Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,...

Để làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay thì các em cần ghi nhớ 4 bước sau:

Bước 1: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Dẫn dắt đưa vấn ra vấn đề nghị luận về tư tượng đạo lí trong đề bài.

Bước 2: Bàn luận vấn đề

- Giải thích tư tưởng, đạo lí:

+ Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,...).

+ Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?

- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý

+ Thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?

+ Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội.

- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề:

+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

Bước 3: Mở rộng

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Các em có thể đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.

Dàn ý 3

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

Giải thích: Nghĩa đen=> nghĩa bóng. Ăn quả thì phải nhớ đến người trồng cây=> Sống ở đời phải biết ơn, nhớ ân nghĩa

Biểu hiện: Biết ơn với những người đã ban ơn, tôn trọng yêu quý người giúp đỡ mình...=> dẫn chứng: con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, hàng năm có những ngày để tưởng nhớ Vua Hùng, ngày nhà giáo Việt Nam...

Lý do: Để tạo thành quả thì phải tốn rất nhiều công sức...

Ý nghĩa: Giúp con người hoàn thiện nhân cách, tạo ra một xã hội văn minh...

Phản đề: những người sống vô ơn sẽ gặp kết quả không tốt.

3. Kết bài

Liên hệ, mở rộng vấn đề.

8. Mở bài nghị luận xã hội tư tưởng đạo lý

Mở bài mẫu 1

Ngước nhìn bầu trời đêm, ta bị hấp dẫn bởi những vì sao tinh tú, tuy nhỏ bé nhưng lại tỏa ra ánh sáng lấp lánh tuyệt đẹp. Phải chăng con người ta cũng như những vì sao kia, tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình những ước mơ, những lí tưởng sống lớn? Cũng vì thế mà có ý kiến cho rằng:….( trích dẫn đề)

Mở bài mