Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo (Dàn ý + 25 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo bao gồm gợi ý cách viết kèm theo 25 mẫu khác nhau cực hay. Qua đoạn văn suy nghĩ về lòng hiếu thảo giúp các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ tốt hơn.
Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo được viết rất rõ ràng dễ hiểu. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và cũng là tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm. Từ đó khi gặp những dạng bài tương tự, các em học sinh dễ dàng xác định dạng bài và cách triển khai chính xác. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về niềm tin trong cuộc sống, đoạn văn nghị luận về tình yêu thương.
Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo hay nhất
- Dàn ý viết đoạn văn về lòng hiếu thảo
- Nghị luận về lòng hiếu thảo 200 chữ
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
- Viết đoạn văn về ý nghĩa của lòng hiếu thảo
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo
- Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
- Viết đoạn văn ngắn về lòng hiếu thảo (3 Mẫu)
- Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo (5 Mẫu)
- Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
- Đoạn văn về lòng hiếu thảo (4 Mẫu)
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo (6 Mẫu)
Dàn ý viết đoạn văn về lòng hiếu thảo
1. Mở đoạn
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
b. Phân tích
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
- Nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà.
- Có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.
- Có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không trành giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em.
- Ý nghĩa của lòng hiếu thảo:
- Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc.
- Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn.
- Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
3. Kết đoạn
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Đoạn văn mẫu 1
Từ cổ chí kim, chữ “hiếu” luôn được con người đề cao hàng đầu, từ bậc vua chúa cho đến dân thường, ai ai cũng coi trọng đạo làm con. Hiểu một cách gần gũi nhất, thì đó là cách mà người con thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ và cách báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đó là điều mà ai cũng nên làm và phải làm, bởi để có chúng ta ngày hôm nay, cha mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh, nhọc nhằn lo toan. Dù bản thân có phải thiếu thốn, đói khổ, thì cha mẹ cũng tìm cách cho con được ăn no, ngủ ấm. Tình cha nghĩa mẹ là thứ tình cảm cao lớn, thiêng liêng không gì so sánh được, bởi vậy, người con phải hiếu thảo với mẹ cha. Và nó phải được thể hiện ra bằng những lời nói và hành động cụ thể. Khi còn bé, chúng ta cần biết vâng lời cha mẹ dạy, lớn hơn thì học hành chăm chỉ. Lớn hơn nữa thì phụ giúp bố mẹ công việc nhà để bố mẹ đỡ vất vả. Khi trưởng thành thì quay lại chăm sóc bố mẹ, dành thời gian để chia sẻ và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn. Mỗi hành động nhỏ bé, mỗi lời hỏi thăm đơn giản cũng đủ để khiến bố mẹ vui lòng rồi. Và khi bố mẹ cảm thấy hạnh phúc thì chính là chúng ta đã là người con hiếu thảo. Dẫu đơn giản là vậy, nhưng hiện nay vẫn có một số bạn trẻ chưa làm tròn đạo hiếu của mình. Do còn ham chơi, chỉ thích đến chốn xô bồ, tụ tập với bạn bè hay ích kỉ, chĩ nghĩ cho bản thân mình. Điều này vừa đáng trách vừa đáng buồn, bởi cha mẹ đâu có thể sống mãi với chúng ta được. Nếu họ cứ u mê như thế, đến khi thức tỉnh thì đã quá muộn rồi. Vì thế, các bài học về đạo hiếu luôn được đưa vào sách vở, nhà trường, phim ảnh, hay các bài tuyên truyền, nhằm nhắn nhủ những người con hãy luôn ưu tiên hoàn thành đạo hiếu. Bản thân em tuy chưa làm được nhiều điều giúp cha mẹ, nhưng em tin rằng mình đã và đang làm rất tốt. Bởi em đã thấy được nụ cười hạnh phúc của cha mẹ mỗi ngày.
Đoạn văn mẫu 2
Một thực trạng đang diễn ra ngày càng nhiều trong cuộc sống chúng ta hiện nay là việc con cháu không hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Tình trạng đó trái ngược với những đức tính tốt đẹp mà chúng ta đã học, đó là lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo có nghĩa là biết ơn những công lao lớn của cha mẹ, ông bà đã làm cho con cháu; đối xử tốt với họ và có hành động yêu thương, chăm sóc, phục vụ cha mẹ, ông bà khi họ già yếu. Hiếu thảo là một đức tính quý giá trong truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần học theo. Cha mẹ và ông bà là những người đã sinh dậy và nuôi dưỡng cho ta lớn lên, luôn cho ta những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Lòng hiếu thảo giúp kết nối các thế hệ trong gia đình và tạo ra môi trường tràn đầy yêu thương, tôn trọng và biết ơn. Lòng hiếu thảo loại bỏ sự nghi ngờ, âm mưu và sự vô tính. Người có lòng hiếu thảo luôn biết tôn trọng cha mẹ và làm cho họ hạnh phúc, tâm trạng an tâm. Họ luôn tuân thủ những điều đúng đắn và thực hiện nghĩa vụ với người cha mẹ. Sống có lòng hiếu thảo là một lối sống cao đẹp, biểu lộ sự trung thành và trách nhiệm, và người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Lòng hiếu thảo luôn được tôn vinh và ngưỡng mộ trong mọi thời đại và tình huống. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người sống một cách bất hiếu, vô lễ, tàn nhẫn và bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn và một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách. Là một người con, chúng ta cần biết kính trọng cha mẹ và chăm sóc họ khi tuổi già sức yếu. Chúng ta cũng cần trau dồi nhân cách tốt đẹp và sống hòa thuận với anh chị em trong gia đình để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyền thống hiếu thảo luôn là niềm tự hào của người Việt, hãy tiếp tục truyền thống này và làm cho nó ngày càng vẻ vang hơn.
Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
Lòng hiếu thảo là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người, là tinh hoa tinh túy của tình cảm gia đình. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ những năm tháng đầu đời, khi ta nhận thức về tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Lòng hiếu thảo không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là sự biết ơn và lòng tri ân chân thành đối với những người đã đưa ta đến với cuộc sống này. Có lòng hiếu thảo, ta luôn quan tâm, chăm sóc và đặt lợi ích của cha mẹ lên trên hết. Ta sẵn lòng hy sinh, làm mọi việc có thể để đáp lại công ơn và lòng ân cần mà họ đã dành cho ta. Không chỉ với cha mẹ, lòng hiếu thảo còn mở rộng đến những người thân khác trong gia đình, những người đã đóng góp, chia sẻ và chăm sóc ta trong cuộc sống. Lòng hiếu thảo cũng là điểm đáng tự hào của mỗi người, nó thể hiện tinh thần tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơn. Trong mỗi hành động của con người, lòng hiếu thảo luôn hiện diện để hướng dẫn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó là điểm tựa vững chắc trong những khó khăn và là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Tuy lòng hiếu thảo rất quan trọng, nhưng hiện nay, nó đang dần mất đi giá trị trong xã hội đương đại. Cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sự phân cách gia đình là một số yếu tố đang làm mờ đi sự quan tâm, chăm sóc của con người đối với nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm hơn đến lòng hiếu thảo và chăm sóc những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng một xã hội đoàn kết, yêu thương và cởi mở hơn. Hãy nhớ rằng lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm, mà là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hãy trân trọng và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo trong từng hành động, từng lời nói và cách cư xử của chúng ta.
Viết đoạn văn về ý nghĩa của lòng hiếu thảo
Cuộc đời của con người được xây dựng từ nhiều thành phần khác nhau và để cải thiện chính mình và sống đẹp hơn, ta cần phải tập trung vào việc rèn luyện tính hiếu thảo. Tính hiếu thảo là một cách sống tốt đẹp, cảm thấy trọn vẹn về các ơn dưỡng dục của cha mẹ và biểu lộ tình yêu với các bậc sinh thành. Nó cũng chứng tỏ sự chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Giá trị của một người không được đánh giá dựa trên sự giàu sang và quyền lực, mà thể hiện qua tính hiếu thảo. Với công đức lớn của cha mẹ, ta nên hiếu nghĩa với họ và ghi nhớ vai trò của mình như con. Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những gì họ đã giúp đỡ, mà còn là cách đóng góp cho sự phát triển của tính đạo đức và trí tuệ của ta. Hiếu thảo với cha mẹ có thể biểu lộ qua thái độ, những lời nói và hành động cụ thể, từ việc nói lễ phép đúng mực đến sự quan tâm, chăm sóc tận tình, giúp đỡ cha mẹ trong gia đình và là một ví dụ tốt cho các em nhỏ. Tuy nhiên, ý nghĩa của hiếu thảo hiện nay được hiểu rộng hơn, bao gồm hiểu với cha mẹ và là một công dân tốt, "trung với nước, hiếu với dân". Đồng thời, lòng biết ơn với những công lao lớn của thế hệ cha anh đã dũng cảm hi sinh để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu như vậy, hiếu thảo sẽ mở rộng và đầy đủ nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, chống lại cha mẹ, không nghe lời cha mẹ, không chăm sóc cha mẹ khi già, gây đau lòng và khổ cho cha mẹ. Những người con đó, bất kể thời đại hay hoàn cảnh nào, đều nên bị xã hội phẫn nộ vì họ là biểu tượng của người vô đạo đức, vô ơn, tàn bạo và không có tâm lý tốt. Cuộc sống ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không theo ta đến cuối đời, hãy sống với tâm hiếu thảo hàng ngày để gia đình trở nên yên tĩnh và hạnh phúc hơn, và giúp cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo. Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, họ hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, họ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng. Con người sống phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ “Hiếu”. Nhưng hiện nay còn tồn tại nhiều người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cùng nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, sống phải có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam và qua đó, giúp ta thấm thía rằng: “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu”.
Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo
Từ những bài học đạo đức đầu tiên, bài học ta được học số một chính là bài học về lòng hiếu thảo, phải sống sao cho xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ ông bà tổ tiên và đền đáp lại. Quả thực vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết mỗi con người cần có trong xã hội ngày nay. Hiếu thảo, hiểu đơn giản và cụ thể nhất chính là việc ta hiếu kính người bề trên trong gia đình, phụng dưỡng họ khi về già… Đó là những việc mà bất cứ ai cũng cần phải làm được bởi đó là cách để ta đền đáp công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ tổ tiên. Mẹ đã mang nặng đẻ đau ta chín tháng mười ngày, vất vả sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Cha cùng mẹ cực nhọc mỗi ngày, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta có một tuổi thơ tươi đẹp và đầy đủ. Họ cho ta một mái ấm, một bến bờ hạnh phúc, lúc nào cũng hết mình vì ta chẳng hề đòi hỏi gì. Hiếu thảo với họ, không phải bởi vì họ bắt buộc, mà đó là sự tự nguyện tự giác đền đáp, là thước đo đánh giá con người. Bởi họ dành cả cuộc đời trẻ trung chăm sóc ta, đến khi về già, ta lại dành của mình để chăm sóc họ. Một con người sống hiếu thảo là người có tình nghĩa, giàu lòng yêu thương, đáng mến. Nhìn về lịch sử dân tộc và các nước khác, những con người từ bỏ công danh như Châu Thọ Xương để tìm mẹ, mặc kệ tuổi già mà mặc đồ sặc sỡ làm trò cho cha mẹ mình vui cười không âu lo như Lão Lai Tử… Cho đến những cô bé cậu bé, dù còn nhỏ tuổi nhưng đã biết phụ giúp gia đình, thậm chí là cùng lo toan bươn chải chăm sóc cha mẹ/ông bà già yếu bệnh tật của mình. Vô vàn những tấm gương hiếu thảo đang sống và làm việc mỗi ngày xung quanh ta. Hiếu thảo, đôi khi chỉ đơn giản là xuất phát từ những hành động nhỏ nhặt, giản đơn nhất. Bạn đã làm được hay chưa?
