Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 10 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 1 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Công nghệ trồng trọt và Thiết kế công nghệ. Đề thi học kì 1 Công nghệ 10 Kết nối tri thức dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 4 Đề thi Công nghệ lớp 10 cuối học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10 - Thiết kế và công nghệ

1.1 Đề thi học kì 1 Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Thời gian ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Năm 2011

Câu 2. Thời gian ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Năm 2011

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ đâu?

A. Anh
B. Anh, Đức, Hoa Kì
C. Mỹ
D. Đức

Câu 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ đâu?

A. Anh
B. Anh, Đức, Hoa Kì
C. Mỹ
D. Đức

Câu 5. Nghề nào sau đây thuộc ngành cơ khí?

A. Sửa chữa
B. Có khí chế tạo
C. Hàn
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Nghề nào sau đây không thuộc ngành điện, điện tử, viễn thông?

A. Hệ thống điện
B. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
C. Điện mặt trời
D. Chế tạo khuôn mẫu

Câu 7. Yêu cầu đối với người làm việc trong ngành cơ khí là:

A. Vận hành hệ thống điện
B. Sử dụng thiết bị viễn thông
C. Đọc bản vẽ kĩ thuật
D. Lắp ráp mạch điện

Câu 8. Người lao động trong ngành điện, điện tử, viễn thông cần:

A. Có sức khỏe tốt
B. Cẩn thận
C. Phản ứng nhanh
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Kích thước khổ giấy A0 là:

A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 594 x 420
D. 420 x 297

Câu 10. Kích thước khổ giấy A1 là:

A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 594 x 420
D. 420 x 297

Câu 11. Trong các khổ giấy sau, khổ giấy nào có kích thước lớn nhất?

A. A0
B. A1
C. A2
D. A3

Câu 12. Theo tiêu chuẩn trình bày kĩ thuật, có mấy loại tỉ lệ?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13. Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng người ta nhìn theo hướng nào?

A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang

Câu 14. Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu bằng người ta nhìn theo hướng nào?

A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang

Câu 15. Hình chiếu đứng ở vị trí nào so với hình chiếu bằng?

A. Phía trên
B. Phía dưới
C. Bên phải
D. Bên trái

Câu 16. Vẽ hình chiếu vuông góc gồm mấy bước?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 17. Khái niệm mặt cắt là:

A. Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
B. Hình biểu diễn phần vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt.
C. Hình biểu diễn bao gồm phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và hình chiếu của phần vật thể còn lại.
D. Đáp án khác

Câu 18. Hình cắt được phân làm mấy loại?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 19. Hình cắt toàn bộ:

A. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
B. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
C. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20. Hình cắt cục bộ:

A. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
B. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
C. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Theo phân loại, có mặt cắt nào sau đây?

A. Mặt cắt chập
B. Mặt cắt rời
C. Mặt cắt chập, mặt cắt rời
D. Đáp án khác

Câu 22. Mặt cắt rời:

A. là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu.
B. là mặt cắt vẽ ngay trên hình cắt.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 23. Đường bao ngoài mặt cắt rời vẽ bằng nét:

A. Liền đậm
B. Liền mảnh
C. Đứt mảnh
D. Gạch chấm mảnh

Câu 24. Vị trí mặt cắt chập:

A. Nằm bên ngoài hình chiếu
B. Nằm trên hình chiếu
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Em hãy kẻ khung bản vẽ và khung tên theo tỉ lệ 1: 3?

Câu 2 (2 điểm). Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể sau:

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
ABCDDDCDABAC
Câu 13Câu14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
ABADACACCAAB

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm)

Câu 2 . (2 điểm)

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 10

2. Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt

2.1 Đề thi học kì 1 môn Công nghệ 10

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp chọn lọc cá thể thường áp dụng đối với loại cây trồng nào sau đây?

A. Cây tự thụ phấn.
B. Cây nhân giống vô tính.
C. Cây biến đổi gene.
D. Cây giao phấn.

Câu 2: Trong các loại phân hoá học, loại phân bón dễ hoà tan là

A. phân lân.
B. phân đạm, phân kali.
C. phân đạm.
D. phân kali.

Câu 3: Giống cây trồng có những đặc điểm nào sau đây?

(1) Di truyền được cho đời sau.
(2) Không di truyền được cho đời sau.
(3) Đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kì nhân giống.
(4) Không đồng nhất về hình thái.

A. (1), (2),
B. (2), (4),
C. (2), (3),
D. (1), (3),

Câu 4: Bước đầu tiên của phương pháp lai tạo giống thuần chủng là:

A. Chọn giống hay dòng bố mẹ
B. Gieo trồng hạt F1, loại cây dị dạng, bệnh, không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từng dòng
C. Gieo hạt của cây F1
D. Gieo trồng, thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1)

Câu 5: Kĩ thuật sử dụng phân bón vi sinh cố định đạm:

A. Trộn và tẩm phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát.
B. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh.
C. Trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất.
D. Trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh, sau một thời gian mới được đem gieo.

Câu 6: Nội dung đúng nói về nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh trong trồng trọt ?

A. Những sản phẩm phân bón chứa một hay nhiều giống vi sinh vật không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh vật.
C. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. Sau đó xử lí , loại bỏ tạp chất và phối trộn, ủ sinh khối để tạo ra sản phẩm phân bón vi sinh vật.
D. Ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phân bón có giá trị, phục vụ đời sống sản xuất trồng trọt.

