Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 10
Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 - 2024 đạt kết quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ
1. Hệ thống kĩ thuật
- Là hệ thống gồm các phân tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí có thể liên hệ với nhau để thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
- Gồm 3 thành phần: đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí
- Gồm 2 loại: hệ thống kĩ thuật mạch hở và mạch kín
2. Công nghệ phổ biến và công nghệ mới
- Công nghệ phổ biến
+ Công nghệ luyện kim: Là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
+ Công nghệ đúc: Là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sản phẩm thu được có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu.
+ Công nghệ gia công cắt gọt: Là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
+ Công nghệ gia công áp lực: Là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
+ Công nghệ hàn: Là nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn. Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo rắn thông qua lực ép.
+ Công nghệ sản xuất điện năng: Là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng.
+ Công nghệ điện quang: Là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng
+ Công nghệ điện cơ: là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng.
+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa: Là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
+ Công nghệ truyền thông không dây: Là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.
- Công nghệ mới: Là công nghệ có giải pháp kĩ thuật phát triển hơn so với công nghệ hiện tại ở một lĩnh vực trong cuộc sống hoặc trong sản xuất.
+ Công nghệ vật liệu nano
+ Công nghệ CAD/CAM/CNC
+ Công nghệ in 3D
+ Công nghệ năng lượng tái tạo
+ Công nghệ trí tuệ nhân tạo
3. Cách mạng công nghệ và ngành nghề liên quan
- Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất khu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội.
- Các cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Động cơ hơi nước và cơ giới hóa
+ Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt
+ Công nghệ thông tin và tự động hóa
+ Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.
- Một số ngành nghề kĩ thuật, công nghệ
+ Ngành cơ khí: sửa chữa, cơ khí chế tạo, chế tạo khuôn mẫu, hàn, …
+ Ngành điện, điện tử, viễn thông
CHỦ ĐỀ 2: CÁC HÌNH CHIẾU TRONG BẢN VẼ KĨ THUẬT
1. Hình chiếu vuông góc
- Bước 1: Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu
- Bước 2: Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh
- Bước 3: Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh
- Bước 4: Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.
2. Hình cắt và mặt cắt
- Mặt cắt: biểu diễn thiết diện ngang của vật thể. Gồm hình cắt toàn bộ, bán phần và cục bộ
- Hình cắt: thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể. Gồm mặt cắt rời và mặt cắt chập
- Cách vẽ:
+ Bước 1: Đọc bản vẽ các hình chiếu vuông góc
+ Bước 2: Xác định vị trí cắt
+ Bước 3: Vẽ hình cắt, mặt cắt
3. Hình chiếu trục đo
- Xây dựng hình chiếu trục đo:
+ Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể với ba trục tọa độ ứng với chiều dài, rộng, cao của vật thể.
+ Chiếu vật thể cùng hệ trục tọa độ Oxyz lên mặt phẳng hình chiếu P theo phương chiếu l.
+ Thu được hình chiếu vật thể và hình chiếu hệ trục tọa độ là O’x’y’z’. Hình chiếu vật thể gọi là hình chiếu trục đo.
- Cách vẽ:
+ Bước 1: Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể, vẽ phác hình dáng không gian của vật thể.
+ Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể.
+ Bước 3: Vẽ các thành phần của vật thể
+ Bước 4: Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm cạnh thấy.
4. Hình chiếu phối cảnh
- Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm với tâm chiếu là điểm nhìn, mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng được gọi là mặt tranh.
- Đặc điểm cơ bản: tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách xa gần giống như quan sát thực tế.
- Ứng dụng: biểu diễn nhà cửa, cầu đường, đê đập,…
- Phân loại theo điểm tụ:
+ Hình chiếu phổi cảnh 1 điểm tụ: mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
+ Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ: mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể.
+ Hình chiếu phối cảnh 3 điểm tụ ít được nói đến.
- Cách vẽ:
+ Bước 1: Vẽ đường chân trời
+ Bước 2: Chọn điểm tụ
+ Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể
+ Bước 4: Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường vuông góc với mặt tranh
+ Bước 5: Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh
+ Bước 6: Hoàn thiện hình
B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Tiêu chí nào dưới đây không phải là một trong bốn tiêu chí cơ bản khi đánh giá công nghệ?
A. Tiêu chí về môi trường.
B. Tiêu chí về kinh tế.
C. Tiêu chí về ăn mòn.
D. Tiêu chí về hiệu quả.
Câu 2. Cấu trúc của một hệ thống kỹ thuật có 3 thành phần chính là: đầu vào, đầu ra và
A. bộ phận khuếch đại.
B. bộ phận xử lý.
C. bộ phận phản hồi.
D. bộ phận truyền tải.
Câu 3. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào dùng cấu trúc hệ thống kĩ thuật của mạch kín?
A. Máy tăng âm.
B. Máy xát gạo.
C. Máy điều hòa nhiệt độ.
D. Máy xay sinh tố.
Câu 4. HCVG là hình biểu diễn được xây dựng bằng
A. Phép chiếu song song
B. Phép chiếu xuyên tâm.
C. Phép chiếu vuông góc.
D. Phép chiếu lập thể.
Câu 5. Công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác gọi là công nghệ
A. Luyện kim.
B. Sản xuất điện năng.
C. Điện – cơ.
D. Truyền thông không dây.
Câu 6. Vật thể nào sau đây có ba hình chiếu vuông góc là hình tròn?
A. Khối cầu.
B. Khối trụ tròn.
C. Khối lập phương.
D. Khối chóp cụt.
Câu 7. Công nghệ đúc kim loại được hiểu là
A. Dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
B. Điều chế kim loại, hợp kim.
C. Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phôi nhờ tác dụng tự cắt.
D. Nấu kim loại thành trạng thái lỏng rồi rót vào khuôn.
Câu 8. Chọn đáp án đúng: Những tác động tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên
A. Khai thác vàng làm ô nhiễm nguồn nước, sạt lỡ núi.
B. Nhiều người nghiện game, nghiện mạng xã hội
C. Mạng xã hội càng phát triển, càng khiến con người xa cách nhau hơn.
D. Sử dụng điện bằng tấm pin năng lượng mặt trời.
Câu 9. Năng lượng hơi nước và cơ giới hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp. Đây là đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 10. Đối với học sinh, được sử dụng điện thoại thông minh trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Truy cập internet cho việc học tập
B. Truy cập vào trang web không hợp lứa tuổi.
C. Xem phim trong thời gian dài.
D. Chơi trò chơi điện tử trong thời gian dài.
Câu 11. Công nghệ nào được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế thời trang?
A. Công nghệ nano.
B. Công nghệ in 3D.
C. Công nghệ CAD/CAM/CNC.
D. Công nghệ năng lượng tái tạo.
Câu 12. Bếp từ luôn là lựa chọn hàng đầu vì
A. Khoảng điều chỉnh nhiệt lượng lớn, an toàn cháy nổ.
B. Khoảng điều chỉnh nhiệt lượng nhỏ, dễ cháy nổ.
C. Tính thẩm mĩ không cao.
D. Gây ô nhiễm môi trường.
Câu 13. Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ gì?
A. Nguyên hình.
B. Phóng to.
C. Không xác định được.
D. Thu nhỏ.
Câu 14. Sản phẩm của công nghệ đúc có thể sử dụng ngay gọi là gì?
A. Vật Mẫu
B. Phôi
C. Phôi đúc
D. Chi tiết đúc
Câu 15. Hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy gọi là
A. khoa học.
B. công nghệ.
C. kĩ thuật.
D. kinh tế.
Câu 16. Công nghệ nào sau đây không thuộc công nghệ mới?
A. Công nghệ nano.
B. Công nghệ robot thông minh.
C. Công nghệ in 3D.
D. Công nghệ truyền tải điện.
Câu 17. Công nghệ có giải pháp kĩ thuật phát triển hơn so với công nghệ hiện tại ở một lĩnh vực trong cuộc sống hoặc trong sản xuất là
A. Công nghệ điều khiển.
B. Công nghệ mới.
C. Công nghệ tự động hóa.
D. Công nghệ điện cơ.
Câu 18. Công nghệ nào sau đây không thuộc nhóm luyện kim, cơ khí?
A. Luyện kim.
B. Điện – quang.
C. Đúc.
D. Gia công áp lực.
Câu 19. Nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý của toán học và khoa học để thiết kế, phát triễn và đánh giá vận hành hệ thống điện, điện tử và viễn thông.
A. Điện, điện tử và viễn thông.
B. Cơ khí.
C. Công nghiệp hóa
D. Điện dân dụng.
Câu 20. Để đánh giá sản phẩm công nghệ người ta không dùng tiêu chí nào sau đây?
A. Tính năng của sản phẩm.
B. Giá thành của sản phẩm.
C. Cấu tạo của sản phẩm.
D. Số lượng chi tiết cấu thành nên sản phẩm.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. Nếu được quyết định mua một chiếc quạt cây cho phòng khách của gia đình, em sẽ quyết định mua của hãng nào? Hãy lập luận sự lựa chọn của em?
Câu 2. Em hãy vẽ cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ giấy A0?
Câu 3. Khái niệm, vai trò của bản vẽ kỹ thuật?