Viết đoạn văn ngắn về lòng hiếu thảo (3 Mẫu)
Đoạn văn mẫu 1
Lòng hiếu thảo là thái độ, tình cảm, là cách ứng xử, đối đãi của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Một người con hiếu thảo luôn biết nghe lời, làm cha mẹ vui lòng và biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đau ốm. Một người cháu hiếu thảo luôn biết hỏi thăm sức khỏe ông bà, phụng dưỡng khi về già. Đôi khi lòng hiếu thảo chỉ đơn giản là sự hỏi han, một cử chỉ ân cần, một hành động yêu thương, đó cũng là hiếu thảo. Lòng hiếu thảo chẳng thể đong đếm được bởi cách cảm nhận của mỗi người là khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau, tuy nhiên chỉ cần đó là lòng hiếu thảo của con cháu thì bất kỳ ông bà hay cha mẹ nào cũng đều cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc. Chúng ta chỉ có một cha mẹ trên đời, vì thế phải trở thành một người con hiếu thảo để báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đừng để mình trở thành một người con bất hiếu khiến cha mẹ buồn lòng. Lòng hiếu thảo không chỉ giúp chúng ta đáp đền công lao sinh thành mà còn nuôi dưỡng trong chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Khi biết yêu thương ông bà, cha mẹ chúng ta mới có thể yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh mình. Chúng ta hãy là những người con hiếu thảo, một người giàu lòng nhân ái để không công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Đoạn văn mẫu 2
Là một người con, chúng ta phải luôn yêu thương, hiếu thảo với đấng sinh thành. Có thể thấy, cha mẹ đã đồng hành, bảo vệ và che chở chúng ta trên từng bước đường. Họ dành tất cả tình thương cho con cái bé bỏng mà không đòi hỏi được đền đáp. Bởi vậy, đứng trước tấm lòng cao rộng như trời bể của cha mẹ, chúng ta phải biết nâng niu, quý trọng. Khi thấy cha mẹ mệt mỏi, mỗi người hãy chú ý hỏi thăm sức khỏe và giúp đỡ các công việc đơn giản như: nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa,... Đôi lúc, vì cuộc sống mưu sinh vất vả nên cha mẹ thường hay nóng tính, bực bội. Những khi ấy, chúng ta cần thấu hiểu cho cảm xúc của họ. Cuối cùng, hãy cố gắng học hành, tu dưỡng đạo đức, lối sống tốt đẹp để cha mẹ luôn vui lòng nhé!
Đoạn văn mẫu 3
“Dạy con, con nhớ lấy lời
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”
Những câu ca dao quen thuộc ấy hẳn ai cũng biết. Hiếu thảo chính là một trong những đức tính quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Vậy hiếu thảo là gì? Có lẽ điều này đã quá dễ hiểu, bởi chúng ta có ai là chẳng biết hiếu thảo là ra sao. Đó là chỉ việc ta kính trọng, sống đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, công ơn tổ tiên. Không chỉ đơn giản là đức tính sống cần phải có, nó còn là một thước đo đánh giá con người. Ông cha ta từ xa xưa đã có những câu ca dao, tục ngữ dạy ta phải biết sống hiếu thảo. Ngoài ra còn có những câu chuyện về những con người trong lịch sử - tấm gương sáng cho sự hiếu thảo như Châu Thọ Xương người Tống, con của người vợ thứ. Mẹ ông bị vợ cả đuổi đi khi ông mới 7 tuổi, sau này làm quan, nghĩ đến công sinh thành của người mẹ đang lưu lạc bên ngoài của mình, ông từ quan đi khắp nơi tìm mẹ. May sao hai mẹ con trùng phùng được nơi đất Đồng Châu, từ đó ông đưa mẹ về để phụng dưỡng. Vì mẹ, ông sẵn sàng bỏ xuống công danh lợi lộc của bản thân mình. Đó chính là hiếu thảo. Điều ấy là đúng đắn bởi cha mẹ tổ tiên là người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, trao cho ta tình yêu thương vô bờ bến, dạy ta nên người. Những thành công ta có được không chỉ đơn giản là do bản thân ta đạt được mà còn nhờ có công sức, sự động viên đồng hành của họ. Họ không quản nhọc nhằn vất vả mà dành cho ta những thứ tốt nhất, luôn mong ta thành tài. Hiếu thảo còn là đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay, vậy nên đó còn là hành động kế thừa và phát triển hơn nữa kết tinh của dân tộc, làm sâu sắc và dày thêm bản sắc. Ấy vậy nhưng ngày nay lại có những đứa con vô tâm, chê bai cha mẹ mình, bỏ rơi họ trong bệnh tật và già yếu, chỉ biết vì bản thân mình, thấy xấu hổ khi có cha mẹ như vậy. Những kẻ máu lạnh ấy thật đáng bị lên án và phê phán. Hiếu thảo không có nghĩa là phải làm những việc quá lớn lao, chỉ đơn giản là dành sự quan tâm cho cha mẹ ông bà, cố gắng thật tốt trong cuộc sống đôi khi cũng là niềm vui khiến họ nở nụ cười và hạnh phúc rồi.
Đoạn văn viết về lòng hiếu thảo
Để hoàn thiện bản thân và trở nên tốt đẹp, con người cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp khác nhau. Trong đó, lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất cần có. Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, biết ơn, kính trọng ông bà cha mẹ của con cháu; cũng là sự đền ơn, giúp đỡ ông bà cha mẹ trong tất cả công việc, tự nguyện và tự hào. Lòng hiếu thảo là một truyền thống và đức tính tốt đẹp của người Việt, mỗi người cần biết bảo vệ và phát huy tích cực. Mọi người đều có cha mẹ, ông bà, cho mình một cảnh đời trên thế giới này, quá trình mẹ đã phải trải qua chín tháng mười ngày mang thai và sinh con. Con người trở nên lớn và mạnh mẽ vì nhờ sự chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng của cha mẹ và ông bà. Vì vậy, sống có lòng hiếu thảo là một trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người con để đáp lại sự tận tình của họ. Sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp cho con người tốt đẹp hơn hàng ngày, người có lòng hiếu thảo hiểu được trách nhiệm của mình với cuộc sống và những người xung quanh. Ngoài ra, sống hiếu thảo cũng giúp cho con người làm được nhiều việc tốt, hữu ích cho mọi người và cho xã hội. Để luyện tập lòng hiếu thảo, hãy bắt đầu từ bây giờ học cách yêu thương cha mẹ, ông bà và những người xung quanh hơn nữa, giúp đỡ họ một cách tự nhiên mỗi khi họ cần. Chúng ta cần phải nhìn thật trung thực và phê bình những người không chịu trách nhiệm, không có tận tụy với người thân. Cuộc đời ngắn ngủi và người thân không có thể theo chúng ta suốt đời. Từ bây giờ, hãy sống hoàn hảo theo đạo làm con và có lòng tử tế, để gia đình của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn và góp phần nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo (5 Mẫu)
Đoạn văn mẫu 1
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Đoạn văn mẫu 2
Hiếu thảo là một trong những phẩm chất đạo đức căn bản, cốt lõi và quan trọng nhất của con người. Lòng hiếu thảo hiểu một cách đơn giản đó là sự biết ơn, yêu thương, kính trọng của con cái đối với bậc sinh thành là cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Có rất nhiều cách để thể hiện lòng hiếu thảo, có thể là hành động cụ thể, cũng có thể là tình cảm âm thầm, lặng lẽ. Trong cuộc sống hàng ngày, lòng hiếu thảo có thể chỉ là sự lễ phép, đi thưa về gửi, hỏi thăm sức khỏe ông bà, đơn giản như nấu một bữa ăn ngon, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chờ bố mẹ về ăn cơm. Đó chính là biểu hiện của lòng hiếu thảo của con cái, một người con hiếu thảo chắc chắn là người con ngoan, một người tốt của xã hội, hiếu thảo với cha mẹ là tiền đề để họ biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh, từ đó lan tỏa tình thương đến mọi người. Những người con bất hiếu có những hành động, lời nói bất kính, xúc phạm đến ông bà, cha mẹ ắt sẽ phải lên án nghiêm khắc. Chúng ta phải biết ơn khi vẫn còn cha mẹ để báo hiếu, phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thật nhiều để sau này không phải hối hận.
Đoạn văn mẫu 3
Con người chúng ta muốn hoàn thiện bản thân và trở nên tốt đẹp thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp khác nhau. Một trong những phẩm chất mà chúng ta cần có chính là lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, biết ơn, kính trọng của con cháu dành cho ông bà cha mẹ; ngoài ra còn là sự đền ơn đáp nghĩa, báo hiếu, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc từ nhỏ đến lớn trên tinh thần tự nguyện. Lòng hiếu thảo là một truyền thống, một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam ta mà mỗi người chúng ta cần biết bảo vệ, giữ gìn và phát huy tích cực hơn nữa. Ai sinh ra cũng có ông bà, cha mẹ, để có được chúng ta trên cõi đời này đã là một đặc ân mà mẹ đã phải trải qua chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Hành trình chúng ta khôn lớn là bao công sức chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn của cha mẹ, ông bà. Chính vì thế, sống có lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con để đền đáp những công ơn to lớn của họ. Sống với lòng hiếu thảo sẽ làm con người ta tốt hơn từng ngày, người sống có lòng hiếu thảo là người hiểu được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc sống, với những người xung quanh. Bên cạnh đó, sống hiếu thảo giúp con người làm được nhiều việc tốt, có ích hơn cho mọi người, cho xã hội. Để rèn luyện lòng hiếu thảo, ngay từ hôm nay, mỗi người hãy học cách yêu thương nhiều hơn nữa ông bà, cha mẹ, những người xung quanh mình; giúp đỡ họ những việc làm không khả năng của mình một cách tự giác. Ngoài ra chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, phê phán những người sống vô trách nhiệm, không có lòng hiếu thảo, thờ ơ, dửng dưng với những người thân xung quanh. Cuộc sống đã vốn ngắn ngủi, người thân lại không thể theo ta đến suốt cuộc đời, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy sống trọn vẹn với đạo làm con, với tấm lòng hiếu thảo để gia đình mình thêm hạnh phúc hơn cũng như đóng góp nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Đoạn văn mẫu 4
Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Đoạn văn mẫu 5
Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lòng hiếu thảo chính là sợi dây gắn kết đầy yêu thương giữa các cá nhân trong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy càng thêm bền vững và thắm thiết hơn bao giờ hết. Lòng hiếu thảo được biểu hiện thông qua cuộc sống thường ngày, sống chung với cha mẹ thì con cái phải biết tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn với cha mẹ, chăm chỉ học tập tu dưỡng đạo đức không để cha mẹ phải phiền lòng mà thay vào đó là tự hào vì con cái của mình. Nếu có phải rời xa cha mẹ đi làm ăn xa, thì phải thường xuyên thư từ, điện thoại thăm hỏi, để giảm bớt nỗi nhớ con, nỗi lo lắng của cha mẹ, có món gì ngon, món gì lạ đều nghĩ đến cha mẹ. Luôn lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, có thời gian rảnh là lại về thăm cha mẹ, đưa cha mẹ đi chơi đây đó, đi khám sức khỏe định kỳ,.. Cố gắng kiếm thật nhiều tiền, ổn định cuộc sống, để có thể phụng dưỡng được cha mẹ, các bạn học sinh sinh viên nếu chưa thể kiếm tiền phụ giúp được cha mẹ thì phải có ý thức tiết kiệm, không ăn chơi đua đòi, tránh khiến cha mẹ phiền lòng. Làm phận con cái khi bước ra ngoài xã hội phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, phải biết tôn trọng pháp luật, đối xử với những người đáng tuổi cha mẹ mình như đối với cha mẹ mình, phải hết sức tôn kính, tránh những hành động kỳ thị, bất kính,... Một lòng hướng thiện, sống bao dung, hay giúp đỡ người khác, có thế mới được nhiều người tôn trọng, cha mẹ mình cũng được tiếng thơm là biết giáo dục con cái. Còn nếu làm ngược lại, cha mẹ sẽ là người đầu tiên phải chịu chỉ trích vì không giáo dục con tốt, đó là đại tội bất hiếu.
Đoạn văn về lòng hiếu thảo (4 Mẫu)
Đoạn văn mẫu 1
Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người. Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục. Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Việc hiếu nghĩa phải luôn luôn ghi nhớ, thực hành hàng ngày, chứ không chờ đến lúc ốm đau mới hỏi han, chăm sóc, hay chờ đến lúc chết mới than khóc, đau buồn. Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Đoạn văn mẫu 2
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Xem thêm: 96 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Đoạn văn mẫu 3
Đạo làm con là phải hết lòng phụng dưỡng, báo đáp mẹ cha, vì thế Hiếu Thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo là người con luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy - nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Lòng hiếu thảo luôn mang lại hạnh phúc cho gia đình, làm cho gia đình yên ấm. Hiếu thảo cũng mang lại một xã hội tốt đẹp văn minh. Bởi gia đình vốn là tế bào của xã hội. Nếu mỗi gia đình là những tấm gương hiếu thảo thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao. Muốn vậy ta cần phê phán những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đúng như đức nhân Khổng Tử từng nói: “Tội ác lớn nhất của con người chính là tội bất hiếu”. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về tình yêu thiên nhiên của con người
Đoạn văn mẫu 4
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo (6 Mẫu)
Đoạn văn mẫu 1
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Đoạn văn mẫu 2
Dân tộc Việt Nam ta có vô vàn truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát triển cho đến tận ngày nay. Một trong số đó nổi bật nhất chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo chính là tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là cách hiểu trong triết học Nho giáo. Hiểu đơn giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên. Việc phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống, thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo. Vậy vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người. Không chỉ vậy, họ còn dạy ta nên người, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên thật vẹn toàn, không thua kém ai. Cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất luôn dang tay chào đón chúng ta. Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm gương cho các thế hệ sau này và người khác noi theo học tập. Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chữ Đồng Tử lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cô cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình… Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày. Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc. Họ không quan tâm đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự diệt, ích kỷ chỉ vì riêng bản thân. Những con người ấy đáng bị lên án và trừng phạt. Hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời.
Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật
Đoạn văn mẫu 3
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam.
Đoạn văn mẫu 4
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta. Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Đoạn văn mẫu 5
Từ bao đời nay, người Việt Nam ta luôn sống với nhau bằng những truyền thống tốt đẹp, đối xử nhân nghĩa giữa người với người. Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của chúng ta đó chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn bởi lẽ chữ hiếu là cốt lõi gây dựng nên những giá trị tốt đẹp khác của con người. Hiếu thảo là yêu thương, kính trọng, biết ơn người có công sinh thành, dưỡng dục mình, thử hỏi người không có lòng hiếu thảo thì sao có những tình cảm tốt đẹp khác để giúp đời, yêu người? Hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Trước khi trở thành người công dân có ích cho xã hội, chúng ta phải là một người con có hiếu trong gia đình. Hãy sống với tình yêu thương, kính mến, đền ơn đáp nghĩa đối với đấng sinh thành và rèn luyện bản thân, góp sức mình xây dựng một cuộc sống, một đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.
Đoạn văn mẫu 6
Mỗi chúng ta được sinh ra và trưởng thành là một ân nghĩa vô cùng to lớn mà ta cần khắc ghi nhờ công lao của cha mẹ. Chính vì thế, là một người con, chúng ta cần sống với lòng hiếu thảo để cha mẹ không phiền lòng. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Người có lòng hiếu thảo là những người con biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Họ cũng là những người có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất; có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không tranh giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em. Lòng hiếu thảo có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người: Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn. Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… Là một người học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người con trong gia đình, chúng ta cần sống yêu thương gia đình, vâng lời ông bà, cha mẹ, phụ giúp mọi người từ những việc nhỏ nhất để tỏ lòng biết ơn,… Mỗi một hành động nhỏ đẹp đẽ sẽ khiến cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn. Hãy làm một người con hiếu thảo ngay từ hôm nay.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Việt PhạmThích · Phản hồi · 13 · 13/07/22