Đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật (16 mẫu) Tả đồ vật lớp 5
Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em gồm 16 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin hữu ích, dễ dàng miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
Mỗi loại đồ vật có hình dáng, công dụng khác nhau. Với 16 đoạn văn tả hình dáng, công dụng của thước kẻ, đèn học, lọ đựng bút, chiếc cặp sách, bút máy, bàn học, bút chì, xe đạp.... dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật thật hay.
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật
Đoạn văn tả hình dáng của một đồ vật gần gũi với em
Đoạn văn tả hình dáng cái hộp bút
Chiếc hộp bút của em có hình hộp chữ nhật, dài 18cm, rộng 5cm và chiều cao khoảng 3cm. Hộp được làm từ nhựa trong suốt có điểm kim tuyến và các hình vẽ quả cherry đỏ tươi xinh xắn lắm. Từ ngoài hộp có thể nhìn thấy bên trong hộp bút, nên em có thể dễ dàng biết được mình đang cất những đồ vật gì. Nắp hộp bút được mở ra bằng phần nắp gập nam châm ở bên hông. Chỉ cần thả cho chiếc nắp hạ xuống, nam châm sẽ hút phần lề nắp xuống ngay lập tức. Tuy nhiên, nhược điểm của hộp bút là dễ bám bụi nên em phải lau thường xuyên để nó luôn trong trẻo và xinh xắn như hiện tại.
Tả hình dáng chiếc thước kẻ
Trên mép thước, là các vạch kẻ ngay ngắn, chia thành từng khoảng bằng nhau, với đơn vị tương ứng mỗi ô là 1mm. Cứ chín vạch thẳng nhỏ sẽ đến một vạch dài hơn, được đánh số ở dưới từ không đến ba mươi, đơn vị là cm. Mép thước còn lại, được chia thành từng khoảng rộng hơn, với đơn vị là dm. Tiện lợi vô cùng. Ở chính giữa thước, được làm lõm xuống, giúp em giữ thước dễ hơn khi sử dụng. Ở đó, còn có tên của nhà sản xuất viết in hoa màu đen. Tuy đơn giản nhưng vẫn rất bắt mắt. Chiếc thước này là dụng cụ học tập không thể thiếu của em mỗi ngày.
Tả hình dáng cái đèn học
Chiếc đèn học của em có thiết kế hình chữ L, gồm phần thân đèn và phần bóng đèn đứng vuông góc với nhau. Thân đèn hình trụ, có thể kéo dài ra gấp ba lần nhờ các khớp rỗng có bên trong. Tối đa, thân đèn có thể dài đến 30cm. Chân đèn là một khối hình tròn, chỉ lớn như chén trà, nhưng nặng trịch, giúp đèn đứng vững mà không bị nghiêng ngả. Bóng đèn dài khoảng chừng bằng hai gang tay của em, nằm trong một cái vỏ nhựa, nối liền với thân đèn. Phần khớp nối ấy rất linh hoạt, giúp em dễ dàng đẩy và xoay bóng đèn sang các hướng khác nhau trên bàn, tùy theo vị trí cần tập trung chiếu tráng.
Tả hình dáng cái trống trường
Cạnh sân chào cờ là một bác trống trường to lớn và đường bệ. Thân bác hình dáng như một chiếc thùng rỗng ruột, được làm từ gỗ cứng. Người ta sơn lên đó lớp sơn màu đỏ và trang trí các họa tiết đường viền, ngôi sao, hình thoi… màu vàng nổi bật. Hai mặt trống được bịt lại bằng một lớp da chắc chắn. Trên lớp da đó được trang trí những họa tiết xinh xắn và bắt mắt. Thân trống được đặt trên phần trụ bốn chân chắc chắn. Phía dưới là bốn bánh xe giúp dễ di chuyển trống đi các vị trí khác nhau. Phần trên cùng của chân được làm trũng xuống vừa với thân trống, để giúp cố định trống không bị lung lay. Cạnh đó là một cái khay dài hình chữ nhật để bỏ dùi trống. Dùi trống thon dài hình chữ nhật, được buộc vải đỏ rất xinh. Em rất thích chiếc trống của trường mình.
