Kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền Tập làm văn lớp 5 Chân trời sáng tạo
Kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới để kể chuyện Ông Trạng thả diều, Xâu chỉ qua ruột vỏ ốc thật hay.
Qua đó, các em còn có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 48, 49. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để có thêm nhiều vốn từ:
Kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền
Kể cho người thân nghe chuyện Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Kể cho người thân nghe chuyện Xâu chỉ qua ruột vỏ ốc
Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử Việt Nam, nhờ tự học trong lúc đi chăn trâu mà mới 13 tuổi cậu đã đỗ đầu bảng. Nhà vua thấy Nguyễn Hiền còn trẻ tuổi mà thi đỗ sớm, mới hỏi: “Trạng nguyên học ở đâu?”.
Trạng Hiền quỳ tâu: “Thần xin tâu bệ hạ , thần chỉ tự học…thỉnh thoảng có hỏi sư ông ở chùa làng thêm đôi ba chữ.”
Vua không tin, còn cho rằng Trạng Nguyên kiêu căng, nên không ban cho áo Trạng Nguyên. Khi trở về quê, Nguyễn Hiền tiếp tục học tập, lúc rảnh rỗi thì vui chơi thả diều.
Một lần, triều đình tiếp sứ nước Tàu, viên sứ giả đưa ra một vỏ ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó một sợi chỉ mảnh. Viên sứ muốn thử tài người nước Nam xem sao. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng vị nào cũng loay hoay và đành lè lưỡi, lắc đầu. Bấy giờ vua mới nhớ đến Nguyễn Hiền, bèn cho người đi mời gặp. Viên quan được giao việc gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu vui ở đầu làng. Thấy trong đó có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang bày cho lũ bạn đắp một con voi bằng đất mà bốn chân lẫn tai, vòi… có thể ngoe nguẩy cử động được.
Viên quan biết là Nguyễn Hiền, bèn xuống ngựa truyền lại ý vua mời Hiền về kinh. Nhưng Hiền chưa chịu về. Viên quan không biết làm thế nào đành phải quay mặt trở về. Hiền trở lại với đám trẻ chăn trâu. Chờ cho viên quan lên ngựa đi một đỗi, cậu mới xúi đám trẻ cùng hát:
Tích tịch tang, tích tịch tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tích tịch tang, tích tịch tang!
Viên quan nghe nhẩm thuộc lời ấy, biết trạng đã chỉ cách giải đố, vui vẻ ra về. Quả nhiên, nhà vua áp dụng cách đó và đã giải được câu đố của sứ Tàu. Viên sứ tàu tỏ ra rất nể phục vì không ngờ ở nước Nam có một cậu bé nhỏ tuổi lại thông minh đến như vậy. Từ đó, Nguyễn Hiền được nhà vua trọng dụng và cậu có nhiều đóng góp lớn cho đất nước.