Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDKTPL 10 (Có đáp án, ma trận)
Bộ đề thi cuối kì 1 GDKT&PL 10 Cánh diều năm 2024 - 2025 gồm 4 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 GDKT&PL 10 Cánh diều có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
TOP 4 đề kiểm tra GDKT&PL 10 Cánh diều học kì 1 được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều, bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Cánh diều.
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 1
1.1 Đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hoạt động mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là
A. hoạt động tiêu dùng.
B. hoạt động sản xuất.
C. phân phối sản phẩm.
D. tiêu thụ hàng hóa.
Câu 2. Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
D. Chức năng điều khiển.
Câu 3. Phương án nào sau đây không thuộc thị trường tư liệu tiêu dùng?
A. Thị trường vận tải.
B. Thị trường nước giải khát.
C. Thị trường bột giặt.
D. Thị trường sữa.
Câu 4. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết
A. nền kinh tế.
B. thị trường.
C. quá trình sản xuất.
D. quá trình phân phối.
Câu 5. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa
A. người mua và người bán.
B. người sản xuất và người tiêu dùng.
C. chủ thể trung gian và người sản xuất.
D. người sử dụng lao động và lao động.
Câu 6. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
A. các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
B. các hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước.
C. vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.
D. thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước.
Câu 7. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
B. Thu lợi nhuận.
C. Phát triển kinh tế nhà nước.
D. Cung ứng hàng hóa.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?
A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.
B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.
D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.
Câu 9. Trên thị trường, doanh nghiệp Q nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng hợp đồng đã kí với đối tác không thể thay đổi giá, nên doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lý chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Trong trường hợp trên, doanh nghiệp Q đã làm gì để đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu?
A. Giảm chi phí xử lý chất thải gây nguy hiểm cho môi trường.
B. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của đối tác theo hợp đồng.
C. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
D. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 10. Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?
A. Dựa trên sự tin tưởng.
B. Có tính tạm thời.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
D. Có tính thời hạn.
Câu 11. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng
A. hoàn trả đúng hạn.
B. tạm thời trả tiền.
C. ít hoàn trả lại.
D. đưa lãi tùy ý.
Câu 12. H và L lợi dụng danh nghĩa là cán bộ của một ngân hàng trên địa bàn tỉnh X để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng và hứa trả lãi suất cao để tạo niềm tin cho người dân. Quen biết chị T nên H đã đặt vấn đề vay chị T số tiền là 3,5 tỉ đồng và đã được chị đồng ý, sau đó cả hai thống nhất viết giấy ghi nợ. H giới thiệu L cho chị T, tiếp tục vay tiền của chị T nhiều lần. Số tiền H và L phải hoàn trả chị T là 35 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền thì H, L đã lấy tiền gốc và lãi rồi tẩu thoát. Trong trường hợp trên, những ai là người vi phạm pháp luật về tín dụng?
A. H và L.
B. Chị T và H.
C. Chị T và L.
D. Chỉ có H.
Câu 13. Việc cho vay tín chấp dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn với mức lãi
A. khá cao.
B. thấp.
C. ổn định.
D. trên 20%/năm.
Câu 14. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay gọi là cho vay
A. thế chấp.
B. tín chấp.
C. lưu vụ.
D. hợp vốn.
Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng gọi là kế hoạch tài chính cá nhân
A. ngắn hạn.
B. trung hạn.
C. dài hạn.
D. có hạn.
Câu 16. Bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra là
A. theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân.
B. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.
C. xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện.
D. tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 17. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?
A. Thời gian thực hiện tùy cá nhân xác định.
B. Cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có.
C. Tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.
D. Thời gian thực hiện ngắn dưới 3 tháng.
Câu 18. Anh P, sinh viên năm hai, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch vàđăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này, anh P nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Có hạn.
Câu 19. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện vai trò nào của pháp luật đối với đời sống?
A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích.
B. Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, hoạt động của cá nhân.
C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều chỉnh, định hướng xã hội.
D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý đề Nhà nước phát huy quyền lực sức mạnh.
Câu 20. Quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toànphản ánh đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B.Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
A. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
B. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, quyền lực.
C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân.
D. Ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
Câu 22. H, K và G cùng đi xe điện đi học. H thấy G đội mũ bảo hiểm nhưng lại cài quai ra sau gáy nên nhắc bạn, G không nghe và cho rằng cứ đội mũ là được. Còn K thì không đội mũ và cho rằng đi xe điện thì không cần đội mũ bảo hiểm. P đi qua nhắc các bạn không nên cãi nhau trên đường và đừng dàn hàng để các phương tiện khác còn lưu thông. Trong trường hợp trên, những ai sau đây đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông?
A. Bạn H, K và G.
B. Bạn K, G.
C. Bạn H, K và P.
D. Bạn P và K.
Câu 23.Các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. chấp hành pháp luật.
Câu 24.Bạn V luôn đi học đúng giờ, ghi chép bài đầy đủ, thực hiện tốt công việc mà giáo viên giao phó. Trong trường hợp này, bạn V đã thực hiện tốt pháp luật ở hình thức nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là tài chính cá nhân? Kể tên các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Câu 2. Nêu quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp?
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | A | A | A | A | B | B |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | A | A | A | B | B | A |
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | A | C | A | A | A | A | A | A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Tài chính cá nhân là những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người.
- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện
Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân
Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 2. Quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp:
- Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp
- Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp
- Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp
- Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp
- Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp
- Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp
- Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDKT&PL 10
STT | Nội dung | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | ||
1 | Bài 1. Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội | 1 | |||
2 | Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế. | ||||
3 | Bài 3. Thị trường | 1 | 1 | ||
4 | Bài 4. Cơ chế thị trường | 1 | |||
5 | Bài 5. Ngân sách nhà nước | 1 | |||
6 | Bài 6. Thuế | 1 | |||
7 | Bài 7. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | 1 | 1 | 1 | |
8 | Bài 8. Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống. | 1 | 1 | 1 | |
9 | Bài 9. Dịch vụ tín dụng | 1 | 1 | ||
10 | Bài 10. Lập kế hoạch tài chính cá nhân | 1 | 1 | 1 | 1 |
11 | Bài 11. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN | 1 | 1 | 1 | |
12 | Bài 12. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN | 1 | |||
13 | Bài 13. Chính quyền địa phương | 1 | 1 |
2. Đề thi cuối kì 1 GDKT&PL 10 Cánh diều - Đề 2
2.1 Đề thi học kì 1 môn GDKT&PL 10
PHÒNG GD&ĐT………….. TRƯỜNG THPT………. | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024 Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mô hình kinh tế nào dưới đây dựa trên hình thức đồng sở hữu, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
A. Hộ gia đình.
B. Hợp tác xã.
C. Công ty hợp danh.
D. Hộ kinh doanh.
Câu 2. Hình thức tín dụng trong đó người cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm là hình thức tín dụng nào dưới đây?
A. Cho vay trả góp
B. Tín dụng đen.
C. Cho vay tín chấp.
D. Cho vay thế chấp.
Câu 3. Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?
A. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
B. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 4. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính
A. cưỡng chế.
B. bắt buộc.
C. tự giác.
D. tự nguyện.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng?
A. Tính tạm thời.
B. Tính bắt buộc.
C. Tính hoàn trả.
D. Dựa trên sự tin tưởng.
Câu 6. Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động
A. ít quan trọng.
B. bình thường.
C. cơ bản nhất.
D. thiết yếu.
Câu 7. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn
A. cả vốn gốc và lãi.
B. nguyên phần lãi phải trả.
C. đủ số vốn ban đầu.
D. nguyên phần gốc ban đầu.
Câu 8. Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
B. Kích thích đổi mới công nghệ.
C. Làm cho môi trường bị suy thoái.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
Câu 9. Theo quy định của Luật ngân sách, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
A. thu nhưng không chi.
B. không hoàn trả trực tiếp.
C. chi nhưng không thu.
D. hoàn trả trực tiếp.
Câu 10. Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị hàng hóa.
B. Đo lường giá trị hàng hóa.
C. Phương thức thanh toán.
D. Biểu hiện bằng giá cả.
Câu 11. Một trong những ưu điểm của mô hình hộ sản xuất kinh doanh là
A. quản lý gọn nhẹ.
B. có nhiều công ty con.
C. vốn đầu tư lớn.
D. huy động nhiều lao động.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh quyền của người dân về ngân sách nhà nước?
A. Quyền được nhận tiền trực tiếp từ ngân sách.
B. Quyền được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
C. Quyền được biết về thông tin ngân sách.
D. Quyền giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách.
Câu 13. Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần
A. thúc đẩy khủng hoảng.
B. duy trì thất nghiệp.
C. tàn phá môi trường.
D. giải quyết việc làm.
Câu 14. Ngân sách nhà nước là
A. quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia.
B. toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp.
C. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước.
D. toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia.
Câu 15. Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý?
A. Tiêu dùng.
B. Trung gian.
C. Sản xuất.
D. Nhà nước.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Mô hình doanh nghiệp là gì? Trình bày đặc điểm của doanh nghiệp?
Câu 2: Em hãy nhận xét về các việc làm sau?
a. Giám đốc B yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuế.
b. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ chị P đứng tên một số tài khoản thu nhập.
Câu 3: Trong khu phố chợ có bà L đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi xuất cao hơn với gửi ngân hàng để bà lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ H cho bà L vay tiền. H muốn ngăn mẹ không cho bà L vay tiền.
Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 môn GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | D | B | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | C | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | A | D | C | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1:
Mô hình doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
Trình bày đặc điểm của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có đặc điểm
+ Có tính kinh doanh: mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ,...
+ Có tính hợp pháp; đã đăng kí và được cấp phép kinh doanh.
+ Có tính tổ chức: có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, trụ sở giao dịch, tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).
Câu 2:
a. Việc làm của giám đốc B là sai quy định của pháp luật bởi vì không kê khai đúng số thế làm thất thoát ngân sách nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b. Việc làm trên là sai trái vì nếu làm như vậy sẽ dẫn đến không tăng ngân sách nhà nước, không điều tiết được khoảng cách giàu nghèo, không giúp tăng trưởng nền kinh tế, không bảo đảm nguồn thu nhập cá nhân là hợp lí.
Câu 3:
Nếu là H, em sẻ nói với mẹ rằng không nên vì lãi suất cho vay cao mà cho bà L vay, hình thức này không có ràng buộc về pháp lí nên dễ gặp rủi ro lỡ bà L làm ăn thua lỗ hoặc có mục đích khác thì có thể bị mất tiền.
.................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 10