Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống gồm 3 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, biết cách xây dựng dàn ý cho bài văn tả cảnh thật hay.
Qua đó, các em còn có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để có thêm nhiều vốn từ:
Dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
Lập dàn ý tả một hồ nước
1. Mở bài:
- Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương
2. Thân bài:
- Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
- Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
- Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước
- Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.
- Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò...
* Vai trò:
- Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây
- Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận...
Kết bài:
- Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.
Dàn ý tả cảnh dòng sông
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
- Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
- Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi ghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
- Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
- Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
b) Tả chi tiết:
- Buổi sáng:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
- Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
- Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
- Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
- Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
- Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
- Buổi trưa:
- Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
- Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
- Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
- Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
- Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
- Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
- Buổi chiều:
- Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
- Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
- Buổi tối:
- Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
- Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
- Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
- Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
- Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
- Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
Dàn ý Tả cảnh con suối
a) Mở bài: Giới thiệu về dòng suối mà em muốn miêu tả
Gợi ý:
- Dòng suối ấy nằm ở đâu? Có tên gọi là gì?
- Vì sao (lúc nào) em đã đến và quan sát dòng suối đó?
b) Thân bài:
- Miêu tả chung về dòng suối:
- Dòng suối đó chảy từ đâu về và kết thúc ở đâu?
- Độ dài và độ sâu của dòng suối như thế nào?
- Dòng suối có thay đổi về mực nước, đặc điểm vào các mùa trong năm không? (mùa mưa, mùa khô)
- Miêu tả chi tiết về dòng suối:
- Nước suối có đặc điểm như thế nào? (màu sắc, hương vị, độ trong…)
- Lòng suối có nhiều đá, sỏi không? Mật độ và kích thước của chúng như thế nào?
- Suối chảy theo đường thẳng hay uốn lượn qua nhiều khu vực? Có những nơi nào dòng suối chảy mạnh hơn do độ cao của địa hình không?
- Dưới suối, ở đoạn nào có sự sống của các loài vật như cá, ốc, cua…? Người dân đi bắt các con vật này vào thời gian nào?
- Hai bên bờ suối có cây cối hay làng bản, hoạt động trồng trọt nào không?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho dòng suối đó.