Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ phân số Giải Toán lớp 6 trang 38 - Tập 2 sách Cánh diều
Giải Toán lớp 6 trang 38 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 3 Phép cộng, phép trừ phân số thuộc chương 5 Phân số và số thập phân.
Toán 6 Cánh diều tập 2 trang 38 Tập 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6 . Giải Toán lớp 6 trang 38 tập 2 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ phân số
- Trả lời câu hỏi phần mở đầu Toán 6 bài 3
- Giải Toán 6 Phép cộng, phép trừ phân số phần luyện tập
- Giải bài tập Toán 6 trang 38 tập 2
- Lý thuyết Phép cộng, phép trừ phân số
Trả lời câu hỏi phần mở đầu Toán 6 bài 3
Thái Bình Dương bao phủ khoảng bề mặt Trái Đất, Đại Tây Dương bao phủ khoảng mặt Trái Đất.
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng bao nhiêu phần bề mặt Trái Đất? Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương bao nhiêu phần bề mặt Trái Đất?
Gợi ý đáp án
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ số phần bề mặt Trái Đất là:
\(\frac{1}{3} + \frac{1}{5} = \frac{5}{{15}} + \frac{3}{{15}} = \frac{8}{{15}}\) (phần)
Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương số phần bề mặt Trái Đất là:
\(\frac{1}{3} - \frac{1}{5} = \frac{5}{{15}} - \frac{3}{{15}} = \frac{2}{{15}}\) (phần)
Vậy Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bao phủ khoảng \(\frac{8}{{15}}\) bề mặt Trái Đất.
Thái Bình Dương bao phủ nhiều hơn Đại Tây Dương \(\frac{2}{{15}}\) phần bề mặt Trái Đất.
Giải Toán 6 Phép cộng, phép trừ phân số phần luyện tập
Luyện tập 1
Tính:
a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{2}{7}\) | b) \(\frac{{ - 4}}{9} + \frac{2}{{ - 3}}\) |
Gợi ý đáp án
a) \(\frac{{ - 3}}{7} + \frac{2}{7} = \frac{{ - 3 + 2}}{7} = \frac{{ - 1}}{7}\)
b) \(\frac{{ - 4}}{9} + \frac{2}{{ - 3}} = \frac{{ - 4}}{9} + \frac{{ - 2}}{3} = \frac{{ - 4}}{9} + \frac{{ - 6}}{9} = \frac{{ - 4 + \left( { - 6} \right)}}{9} = \frac{{ - 10}}{9}\)
Luyện tập 2
Tính một cách hợp lí:
a) \(\frac{{ - 5}}{9} + \frac{4}{{11}} + \frac{7}{{11}}\) | b) \(\frac{{ - 2}}{5} + \frac{3}{8} + \frac{{ - 3}}{5} + \frac{{13}}{8}\) |
Gợi ý đáp án
a) \(\frac{{ - 5}}{9} + \frac{4}{{11}} + \frac{7}{{11}}\)
\(\begin{matrix} = \dfrac{{ - 5}}{9} + \left( {\dfrac{4}{{11}} + \dfrac{7}{{11}}} \right) \hfill \\ = \dfrac{{ - 5}}{9} + \left( {\dfrac{{4 + 7}}{{11}}} \right) = \dfrac{{ - 5}}{9} + \dfrac{{11}}{{11}} \hfill \\ = \dfrac{{ - 5}}{9} + 1 = \dfrac{{ - 5}}{9} + \dfrac{9}{9} = \dfrac{{ - 5 + 9}}{9} = \dfrac{4}{9} \hfill \\ \end{matrix}\)
