Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác Giải Toán 11 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8 ....15
Giải Toán 11 Cánh diều Tập 1 trang 15 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi hoạt động và 6 bài tập trong SGK bài Góc lượng giác Giá trị lượng giác của góc lượng giác được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán 11 Cánh diều trang 16 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh lớp 11 học tốt môn Toán 11. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 11 Cánh diều Tập 1 trang 16 mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
Phần Hoạt động Toán 11 Bài 1 Cánh diều
Hoạt động 1
Nêu định nghĩa góc trong hình học phẳng.
Gợi ý đáp án
Góc (còn được gọi là góc hình học) là hình gồm hai tia chung gốc. Mỗi góc có một số đo, đơn vị đo góc (hình học) là độ . Số đo của một góc (hình học) không vượt quá 180°.
Hoạt động 2
So sánh chiều quay của kim đồng hồ với:
a) Chiều quay từ tia Om đến tia Ox trong Hình 3a.
b) Chiều quay từ tia Om đến tia Oy trong Hình 3b.
Gợi ý đáp án
a) Chiều quay từ tia Om đến tia Ox trong Hình 3a là chiều quay ngược chiều kim đồng hồ
b) Chiều quay từ tia Om đến tia Oy trong Hình 3b là chiều quay cùng chiều kim đồng hồ.
Hoạt động 3
a) Trong Hình 5a, tia Om quay theo chiều dương đúng một vòng. Hỏi tia đó quét nên một góc bao nhiêu độ?
b) Trong Hình 5b, tia Om quay theo chiều dương ba vòng và một phần tư vòng (tức là \(3\frac{1}{4}\)
vòng). Hỏi tia đó quét nên một góc bao nhiêu độ?
c) Trong Hình 5c, tia Om quay theo chiều âm đúng một vòng. Hỏi tia đó quét nên một góc bao nhiêu độ?
Gợi ý đáp án
a) Trong Hình 5a, tia Om quay theo chiều dương đúng một vòng nên tia đó quét nên một góc 360o.
b) Trong Hình 5b, tia Om quay theo chiều dương ba vòng và một phần tư vòng (tức là \(3\frac{1}{4}\)
vòng) nên tia đó quét nên một góc: \(3\frac{1}{4} .360^{\circ} =1170^{\circ}\)
c) Trong Hình 5c, tia Om quay theo chiều âm đúng một vòng nên tia đó quét nên một góc - 360o
Hoạt động 4
Trên Hình 7a, ba góc lượng giác có cùng tia đầu Ou và tia cuối Ov, trong đó Ou⊥Ov. Xác định số đo của góc lượng giác trong các hình 7b, 7c, 7d.
Trên Hình 7a, ba góc lượng giác có cùng tia đầu Ou và tia cuối Ov, trong đó Ou⊥Ov. Xác định số đo của góc lượng giác trong các hình 7b, 7c, 7d.
Gợi ý đáp án
a) Hình 7b: Số đo của góc lượng giác (Ou,Ov) là \(\frac{\pi}{2}\)
Hình 7c: Số đo của góc lượng giác (Ou,Ov) là: \(\frac{\pi}{2}+2\pi=\frac{5\pi}{2}\)
Hình 7d: Số đo của góc lượng giác (Ou,Ov) là: \(-\frac{3\pi}{2}\)
Phần Bài tập Toán 11 Cánh diều trang 15
Bài 1 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Xác định vị trí các điểm M, N, P trên đường tròn lượng giác sao cho số đo của các góc lượng giác (OA, OM), (OA, ON), (OA, OP) lần lượt bằng \(\frac{\pi }{2},\frac{7\pi }{6},\frac{-\pi }{6}\).
Gợi ý đáp án
Điểm M ≡ điểm B thì (OA, OM) = \(\frac{\pi }{2}\).
Điểm N nằm trên cung A'B', sao cho cung A'N = \(\frac{1}{3}\) cung A'B' thì (OA, ON) = \(\frac{7\pi }{6}\).
Điểm P nằm trên cung AB', sao cho cung AP = \(\frac{1}{3}\) cung AB' thì (OA, OP) = \(\frac{-\pi }{6}\).
Bài 2 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Tính các giá trị lượng giác của mỗi góc sau: 225∘, −225∘, −1035∘, \(\frac{5\pi }{3}\), \(\frac{19\pi }{2}\), \(\frac{-159\pi }{4}\).
Gợi ý đáp án
sin(225∘) = \(\frac{-\sqrt{2} }{2}\), cos(225∘) = \(\frac{-\sqrt{2} }{2}\), tan(225∘) = 1, cot(225∘) = 1
sin(−225∘) = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\), cos(−225∘) = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\), tan(225∘) = −1, cot(225∘) = −1
sin (−1035∘) = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\), cos(−1035∘) = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\), tan(−1035∘) = 1, cot(−1035∘) = 1
sin(\(\frac{5\pi }{3}\)) = \(-\frac{\sqrt{3} }{2}\), cos(\(\frac{5\pi }{3}\)) = 12, tan(\(\frac{5\pi }{3}\)) = \(-\sqrt{3}\), cot(\(\frac{5\pi }{3}\)) = \(-\frac{\sqrt{3} }{3}\)
sin(\(\frac{19\pi }{2}\)) = −1, cos(\(\frac{19\pi }{2}\)) = 0, cot(\(\frac{19\pi }{2}\)) = 0
sin(\(\frac{-159\pi }{4}\)) = \(-\frac{\sqrt{2} }{2}\), cos(\(\frac{-159\pi }{4}\)) = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\), tan(\(\frac{-159\pi }{4}\)) =−1, cot(\(\frac{-159\pi }{4}\)) = −1
Bài 3 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Tính các giá trị lượng giác (nếu có) của mỗi góc sau:
a) \(\frac{\pi }{3}\) + k2π (k∈Z);
b) kπ (k∈Z);
c) \(\frac{\pi }{2}\) + kπ (k∈Z);
d) \(\frac{\pi }{4}\) + kπ (k∈Z).
Gợi ý đáp án
a) sin(\(\frac{\pi }{3}\) + k2π) = \(\frac{\sqrt{3} }{2}\); cos (\(\frac{\pi }{3}\) + k2π)= \(\frac{1}{2}\); tan(\(\frac{\pi }{3}\) + k2π) = \(-\sqrt{3}\); cot(\(\frac{\pi }{3}\) + k2π) = \(\frac{\sqrt{3} }{3}\).
b) sin(kπ) = 0; cos(kπ) = −1 nếu k lẻ hoặc =1 nếu k chẵn; tan(kπ) = 0.
c) sin(\(\frac{\pi }{2}\) + kπ) = −1 nếu k lẻ hoặc =1 nếu k chẵn; cos(\(\frac{\pi }{2}\)+kπ) = 0; cot(\(\frac{\pi }{2}\)+kπ) = 0.
d) sin(\(\frac{\pi }{4}\) + kπ) = \(-\frac{\sqrt{2} }{2}\) nếu k lẻ hoặc = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\) nếu k chẵn; cos(\(\frac{\pi }{4}\)+ kπ) = \(-\frac{\sqrt{2} }{2}\) nếu k lẻ hoặc = \(\frac{\sqrt{2} }{2}\) nếu k chẵn; tan(\(\frac{\pi }{4}\)+kπ) = 1; cot(\(\frac{\pi }{4}\)+kπ) = 1.
Bài 4 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Tính các giá trị lượng giác của góc α trong mỗi trường hợp sau:
a) sinα = \(\frac{\sqrt{15} }{4}\) với \(\frac{\pi }{2}\) < α < π;
b) cosα = \(-\frac{2}{3}\) với −π < α < 0;
c) tanα = 3 với −π < α < 0;
d) cotα = −2 với 0 < α < π.