Tả hình dáng lọ đựng bút
Lọ đựng bút của em được làm từ gốm sứ với lớp men trắng xinh xắn ở bên ngoài. Lọ có hình trụ rỗng ở bên trong, không có nắp đậy như một cốc nước. Thành lọ dày chừng gần 3mm. Phần miệng của lọ đựng bút cong cong như sóng biển, giúp bút không bị lăn tròn khi tựa lên thành miệng. Chân lọ thì hơi to và phình ra, giúp lọ đứng chắc chắn dù để khá nhiều đồ. Trước mặt bình, có vẽ hình của một ngôi sao băng màu vàng chanh. Phía đuôi của ngôi sao là những vệt vàng tạo cảm giác như ngôi sao ấy thực sự đang bay lượn.
Tả hình dáng chiếc xe đạp
Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón.
Tả hình dáng bảng đen lớp học
Gần gũi nhất với học sinh chúng em phải kể đến anh bảng đen lớp học. Anh chiếm gần hết bức tường phía trên lớp. Anh bảng đen này hình dáng rất rõ ràng: anh là một hình chữ nhật làm bằng gỗ ép rộng hai mét, dài ba mét. Anh khoác lớp áo sơn đen chống loá ánh sáng. Gương mặt phẳng, láng mịn của anh được đóng khung bốn cạnh trong thanh nẹp to năm xăng-ti-mét. Nẹp bảng cũng được sơn đen. Ở góc trái bảng có một khung nhỏ kẻ bằng sơn trắng để ghi tên lớp và sĩ số học sinh. Anh bảng đen chịu thương chịu khó chuyển tải trên thân mình khối lượng không nhỏ kiến thức học tập mà cô giáo dạy hằng ngày. Bạn nào trong lớp cũng thích lau bảng và yêu anh bảng đen lắm!
Tả hình dáng cái cặp sách
Em có rất nhiều đồ vật khác nhau nhưng trong số đó, đồ vật gần gũi với em nhất chính là chiếc cặp sách. Chiếc cặp sách có hình chú gấu Pooh rất đáng yêu cùng những người bạn của chú. Chiếc cặp có hình chữ nhật, đằng sau có hai quai đeo rất chắc chắn. Không chỉ vậy, bên trong còn chia rất nhiều ngăn lớn nhỏ khác nhau phù hợp cho từng loại sách và đồ dùng học tập của em. Em rất yêu quý chiếc cặp này của mình nên mỗi ngày đều giữ gìn nó vô cùng cẩn thận.
Tả hình dáng chiếc bút chì
Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài bọc một lớp sơn màu vàng tươi, mùi gỗ thơm phức. Hàng chữ ra màu bạc nổi lên trên màu vàng trông rất đẹp: “Bút chì Hồng Hà”. Đầu bút có một cái núm tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa. Đầu bên kia là ruột chì nhỏ tròn như cây tăm màu đen, nằm chính giữa chạy dài theo thân chì.
Tả hình dáng cái bàn học
Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng bàn đã được đánh bóng và được phủ lên một màu nâu trông rất đẹp. Bàn có hình chữ nhật, dài một mét, rộng hơn nửa mét. Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi. Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học. Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vec-ni nhẵn bóng. Những tháng ngày qua bàn học giúp em ngồi học thật thoải mái, mỗi khi học xong em còn được nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi xào xạc ở ngoài vườn cây giúp cho tinh thần em thêm sảng khoái.
Đoạn văn tả công dụng của một đồ vật gần gũi với em
Tả công dụng của bút máy
Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.
Tả công dụng của hộp bút chì màu
Mẹ mua cho em hộp bút chì màu rất tốt. Hộp chì màu giúp em đạt điểm cao trong môn vẽ, trang trí. Nó còn giúp em học toán: nếu em chưa nhìn rõ hình, dùng bút chì màu tô từng ô hình sẽ phát hiện các kiểu hình chồng lên nhau. Vào những ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một hay những lúc tham gia phong trào thi vẽ, hộp chì màu giúp em hoàn thành tác phẩm mĩ thuật của mình để dự thi và dâng tặng các thầy cô giáo. Hộp chì màu còn được các anh chị của em mượn để tô màu bản đồ địa lí. Em rất yêu thích hộp chì màu của em.
Tả công dụng của quyển từ điển
Nhân sinh nhật lần thứ mười của mình, em được mẹ mua tặng một quyển từ điển Tiếng Việt. Đó là quyển từ điển do Viện ngôn ngữ học biên soạn. Bìa sách màu xanh, láng mịn, hoa văn chìm rất đẹp. Trên bìa in hình một cây sen cách điệu với đài sen rất to. Ngoài ra còn có số 2013 là năm phát hành, tên Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học tập hợp tác sản xuất đặt song song với nhau. Giấy ruột trắng tinh, thơm tho, có một sợi dây ruy băng màu đỏ gắn vào gáy sách dùng để đánh dấu trang. Quyển từ điển rất dễ tra, vì mỗi lề trang sách luôn in chữ cái đầu tiên màu đen, theo thứ tự A, B, C, nổi bật trên nền giấy trắng.
Tả công dụng của chiếc đèn bàn
Trên bàn học của tôi có một chiếc đèn bàn. Chiếc đèn này có đế tròn làm bằng sắt, khá nặng, sơn màu đen bóng. Cần đèn là thanh kim loại tròn không gỉ, cao chừng 40cm. Chụp đèn hình loa bằng kim loại mỏng sơn màu xanh lá cây ở phía ngoài và màu trắng ở bên trong. Bóng đèn được gắn trong chụp đèn. Mỗi tối, tôi cắm dây điện vào ổ là chiếc đèn lại sáng lên.Đèn đã giúp tôi học bài và làm những công việc cần thiết. Đèn bàn như người bạn thân thiết của tôi.
Tả công dụng của chiếc bút chì
Trong số tất cả những đồ vật gắn bó gần gũi với em, có lẽ chiếc bút chì là đồ vật có nhiều công dụng nhất. Nó có thể giúp em vẽ nên những bức tranh thật đẹp, những sơ đồ cho những bài toán khác nhau. Khi em vẽ sai, cục tẩy nhỏ màu hồng phía đuôi bút sẽ giúp em tẩy đi hình sai đó và em có thể vẽ lại. Không chỉ vậy, chiếc bút chì còn chính là cây bút đầu tiên của em, là cây bút em dùng để tập viết chữ những ngày đầu tiên vào lớp Một. Em rất yêu quý cây bút chì của mình.
Tả công dụng của cái cặp sách
Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có riêng cho mình những vật dụng gần gũi với bản thân. Và em cũng không ngoại lệ, chiếc cặp nhỏ là người bạn thân thiết nhất của em. Chiếc cặp hình chữ nhật, có màu hồng, trên cặp in nổi hình nàng công chúa Sofia mà em yêu thích. Quai cặp được làm bằng nhựa, trông rất chắc chắn. Hai dây đeo là vải ni lông màu đen. Bên trong, cặp có ba ngăn nhỏ, to, thuận tiện cho việc đựng sách vở và đồ dùng học tập. Em rất yêu quý chiếc cặp này.

Chọn file cần tải:
-
Tập làm văn lớp 5: Đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật 34 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Anh Tuấn NguyễnThích · Phản hồi · 6 · 26/02/23
Tài liệu tham khảo khác
Có thể bạn quan tâm
-
Viết đoạn văn tiếng Anh về tác động tiêu cực của ngành du lịch (5 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
100.000+ -
Nghị luận về câu tục ngữ Có chí thì nên
100.000+ 1 -
Báo cáo tổng kết năm học của trường Mầm non (5 mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
100.000+ -
Nghị luận xã hội về sự tự tin - 4 Dàn ý & 29 mẫu nghị luận về tự tin
100.000+ -
Nghị luận Uống nước nhớ nguồn - 5 Dàn ý & 16 bài văn nghị luận xã hội lớp 9
100.000+ -
Nghị luận Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
100.000+ -
Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (5 Mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh lễ hội truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại
100.000+ 12
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc
- Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện (3 mẫu)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước câu chuyện Chiếc đồng hồ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước bài thơ Tiếng chổi tre
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ...
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc bài tập 2
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ Tuổi Ngựa
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc trong bài Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Ngưỡng cửa
- Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày
- Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương
- Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá
- Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng
- Đoạn văn chia sẻ tình cảm, cảm xúc về việc làm góp phần bảo vệ môi trường
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc khiến em xúc động
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một khổ thơ trong bài thơ Thăm nhà Bác
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
- Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước
- Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một ngày hội được tổ chức ở trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa
-
Viết đoạn văn nêu ý kiến
- Đoạn văn nêu ý kiến về vấn đề "Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?"
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ
- Ý kiến về việc Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về việc Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về Thiếu nhi là tương lai của đất nước
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành hoạt động ủng hộ, giúp đỡ các bạn học sinh vùng thiên tai
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành phong trào trồng và bảo vệ cây xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi
- Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng
- Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi
- Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng chen lấn khi xếp hàng
- Viết đoạn văn nêu lí do em tán thành hoặc phản đối việc học sinh tiểu học mang điện thoại thông minh đến trường
-
Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
-
Kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện đã học ở chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là” với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Dàn ý kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Kể sáng tạo câu chuyện Rùa và Thỏ
- Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật
- Kể câu chuyện trong chủ điểm Cộng đồng gắn bó bằng lời của một nhân vật
- Kể lại Câu chuyện của chim sẻ bằng lời của một nhân vật
- Đóng vai cô chủ tiệm tạp hoá, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất
- Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên
- Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ
- Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm
- Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa
- Kể sáng tạo một câu chuyện về thiếu nhi
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong sách Tiếng Việt 5, có chi tiết sáng tạo
-
Kể tóm tắt câu chuyện
-
Viết chương trình hoạt động
- Viết chương trình cho một hoạt động do lớp em dự kiến tổ chức nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học
- Viết chương trình hoạt động phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp
- Viết chương trình hoạt động Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội
- Viết chương trình hoạt động mà trường em sắp tổ chức
- Viết chương trình hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
- Viết chương trình hoạt động tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11
- Viết chương trình của lớp em tham quan một di tích lịch sử
- Viết chương trình hoạt động của lớp em tham gia cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường
-
Viết báo cáo công việc
- Báo cáo thầy cô về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua
- Báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của Chi đội trong tháng qua
- Báo cáo kết quả của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh Em yêu hoà bình
- Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập
- Viết báo cáo kết quả quyên góp sách của tổ em tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn
-
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc
- Viết đoạn văn nêu một phẩm chất cần có của thiếu nhi
- Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên)
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Viết tiếp đoạn văn giới thiệu về nhân vật Mai An Tiêm
- Viết tiếp đoạn văn giới thiệu về cậu bé Gióng
- Viết 2 - 3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học
-
Tả cảnh đường phố, vườn cây, nương rẫy
-
Tả cảnh đẹp địa phương
- Tả cảnh đẹp quê hương em
- Mở bài gián tiếp tả cảnh thiên nhiên
- Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên
- Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
- Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
- Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
- Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
- Miêu tả cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
- Nói 2 - 3 câu về vẻ đẹp của một khu vườn mà em biết
- Lập dàn ý tả một danh lam thắng cảnh
- Viết 3 - 4 câu tả một cảnh đẹp thiên nhiên
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh
- Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm
- Tả một đêm trăng đẹp
- Dàn ý tả một đêm trăng đẹp
- Viết 2 - 3 câu bày tỏ cảm xúc của em khi mùa xuân đến
- Viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên
- Viết đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, trong đó có ít nhất 2 từ ngữ chỉ màu xanh
-
Tả cảnh sông nước, vùng biển
- Tả dòng sông (Sơ đồ tư duy)
- Tả cảnh dòng sông Hồng
- Tả cảnh dòng sông Hương
- Tả cảnh dòng sông Hàn
- Tả một con suối mà em biết
- Dàn ý tả cảnh sông nước
- Dàn ý tả dòng sông
- Dàn ý tả con suối
- Đoạn văn miêu tả cảnh sông nước
- Dàn ý tả cảnh biển
- Tả cảnh biển (Sơ đồ tư duy)
- Tả cảnh biển vào buổi sáng sớm
- Tả cảnh biển vào lúc hoàng hôn
- Tả cảnh biển Nha Trang
- Tả cảnh biển Vũng Tàu
- Tả cảnh biển Sầm Sơn
- Tả cảnh biển Đồ Sơn
- Tả cảnh biển Đà Nẵng
- Viết bài văn tả một cảnh đẹp sông nước (biển, hồ, sông, suối,...) mà em biết
- Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối
- Viết đoạn văn tả một đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh
- Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo
-
Tả ngôi trường
-
Tả cánh đồng
-
Văn tả cảnh tổng hợp
-
Tả ngôi nhà
-
Tả cơn mưa
-
Tả công viên
-
Mở bài, kết bài tả người
-
Tả nhân vật trong truyện
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc
- Tả nhân vật trong truyện mà em thích
- Tả hình ảnh cô Tấm trong truyện Tấm Cám
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Cây tre trăm đốt
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Cô bé Lọ Lem
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Cây khế
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Nàng tiên cá
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Thạch Sanh
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Conan
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Nàng tiên Ốc
-
Tả ca sĩ, diễn viên hài
-
Tả người em thường gặp
-
Tả người thân đang làm việc
-
Tả người lao động
-
Tả thầy cô, bạn bè
- Dàn ý Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em
- Dàn ý tả cô giáo
- Dàn ý tả thầy giáo
- Tả cô giáo mà em yêu quý
- Kết bài mở rộng Tả cô giáo
- Mở bài gián tiếp Tả cô giáo
- Tả cô giáo đang giảng bài
- Tả thầy (cô) Hiệu trưởng trường em
- Lập dàn ý Tả một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp Tả một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn kết bài mở rộng và không mở rộng Tả một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Tả một người bạn mà em quý mến
-
Tả em bé
-
Tả người thân
-
Tả đồ vật
- Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em
- Tả chiếc đồng hồ báo thức
- Tả một đồ vật mà em yêu thích
- Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa đối với em
- Tả món đồ trong viện bảo tàng mà em được quan sát
- Dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
- Dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa
- Đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật
- Tả trống đồng Đông Sơn
- Tả cây chổi quét nhà
- Tả quyển vở của em
- Tả cái gương nhà em
- Tả chiếc đồng hồ đeo tay của em
- Tả con heo đất của em
-
Tả một cây cổ thụ
-
Tả cây non
-
Tả giàn cây leo
-
Tả một loại trái cây
-
Tả loài hoa
-
Tả con vật
-
Kể chuyện
- Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
- Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất
- Kể lại câu chuyện cổ tích theo lời nhân vật trong truyện
- Kể cho người thân nghe một mẩu chuyện về Nguyễn Hiền
- Kể về một lễ khai giảng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em
- Kể về một hoạt động trải nghiệm em đã được tham gia ở trường