Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại Viết đoạn văn 200 chữ hay nhất

Viết đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại gồm 6 mẫu khác nhau cực hay, giúp các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ tốt hơn.

Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại
Đoạn văn suy nghĩ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại

TOP 6 Đoạn văn khoảng 200 chữ về cách giữ gìn văn hóa gia đình được viết rất rõ ràng dễ hiểu. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và cũng là tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm. Từ đó các em hiểu được vai trò của văn hóa gia đình đối với mỗi người. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về niềm tin trong cuộc sống, đoạn văn nghị luận về tình yêu thương.

Gợi ý viết giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại

1. Giới thiệu vấn đề

a. Giải thích

- Văn hóa gia đình được hiểu là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một gia đình, được gia đình đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.

- Giữ gìn văn hóa của gia đình là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.

b. Bàn luận

- Thực trạng vấn đề giữ gìn văn hóa gia đình hiện nay:

  • Phần lớn các gia đình Việt vẫn giữ được truyền thống, văn hóa gia đình trong cách cư xử giữa người trong gia đình với nhau và với người ngoài gia đình.
  • Ở một số gia đình do chịu tác động từ sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, cuộc sống bận rộn mà văn hóa gia đình đang đứng trên bờ vực bị bỏ quên khi con cái với cha mẹ có khoảng cách rất lớn, lời ăn tiếng nói, cách nghĩ, cách sống thiên về đời sống thực dụng nhiều hơn.

- Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa gia đình:

  • Tạo cho con người một nhân cách tốt đẹp, cách nghĩ, cách sống phù hợp, đúng đắn.
  • Tạo cho con người nề nếp góp phần vào một xã hội văn minh.

- Cách giữ gìn văn hóa gia đình:

  • Ngay từ nhỏ đã dạy trẻ những lời ăn tiếng nói, cách cư xử với người lớn tuổi không chỉ trong gia đình mà còn đối với những người ngoài gia đình.
  • Bản thân mỗi cha mẹ cần phải sống thật gương mẫu để con cái lấy đó làm tấm gương noi theo.
  • Thường xuyên quan tâm, rút gần lại khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Chỉ ra những lỗi sai, không bao biện, che dấu những sai lầm.

2. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Tất cả các thành viên phải cùng nhau giữ gìn văn hóa nhưng không theo cách bắt ép, bạo lực.

- Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền văn hóa tiếng bộ khác.

Viết đoạn văn về cách giữ gìn văn hóa gia đình - Mẫu 1

Gia đình đóng vai trò then chốt trong xã hội. Người Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng và gìn giữ nền văn hóa gia đình. Tinh thần ấy không chỉ tạo ra sức mạnh đoàn kết lớn mạnh mà còn bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu của mỗi gia đình, góp phần vào sự phát triển văn hóa tổng hợp của dân tộc. Tinh thần xây dựng gia đình văn hóa đang là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Gia đình văn hóa là nơi hòa hợp, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch gia đình, đoàn kết với hàng xóm và thực hiện trách nhiệm công dân với quê hương. Mỗi gia đình là một 'tế bào' của xã hội. Để xây dựng một xã hội phát triển mạnh mẽ, trước hết, mỗi 'tế bào' phải phát triển mạnh mẽ. Gia đình văn hóa mạnh mẽ sẽ là nền tảng sinh sản ra những con người có nhân cách tốt đẹp, làm việc để giúp xã hội phát triển. Gia đình là môi trường trực tiếp giáo dục nhân cách và hình thành tính cách, đóng góp vào việc chăm sóc và xây dựng con người. Đúng là gia đình là nơi hình thành lòng yêu nước, ý thức quốc gia cho con người. Gia đình nuôi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của con người. Từ nền văn hóa gia đình, con người bước vào cuộc sống có văn hóa, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Xây dựng môi trường sống có văn hóa, an toàn và tiến bộ là mục tiêu của toàn bộ xã hội. Môi trường ấy bắt đầu từ mỗi gia đình, từng 'tế bào' của xã hội. Cùng với trường học, gia đình đóng góp tích cực vào nhiệm vụ 'dạy người, dạy chữ', tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo cho tương lai. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải thực hiện đầy đủ bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình. Sống đơn giản, không say mê những thú vui không lành mạnh, không rơi vào tệ nạn xã hội.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Mẫu 2

Gia đình là tổ chức căn bản nhất của xã hội. Người Việt Nam rất chú trọng đến việc xây dựng và phát huy truyền thống văn hóa gia đình. Ý thức ấy vừa tạo nên sức mạnh cộng đồng to lớn vừa gìn giữ được những truyền thống quý báu của mỗi gia đình, góp phần vào phát triển nền văn hóa chung của dân tộc. Ý thức xây dựng gia đình văn hóa là một trong những phong trào đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân đối với đất nước. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Văn hóa gia đình vững mạnh sẽ là cơ sở sản sinh ra những con người có nhân cách tốt đẹp, là lực lượng lao động giúp xã hội phát triển Gia đình là môi trường trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần chăm lo xây dựng con người. Chính gia đình là nơi hình thành cho con người lòng yêu nước, ý thức làm chủ đất nước. Gia đình bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của con người. Từ nền văn hóa gia đình, con người bước vào cuộc sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Xây dựng môi trường sống có văn hóa, an toàn và tiến bộ là mục tiêu của toàn xã hội. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo cho tương lai. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình. Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Mẫu 3

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Mẫu 4

Trong cuộc sống hiện đại, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng, trở thành thước đo sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nhiều giá trị, chuẩn mực truyền thống cũng đã và đang thay đổi để phù hợp với chuẩn mực của xã hội mới. Điều này thể hiện ngay trong cấu trúc của gia đình, khi ngày càng ít đi những gia đình nhiều thế hệ tam đại, tứ đại đồng đường; rồi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng dần trở nên lỏng lẻo, mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống, vấn đề chăm sóc người cao tuổi; tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn; tình trạng bạo lực trong gia đình; các tệ nạn xã hội đã và đang len lỏi vào một số gia đình… Bởi vậy, khi xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ hài hòa trong gia đình. Việc giáo dục nếp sống văn hóa trong gia đình từ các hoạt động hàng ngày, như giao tiếp, ứng xử, ăn mặc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí... cũng được đề cao hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, để giữ gìn và xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh ta đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, phù hợp với thuần phong mỹ tục của từng địa phương, từng dân tộc. Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng; kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình, triển khai thực hiện các mô hình, câu lạc bộ như 5 không, 3 sạch, câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhờ đó, tỷ lệ gia đình văn hóa không ngừng tăng lên hàng năm.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Mẫu 5

Gia đình được coi là một phần của xã hội. Bởi vậy, gia đình cần giữ gìn văn hóa tốt đẹp để cùng xây dựng một xã hội văn minh. Cha mẹ là tấm gương của con gái. Mọi hành vi của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến trẻ con. Vì vậy, trước hết, cha mẹ cần có cách cư xử chuẩn mực, từ đó mới dạy dỗ con được. Ngay từ nhỏ cha mẹ cần dạy trẻ con về lời ăn tiếng nói, cách cư xử với mọi người xung quanh. Cha mẹ cũng cần phải quan tâm, chia sẻ với con cái để thấu hiểu, kịp thời đưa ra lời khuyên hay định hướng đúng đắn. Các thành viên trong gia đình cần phải tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, cùng nhau chia sẻ và thấu hiểu. Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền văn hóa tiếng bộ khác.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Mẫu 6

Gia đình văn hóa mới tạo nên một xã hội văn minh. Hiện nay, các gia đình Việt đều đang giữ được truyền thống văn hóa gia đình. Tuy nhiên, không ít gia đình đang xảy ra nhiều vấn đề xấu. Việc giữ gìn văn hóa là vô cùng cần thiết. Cha mẹ cần dạy dỗ trẻ em về ăn mặc, nói năng hay ứng xử. Cha mẹ cũng cần trở thành tấm gương để con cái noi theo. Giữa các thành viên trong gia đình cần phải thường xuyên quan tâm lẫn nhau, xóa bỏ khoảng cách về thế hệ. Người lớn cần nghiêm khắc trong việc giáo dục trẻ em, nhưng cũng cần thấu hiểu và tâm lí hơn. Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền văn hóa tiếng bộ khác. Từ đó, mỗi gia đình góp phần tạo nên xã hội đẹp đẽ hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm