nổi tiếng của phương Tây.
D. cuộc đấu tranh giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật và duy tâm.
Câu 5. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
C. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.
D. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.
Câu 6. Vì sao Thế vận hội (Ô-lim-pic) còn được tiếp tục duy trì cho đến ngày này?
A. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.
B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
C. Đề cao giá trị văn hóa và tinh thần của Hy Lạp.
D. Đề cao sự bình đẳng, tinh thần hòa bình, đoàn kết giữa các quốc gia.
Câu 7. Các học thuyết tư tưởng, tôn giáo ra đời ở Trung Hoa thời cổ - trung đại nhằm mục đích:
A. phục vụ cho quá trình xâm lược của các triều đại.
B. giải thích về thế giới và các biện pháp cai trị đất nước.
C. giải thích sự ra đời của con người trên thế giới.
D. hướng con người đến cuộc sống trường sinh, bất tử.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng khi nói về thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại thúc đẩy nhân loại tiến lên thời kỳ văn minh công nghiệp.
B. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
C. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại khởi đầu thời kỳ văn minh nông nghiệp trên toàn thế giới.
D. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại là cơ sở hình thành hai nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa.
Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?
A. Lãnh chúa và nông nô.
B. Địa chủ và nông dân.
C. Tư sản và vô sản.
D. Tư sản và tiểu tư sản.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm về tôn giáo của người Hy Lạp-La Mã cổ đại?
A. Thường xuyên hiến tế.
B. Tín ngưỡng thờ đa thần.
C. Chỉ thờ độc tôn một vị thần.
D. Cầu nguyện và tổ chức lễ hội.
Câu 11. Các tác phẩm văn học của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn...?
A. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về sự sinh sống, săn bắt của nhiều nền văn minh khác trong nhân loại.
B. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của những nền văn minh khác.
C. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của hai nền văn minh Hy Lạp – La Mã.
D. Là nguồn tư liệu để tìm hiểu lịch sử của loài người.
Câu 12. Văn hóa Phục hưng được hiểu là phong trào
A. phục hưng lại các giá trị văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại.
B. phục hưng thành tựu và giá trị văn hóa Hy Lạp-La Mã và sáng tạo nền văn hóa mới.
C. khôi phục lại tinh hoa văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
D. khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa phương Đông cổ đại.
Câu 13. Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim (cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai) có tác dụng nào sau đây?
A. Thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống.
B. Dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học.
C. Dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
D. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Câu 14. Phát minh kĩ thuật nào sau đây trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII – XIX) đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Máy kéo sợi Gien-ni.
B. Máy tính điện tử.
C. Máy hơi nước.
D. Động cơ đốt trong.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước ở Anh (1784)?
A. Mở đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Anh.
B. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng vượt bậc.
C. Tạo ra động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.
D. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc.
Câu 16. Các tác phẩm văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại chứa đựng những giá trị về:
A. các công trình kiến trúc thời xưa.
B. miêu tả vẻ đẹp của các địa danh đất nước.
C. nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.
D. các chiến công của các anh hùng dân tộc.
Câu 17. Nội dung nào sau đây thuộc tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại?
A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
B. Ủng hộ sự tồn tại của chế độ phong kiến.
C. Đề cao Cơ Đốc giáo và Giáo hoàng.
D. Ủng hộ triết học kinh việc của Giáo hội.
Câu 18. Việc kĩ sư Ét – mơn Các-rai (Anh) chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước (1785) đã dẫn đến kết quả gì?
A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết.
B. Năng suất của người thợ dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
C. Lao động bằng tay chân hoàn toàn được thay thế bằng máy móc.
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước Anh.
Câu 19. Động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa XVIII – đầu XIX) là:
A. nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất.
B. nhu cầu trao đổi giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
C. nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề thủ công.
Câu 20. Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian về những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
1. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
2. Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy Gien-ni.
3. Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
A. 2,3,1.
B. 2,1,3.
C. 1,2,3.
D. 3,1,2.
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Về phong trào Văn hóa Phục hưng thời kì Trung đại, anh (chị) hãy:
a. Trình bày nội dung và thành tựu của phong trào.
b. Vì sao giai cấp tư sản lại chọn văn minh Hy Lạp – La Mã làm cơ sở cho nền văn minh của mình?
Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | A | D | D | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | B | C | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | B | C | C | A |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | C | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
a) Trình bày nội dung và thành tựu của phong trào.
Nội dung:
- Khôi phục tinh hoa văn hóa cổ đại Hy Lạp-Rô ma, xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
- Đề cao giá trị chân chính của con người, đòi tự do cá nhân, tinh thần dân tộc nảy nở.
- Coi trọng khoa học kỹ thuật, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến.
Thành tựu:
Thành tựu văn hoá Phục hưng được thể hiện trên các lĩnh vực Văn học; Hội họa, kiến trúc, điêu khắc; Khoa học, kỹ thuật; Tư tưởng.
Văn học: - Văn học thời kỳ này đạt nhiều thành tựu trên cả ba lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, kịch.
- Các nhà thơ tiêu biểu như Đan-tê A-li-ghê-ri với Thần Khúc, Cuộc đời mới; Tiểu thuyết có Giô-van-ni Bô-ca-xi- ô với tp Mười ngày, Xéc-van-téc với Đôn-ki-hô-tê… Kịch có Sếch-xpia với tác phẩm nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:
- Những thành tựu về hội họa, kiến trúc, điêu khắc thời kỳ Phục hưng bắt đầu từ Italia và lan rộng khắp Châu Âu. Đến thế kỷ XV – XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc, trong đó tiêu biểu là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với tác phẩm Nàng Mô-na-li-sa, Bữa tiệc cuối cùng, Mi-ken-lăng-giơ với tác phẩm Tượng Đa vit, Trường học Aten
+ Kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ như Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, Nhà thờ Thánh Pi-tơ
Khoa học, kỹ thuật:
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.
- Lĩnh vực khoa học nổi bật nhất là Thiên văn học với các nhà khoa học vĩ đại như Cô-pec-nich với thuyết Nhật tâm, Bru-nô với việc chứng minh Mặt trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ, Ga-li-lê với việc chế tạo ra kính thiên văn để quan sát bầu trời.
- Kỹ thuật có nhiều tiến bộ trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí, chế tạo máy móc, sử dụng sức nước trong sản xuất.
Tư tưởng:
- Tư tưởng phát triển đặc biệt là triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ…, những chuyển biến trên phương diện tư tưởng đã có tác động to lớn tới tình hình chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.
b) Vì sao giai cấp tư sản lại chọn văn minh Hy Lạp – La Mã làm cơ sở cho nền văn minh của mình?
- Văn minh Hy Lạp – La Mã đề cao sự tự do cá nhân, sự phát triển của nghệ thuật… phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Văn minh Hy Lạp – La Mã đạt tới trình độ khái quát hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học tự nhiên, xuất hiện những quy luật định lý, định đề… đặt nền móng cho khoa học sau này.
- Ngoài ra, văn minh Hy Lạp – La Mã còn là vũ khí để giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
,.............
3. Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT… TRƯỜNG THPT… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024 -2025 Thời gian làm bài: ……. phút |
A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm).
Câu 1. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng trong thời kì
A. phương Đông cổ đạ
B. văn hóa Phục hưng
C. phương Tây hiện đại.
D. cổ đại Hy Lap - La Mã.
Câu 2. Đấu trường Cô-li-dê là thành tựu của người Hy Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực
A. hội họa.
B. kiến trúc.
C. xây dựng
D. điêu khắc.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không được xem là biện pháp để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa
A. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
B. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
C. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản.
D. Làm mới lại các di sản văn hóa đang bị xuống cấp.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
A. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
B. Nhận thức, giáo dục và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo.
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.
Câu 5. Người Hi Lạp-La Mã cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào
A. Trái Đất có hình quả cầu và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
C. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất có hình quả cầu và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
Câu 6. Năm 776 TCN, tại đền thờ thần Dớt ở Ô-lim-pi-a (Hy Lạp) đã diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Chính quyền La Mã chính thức công nhận Cơ Đốc giáo.
B. Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo bùng nổ.
C. Đại hội Ô-lim-píc đầu tiên được tổ chức
D. Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a tại A- ten.
Câu 7. Khái niệm nào sau đây là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người
Câu 8. Về nghệ thuật, người Hy Lạp – La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ nào dưới đây?
A. Xây chùa.
B. Sân khấu.
C. Kiến trúc.
D. Dân gian.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về khái niệm văn minh?
A. Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần.
B. Văn minh là sự chuyển hóa thành công từ vượn thành người
C. Văn minh là sự phát triển rất cao về giáo dục và văn hóa.
D. Văn minh là sự đi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Câu 10. Ngành nào sau đây đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia?
A. Dịch vụ.
B. Kiến trúc.
C. Kinh tế.
D. Du lịch.
Câu 11. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, khi tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải
A. sáng tạo, đổi mới và điều chỉnh.
B. chủ động tiếp thu có chọn lọc
C. chú trọng văn hóa phương Tây.
D. tiếp thu một cách toàn diện.
Câu 12. Năm 1784, Giêm Oát (Anh) đã
A. chế tạo thành công đầu máy xe lửa nướ
c. B. phát minh ra máy dệt chạy bằng sức
C. phát minh ra máy hơi nước
D. sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 13. Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) là
A. đầu máy xe lửa.
B. máy hơi nước.
C. bóng đèn sợi đốt trong.
D. con thoi bay.
Câu 14. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào sau đây?
A. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải.
B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc.
D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải.
Câu 15. Một trong những hệ quả tiêu cực của các cách mạng công nghiệp thời cận đại là
A. cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
B. sự ra đời của nhiều trung tâm công nghiệp mới
C. những chuyển biến lớn lao trong đời sống văn hóa.
D. nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh.
B/ TỰ LUẬN ( 5.0 điểm).
Câu 1. Nêu những nội dung cơ bản văn hoá thời kì phục hưng ? ( 2 điểm )
Câu 2. Trình bày những thành tựu cơ bản của cách mạng cộng nghiệp lần thứ nhất ? cách mạng công nghiệp đã tạo ra một số tác động tiêu cực như thế nào cho nhân loại? (3điểm)
Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10
i. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. B | 6. C | 11. B |
2. B | 7. D | 12. C |
3. D | 8. C | 13. C |
4. B | 9. A | 14. A |
5. D | 10. D | 15. A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu những nội dung cơ bản văn hoá thời kì phục hưng :
-Văn học : đạt thành tựu trên 3 lĩnh vực thơ ,tiểu thuyết ,kịch tiếng Sếch –xpia
- Hội hoạ ,kiến trúc ,điêu khắc : điêu khắc thời kì phục hưng bắt đầu từ Italia,tiểu biểu nhất là : Lê –ô –na đờ Vanh –xi kiến trúc vương cung thánh đường phê –rô,nhà thờ thánh(ở pi-tơ va –ti-căng)
- kỉ thuật : có nhiều tiến bộ nghành luyện kim ,khai mỏ,đóng tàu ,chế tạo vũ khí
-Tư tưởng : triết học duy vật ,đề cao giá trị con người ,quyền tự do cá nhân…
Giai cấp tư sản chống lại phong kiến lỗi thời
Câu 2. Thành tựu cơ bản của cách mạng cộng nghiệp lần thứ nhất -1773 con thoi bay( Giôn cay )
-1769 máy kéo sợi chạy bằng sức nước năng suất tăng 14 lần
-1784 máy hơi nước Giêm Oát là phát minh quan trọng nhất - Tiến bộ kĩ thuật: ngành dệt, luyện kim và giao thông vận tải
- Cách mạng công nghiệp Anh lan sang các quốc gia châu Âu và Mỹ.
+ Mỹ: 1907 Tàu thủy chạy bằng hơi nước (Rô-bớt Phơn-tơn)
+ Bỉ: Đầu TK XIX, quá trình công nghiệp hóa diễn ra.trọng tâm luyện kim
+ Pháp: Giữa TK XIX, trở thành nước công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một số tiêu cực và thảm hoạ nhân loại như :
- Ô nhiễm môi trường
- Bóc lột lao động trẻ em phụ nữ
- Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa
- Thảm hoạ vũ khí hạt nhân, động đất ,sóng thần ,lũ lụt ,dịch bệnh
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10