Câu 7: Biện pháp cày không lật, xới đất nhiều lần được áp dụng để cải tạo cho loại đất nào?

A. Đất chua
B. Đất mặn.
C. Đất phèn.
D. Đất xám bạc màu.

Câu 8: Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là:

A. Đạm, kali, lân.
B. Lân, kali, vi lượng
C. Đạm, kali, urê.
D. Đạm, lân, vi lượng.

Câu 9: Giá thể hữu cơ tự nhiên gồm có các loại :

A. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm.
B. Than bùn, xơ dừa , trấu hun, perlite.
C. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa.
D. Than bùn, mùn cưa, perlite, gốm.

Câu 10: Có bao nhiêu ý sau là ưu điểm của giá thể trấu hun ?

(1) Tơi, xốp. (2) Giữ nước, giữ phân tốt.(3) Có ít mầm bệnh. (4) Hàm lượng chất dinh dưỡng ít.

A. 3.
B. 4
C. 2.
D. 1.

Câu 11: Nguyên tắc nào sai khi bảo quản phân bón hóa học:

A. Để nơi khô ráo, thoáng mát.
B. Bảo quản trong chum, vại sành
C. Khu vực bảo quản có nhiều gian.
D. Để phân bón gần nguồn nhiệt.

Câu 12: Phân hữu cơ trước khi bón lót người nông dân cần phải làm gì?

A. Trộn vào hạt
B. Ủ hoai.
C. Trộn vào cát
D. Tẩm vào rễ.

Câu 13: Phân bón nào thuộc loại phân hữu cơ?

A. Phân lân.
B. Phân VS cố định đạm.
C. Phân chuồng.
D. Phân đạm.

Câu 14: Khi đốt phân đạm trên ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì ?

A. Phân có khói đen, mùi khai, hắc.
B. Phân có ngọn lửa màu tím hoặc tiếng nổ lép bép.
C. Phân có mùi khai, hắc, khói màu trắng.
D. Phân có ngọn lửa màu hồng, không có mùi khai.

Câu 15: Vai trò của giống cây trồng là

A. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu.
B. tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu.
C. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng chống chịu.
D. quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh.

Câu 16: Nội dung sai khi nói về cơ sở khoa học các biện pháp sử dụng phân bón hoá học ?

A. Phân NPK có thể dùng bón thúc hoặc bón lót.
B. Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hoà tan.
C. Phân đạm, kali có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên dùng để bón thúc.
D. Phân đạm, kali bón liên tục qua nhiều năm giúp cải tạo đất.

Câu 17: Với điều kiện trồng trọt và chăm sóc như nhau, giống cây trồng khác nhau thì

A. tốc độ sinh trưởng giống nhau, năng suất khác nhau.
B. tốc độ sinh trưởng khác nhau, năng suất giống nhau.
C. tốc độ sinh trưởng và năng suất giống nhau.
D. tốc độ sinh trưởng và năng suất khác nhau.

Câu 18: Thành tựu của phương pháp tạo giống ưu thế lai:

A. Giống lúa thuần OM 5451
B. Giống lúa thuần chủng PC6.
C. Giống lúa lai LY006.
D. Giống lúa thuần LTh31.

Câu 19: Sắp xếp trình tự kỹ thuật đúng của quy trình kiểm tra phân đạm ?

1. Lấy một ít phân bón cho vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm 5-10ml nước cất.
2. Lắc bằng tay cho phân trong ống nghiệm tan hết.
3. Thêm vào 10 giọt các thuốc thử, để từ 1-2’ và quan sát.
4. Ghi chép kết quả quan sát được và phân biệt loại phân bón.

A. 2-> 3-> 1-> 4.
B. 1->2-> 3-> 4.
C. 3-> 2-> 1->4.
D. 2-> 1-> 4-> 3.

Câu 20: Điểm giống nhau giữa phương pháp chọn lọc hỗn hợp và phương pháp chọn lọc cá thể :

A. Gieo trồng, chọn 10% cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt để gieo vụ sau.
B. Gieo trồng, thu hoạch và bảo quản hạt riêng và gieo riêng ở vụ sau.
C. Thường áp dụng với cây tự thụ phấn và gia phấn chéo.
D. So sánh hạt gieo được chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá.

B. TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày các vai trò của giống cây trồng.

Câu 2: Trong phân bón hoá học thì loại phân bón nào thường được dùng để bón thúc, phân bón nào dùng để bón lót ? Giải thích?

.................

2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ/A

A

B

D

A

A

B

B

A

C

C

D

B

C

C

A

D

D

C

B

D

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Vai trò của giống cây trồng:

- Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Tăng khả năng kháng sâu, bệnh và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

- Tăng vụ

- Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 2: - Loại phân thường dùng để bón thúc là: phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp.

+ Lí do: có tỉ lệ dinh dưỡng cao và dễ hòa tan.

- Loại phân thường dùng để bón lót đó là: Phân lân.

+ Lí do: loại phân này có chất dinh dưỡng khó tan, nên phải bón lót để có thời gian cho cây trồng hấp thụ.

Câu 3: Hình 1: Phân kali (hoá học)

Hình 2: Phân hữu cơ.

- Dùng để bón lót là chủ yếu.Vì chất dinh dưỡng khó tan, nên phải bón lót để có thời gian cho cây trồng hấp thụ.

....................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Công nghệ 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm