Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5
Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường gồm 3 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới để đưa ra ý kiến của mình sao cho thật thuyết phục, chặt chẽ.
Với 3 đoạn văn dưới đây, các em còn dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 113. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com.
Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 1
- Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 2
- Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 3
Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 1
Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy học sinh tiểu học có nên mang điện thoại đến trường hay không? Và việc mang điện thoại đến trường có thật sự cần thiết? Theo em việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến trường là không cần thiết vì một số lí do như: Thứ nhất khi học sinh mang điện thoại đến trường việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập rất khó khăn đối với giáo viên. Thứ hai khi mang điện thoại đến trường có rất nhiều trường hợp trong giờ học học sinh lén lút sử dụng điện thoại để làm các hoạt động khác, quan trọng hơn hết nếu học sinh được phép mang điện thoại đến lớp sẽ khiến các em ít giao tiếp qua lại với nhau hơn mà thay vào đó là cầm điện thoại mỗi giờ ra chơi. Học sinh tiểu học là lứa tuổi còn nhỏ, việc tiếp xúc với điện thoại quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho các bạn và sẽ tạo cho các bạn một thói quen xấu. Khi đến lớp nếu xảy ra vấn đề gì cần liên lạc với phụ huynh các bạn có thể thông qua các thầy cô giáo chủ nhiệm để liên lạc. Vậy qua những lí do đã nêu ở trên bản thân em cảm thấy việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến lớp là không cần thiết, các bạn học sinh lứa tuổi tiểu học nên dành nhiều thời gian cho việc vui chơi với bạn bè ở trường hơn là những giờ phút chỉ tập trung vào màn hình điện thoại.
Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 2
Theo em, chúng ta không nên để học sinh tiểu học mang điện thoại tới trường vì những ảnh hưởng xấu của điện thoại. Học sinh có thể sử dụng điện thoại không đúng cách như dùng trong giờ học, để nhắn tin, lướt web trong khi kiểm tra, và sử dụng với mục đích không tốt như phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng hoặc trêu chọc người khác. Nghiện điện thoại thông minh có thể gây hại cho sức khỏe, tâm lý và học tập của các bạn trẻ. Ngoài ra có thể gây ra nhiều hậu quả xấu như ảnh hưởng đến khả năng học tập, gây mất tập trung và lười biếng, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Vì những lí do nêu trên, chúng ta không nên để học sinh tiểu học mang điện thoại tới trường.
Đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường - Mẫu 3
Em tán thành việc học sinh tiểu học mang điện thoại đến trường. Vì việc học sinh tiểu học mang điện thoại thông minh đến trường có thể được đánh giá tích cực nếu được sử dụng một cách hợp lý và có sự giám sát từ phía giáo viên và phụ huynh. Đầu tiên, điện thoại thông minh có thể trở thành một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả cho học sinh. Các ứng dụng và tài nguyên trực tuyến trên điện thoại có thể giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách linh hoạt và đa dạng hơn. Thứ hai, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng công nghệ và khả năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng mà ngày nay ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại. Cuối cùng, trong một số trường hợp, điện thoại thông minh cũng có thể là một công cụ liên lạc giữa học sinh và phụ huynh, giúp tạo điều kiện cho sự giao tiếp và liên kết giữa nhà trường và gia đình.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Hoa DươngThích · Phản hồi · 1 · 19:47 30/12
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
-
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
-
Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng (Dàn ý + 8 mẫu)
-
Sổ tay Ô tô - Ebook tiếng Việt
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 32
Mới nhất trong tuần
-
Mở bài gián tiếp Tả cô giáo (14 mẫu)
100.000+ 8 -
Tả thầy giáo mà em yêu quý (Sơ đồ tư duy)
100.000+ 15 -
Tả cảnh hoàng hôn trên quê em
100.000+ 3 -
Tả một đêm trăng đẹp
1M+ 57 -
Tả cảnh Hồ Gươm
100.000+ 5 -
Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi
1.000+ -
Tả cánh đồng lúa chín
100.000+ 9 -
Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong sách Tiếng Việt 5, trong đó có chi tiết sáng tạo
1.000+ -
Tả một người bạn thân của em
2M+ 113 -
Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
1M+ 32