b) \(\frac{{ - 2}}{5} + \frac{3}{8} + \frac{{ - 3}}{5} + \frac{{13}}{8}\)
\(\begin{matrix} = \left( {\dfrac{{ - 2}}{5} + \dfrac{{ - 3}}{5}} \right) + \left( {\dfrac{{13}}{8} + \dfrac{3}{8}} \right) \hfill \\ = \left( {\dfrac{{ - 2 - 3}}{5}} \right) + \dfrac{{13 + 3}}{8} \hfill \\ = \left( {\dfrac{{ - 5}}{5}} \right) + \dfrac{{16}}{8} = - 1 + 2 = 1 \hfill \\ \end{matrix}\)
Luyện tập 3
Tính:
\(\frac{7}{{ - 10}} - \frac{9}{{10}}\)
Gợi ý đáp án
Thực hiện phép tính ta có:
\(\frac{7}{{ - 10}} - \frac{9}{{10}} = \frac{{ - 7}}{{10}} - \frac{9}{{10}} = \frac{{ - 7 - 9}}{{10}} = \frac{{ - 16}}{{10}} = \frac{{ - 8}}{5}\)
Giải bài tập Toán 6 trang 38 tập 2
Câu 1
Tính:
\(a)\;\frac{-2}9+\;\frac7{-9}\)
\(b)\;\frac1{-6}+\;\frac{13}{-15}\)
\(c)\;\frac5{-6}+\;\frac{-5}{12}+\;\frac7{18}\)
Gợi ý đáp án
\(a)\;\frac{-2}9+\;\frac7{-9}=\frac{-2}9+\;\frac{-7}9=\frac{-9}9=-1\)
\(b)\;\frac1{-6}+\;\frac{13}{-15}=\frac{1.5}{(-6).5}+\;\frac{13.2}{(-15).2}=\;\frac5{-30}+\frac{26}{-30}=\frac{-31}{30}\)
\(c)\;\frac5{-6}+\;\frac{-5}{12}+\;\frac7{18}=\frac{5.6}{(-6).6}+\;\frac{(-5).3)}{12.3}+\;\frac{7.2}{18.2}\;=\frac{-30}{36}+\;\frac{-15}{36}+\;\frac{14}{36}=\;\frac{-31}{36}\)
Câu 2
Tính một cách hợp lí:
\(a)\;\frac29+\;\frac{-3}{10}+\;\frac{-7}{10}\)
\(b)\;\frac{-11}6+\;\frac25+\;\frac{-1}6\)
\(c)\;\frac{-5}8+\;\frac{12}7+\;\frac{13}8+\;\frac27\)
Gợi ý đáp án
\(a)\;\frac29+\;\frac{-3}{10}+\;\frac{-7}{10}=\frac29+(\frac{-3}{10}+\;\frac{-7}{10})=\frac29+\frac{-10}{10}=\frac29+(-1)=\frac29+\frac{-9}9=\frac{-7}9\;\)
\(b)\;\frac{-11}6+\;\frac25+\;\frac{-1}6=(\frac{-11}6+\frac{-1}6)+\frac25\)
\(=\frac{-12}6+\frac25=-2+\frac25=\frac{(-2).5}5+\frac25=\frac{-10}5+\frac25=\frac{-8}5\;\;\)
\(c)\;\frac{-5}8+\;\frac{12}7+\;\frac{13}8+\;\frac27\)
\(=(\frac{-5}8+\frac{13}8)+(\frac{12}7+\frac27)=\frac88+\frac{14}7=1+2=3\)
Câu 3
Tìm số đối của mỗi phân số sau: \(\frac9{25};\;\frac{-8}{27};-\frac{15}{31};\;\frac{-3}{-5};\;\frac5{-6}\)
Gợi ý đáp án
Số đối của mỗi phân số:
\(\frac9{25}=\;\frac{25}9\)
\(\frac{-8}{27}=\frac{27}{-8}\)
\(-\frac{15}{31}=-\frac{31}{15}\)
\(\frac{-3}{-5}=\;\frac{-5}{-3}=\;\frac53\)
\(\frac5{-6}=\;\frac{-6}5\)
Câu 4
Tính:
\(a)\;\frac5{16}-\;\frac5{24}\)
\(b)\;\frac2{11}+(\frac{-5}{11}-\;\frac9{11})\)
\(c)\frac1{10}-(\frac5{12}-\frac1{15})\)
Gợi ý đáp án
\(a)\;\frac5{16}-\;\frac5{24}\)\(=\frac{5.3}{16.3}-\frac{5.2}{24.2}=\frac{15}{48}-\frac{10}{48}=\frac5{48}\)
\(b)\frac2{11}+(\frac{-5}{11}-\frac9{11})=\frac2{11}+\frac{-14}{11}=\frac{-12}{11}\)
\(c)\frac1{10}-(\frac5{12}-\frac1{15})\)
\(=\frac{1.6}{10.6}-(\frac{5.5}{12.5}-\frac{1.4}{15.4})=\frac6{60}-(\frac{25}{60}-\frac4{60})=\;\frac6{60}-\frac{21}{60}=\frac{-15}{60}=\frac{-1}4\)
Câu 5
Tính một cách hợp lí:
\(a)\;\frac{27}{13}-\;\frac{106}{111}+\;\frac{-5}{111}\)
\(b)\;\frac{12}{11}-\;\frac{-7}{19}+\;\frac{12}{19}\)
\(c)\;\frac5{17}-\;\frac{25}{31}+\;\frac{12}{17}+\;\frac{-6}{31}\)
Gợi ý đáp án
a)\(\;\frac{27}{13}-\;\frac{106}{111}+\;\frac{-5}{111}=\;\frac{27}{13}-(\frac{106}{111}+\frac5{111})=\frac{27}{13}-\;\frac{111}{111}=\frac{27}{13}-1=\frac{27-13}{13}=\frac{14}{13}\)
b) \(\frac{12}{11}-\;\frac{-7}{19}+\;\frac{12}{19}=\frac{12}{11}-(\frac{-7}{19}-\frac{12}{19})=\frac{12}{11}-\frac{-19}{19}=\frac{12}{11}-(-1)=\frac{12}{11}+1=\frac{12+11}{11}=\frac{23}{11}\;\)
c) \(\frac5{17}-\;\frac{25}{31}+\;\frac{12}{17}+\;\frac{-6}{31}=(\frac5{17}+\;\frac{12}{17})-(\frac{25}{31}+\frac6{31})=\frac{17}{17}-\frac{31}{31}=1-1=0\)
Câu 6
Tìm x, biết:
a) \()x-\;\frac56=\;\frac12\;\)
\(b)\;\frac{-3}4-x=\;\frac{-7}{12}\)
Gợi ý đáp án
a\()x-\;\frac56=\;\frac12\;\)
\(\;x=\frac12+\frac56\)
\(x=\frac{1.3}{2.3}+\frac56\)
\(\;\;x=\frac36+\frac56\)
\(\;\;x=\frac86\;\)
\(\;\;x=\frac43\)
\(b)\;\frac{-3}4-x=\;\frac{-7}{12}\)
\(x=\frac{-3}4-\frac{-7}{12}\;\;x=\frac{(-3).3}{4.3}-\frac{-7}{12}\)
\(\;\;x=\;\frac{-9}{12}-\frac{-7}{12}\)
\(x=\frac{-2}{12}\;;\;x=\frac{-1}6\)
Câu 7
Một xí nghiệp trong tháng Giêng đạt \(\frac38\) kế hoạch của Quý I, tháng Hai đạt \(\frac27\) kế hoạch của Quý I. Tháng Ba xí nghiệp phải đạt được bao nhiêu phần kế hoạch của Quý I?
Gợi ý đáp án
Một quý gồm 3 tháng, coi số phần kế hoạch của Quý I là 1
Gọi số phần kế hoạch quý I mà tháng Ba đạt được là x
Ta có: \(x=1-(\frac38+\frac27)=1-\;(\frac{3.7}{8.7}+\frac{2.8}{7.8})=1-(\frac{21}{56}+\;\frac{16}{56})=1-\frac{37}{56}=\;\frac{19}{56}\)(kế hoạch)
Câu 8
Bốn tổ của lớp 6A đóng góp sách cho góc thư viện như sau: tổ I góp \(\frac14\) số sách của lớp, tổ II góp\(\;\frac9{40}\)số sách của lớp, tổ III góp \(\frac15\) số sách của lớp, tổ IV góp phần sách còn lại. Tổ IV đã góp bao nhiêu phần số sách của lớp?
Gợi ý đáp án
Coi số sách quyên góp của cả lớp là 1
Gọi số sách tổ IV quên góp là x
Ta có: \(x=1-(\frac14+\;\frac9{40}+\;\frac15)\;\)
\(x=1-(\frac{1.10}{4.10}+\;\frac{9.1}{40.1}+\;\frac{1.8}{5.8})\)
\(x=1-(\;\frac{10}{40}+\;\frac9{40}+\;\frac8{40})\)
\(x=1-\frac{27}{40}x=\frac{40}{40}-\frac{27}{40}\;x=\frac{13}{40}(phầnsách)\)
Lý thuyết Phép cộng, phép trừ phân số
1. Phép cộng phân số
a) Quy tắc cộng 2 phân số
Quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Quy tắc cộng hai phân số khác mẫu
Muốn cộng hai phân số có mẫu khác nhau, ta quy đồng mẫu số của chúng, sau đó cộng hai phân số có cùng mẫu.
b) Tính chất của phép cộng phân số
Tương tự phép cộng các số nguyên, phép cộng phân số cũng có những tính chất giao hoán và kết hợp.
Trong thực hành, ta có thể sử dụng các tính chất này để tính giá trị biểu thức một cách hợp lí.
2. Phép trừ phân số
a) Số đối
Hai số gọi là đối nhau nêu tổng của chúng bằng
Kí hiệu số đối của phân số a/b và -a/b
Ví dụ: Số đối của 5/6 là -5/6
Số đối của -2/9 là 2/9.
Hai phân số là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
Kí hiệu số đối của phân số \(\frac{a}{b}\) là \(- \frac{a}{b}\). Ta có: \(\frac{a}{b} + \left( { - \frac{a}{b}} \right) = 0.\)
Mà \(\frac{{ - a}}{b} + \frac{a}{b} = 0\) nên ta có:\(- \frac{a}{b} = \frac{{ - a}}{b} = \frac{a}{{ - b}}.\)
b, Phép trừ phân số
Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ:
\(\frac{a}{b}-\frac{c}{d}=\frac{a}{b}+\left(-\frac{c}{d}\right)\)
Ví dụ:
\(\frac{1}{3}-\frac{5}{4}=\frac{1}{3}+\left(-\frac{5}{4}\right)=\frac{4}{12}+\left(-\frac{15}{12}\right)=\frac{4+\left(-15\right)}{12}=-\frac{11}{12}\)
c) Quy tắc trừ hai phân số
Quy tắc trừ hai phân số
*Muốn trừ 2 phân số có cùng mẫu số, ta trừ tử của số bị trừ cho tử của số trừ và giữ nguyên mẫu.
*Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất cộng với số đối của phân số thứ hai.
Quy tắc dấu ngoặc:
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu cộng (+) đằng trước, ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu trừ (-) đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Chú ý: Ta thực hiện được phép cộng và phép trừ phân số với số nguyên bằng cách viết số nguyên ở dạng phân số.
d. Bài toán dẫn đến phép cộng, phép trừ phân số
Bước 1: Căn cứ vào đề bài, lập các phép cộng, phép trừ phân số thích hợp.
Bước 2: Thực hiện phép tính cộng (trừ)
Bước 3: Kết luận.
e. Thực hiện dãy phép tính cộng, trừ các phân số
Ta thực hiện theo các bước sau:
+ Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương
+ Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối
+ Quy đồng mẫu các phân số rồi thực hiện cộng các tử số
+ Rút gọn kết quả (nếu có thể)
Tùy theo đặc điểm của các phân số ta có thể sử dụng các tính chất của phép cộng phân số để việc tính toán được thuận lợi và nhanh chóng.