Gợi ý đáp án
a) sinα = \(\frac{\sqrt{15} }{4}\) với \(\frac{\pi }{2}\) < α < π ⇒ α ≈ 1.318
b) cosα = \(-\frac{2}{3}\) với −π < α < 0⇒ α ≈ 2.3
c) tanα = 3 với −π < α < 0⇒ α ≈ 1.249
d) cotα =− 2 với 0 < α < π ⇒ α ≈ −0.464
Bài 5 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Tính:
a) A = sin25∘ + sin210∘ + sin215∘ +...+ sin285∘ (17 số hạng).
b) B = cos5∘ + cos10∘ + cos15∘ +...+ cos175∘ (35 số hạng).
Gợi ý đáp án
a) A = cos285∘ + cos280∘ + cos275∘ +...+ sin245∘ +...+ sin285∘ = \(\frac{17}{2}\)
b) B = −cos175∘ − cos170∘ − cos165∘ −...+ cos175∘ = 0
Bài 6 trang 15 SGK Toán 11 Cánh diều
Một vệ tinh được định vị tại vị trí A trong không gian. Từ vị trí A, vệ tinh bắt đầu chuyển động quanh Trái Đất theo quỹ đạo là đường tròn với tâm là tâm O của Trái Đất, bán kính 9000 km. Biết rằng vệ tinh chuyển động hết một vòng của quỹ đạo trong 2h.
a) Hãy tính quãng đường vệ tinh đã chuyển động được sau 1h; 3h; 5h.
b) Vệ tinh chuyển động được quãng đường 200 000 km sau bao nhiêu giờ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Gợi ý đáp án
Ta có công thức độ dài của một cung tròn là: l = R.α
a) Sau 1h, vệ tinh chuyển động được một cung α = π
Như vậy, quãng đường vệ tinh đã chuyển động được sau 1h là: l = 9000π (km).
Sau 3h, vệ tinh chuyển động được một cung α = 3π
Như vậy, quãng đường vệ tinh đã chuyển động được sau 3h là: l = 27000π (km).
Sau 5h, vệ tinh chuyển động được một cung α = 5π
Như vậy, quãng đường vệ tinh đã chuyển động được sau 5h là: l = 45000π (km).
b) Vệ tinh chuyển động được quãng đường 200 000 km sau: \(\frac{200000}{9000}\) ≈ 22h.
Lý thuyết Toán 11 Cánh diều Bài 1
1. Góc lượng giác
a, Khái niệm góc lượng giác và số đo của góc lượng giác
Trong mặt phẳng, cho 2 tia Ou, Ov. Xét tia Om cùng nằm tròn mặt phẳng này. Nếu tia Om quay quanh điểm O, theo một chiều nhất định từ Ou đến Ov, thì ta nói nó quét một góc lượng giác với tia đầu Ou và tia cuối Ov.
Kí hiệu: (Ou, Ov).
Số đo của góc lượng giác có tia đầu Ou và tia cuối Ov kí hiệu là sđ(Ou, Ov).
b, Hệ thức Chasles
Với 3 tia Ou, Ov, Ow bất kì ta có:
Sđ(Ou,Ov) + sđ(Ov, Ow) = sđ(Ou,Ow) +k360o.
Trắc nghiệm Toán 11 Cánh diều bài 1
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
-
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bạo lực ngôn từ
-
Bộ đề thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học
-
Bài thơ Bạn đến chơi nhà - Tác giả Nguyễn Khuyến
Mới nhất trong tuần
-
Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
1.000+ -
Toán 11 Bài 2: Các quy tắc tính đạo hàm
100+ -
Toán 11 Bài 1: Các số đặc trưng xu thế trung tâm cho mẫu số liệu ghép nhóm
100+ -
Toán 11 Chủ đề 2: Tính thể tích một số hình khối trong thực tiễn
100+ -
Toán 11 Bài tập cuối chương VIII
100+ -
Toán 11 Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối
100+ -
Toán 11 Bài 5: Khoảng cách
100+ -
Toán 11 Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
100+ -
Toán 11 Bài 3: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện
100+ -
Toán 11 Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
100+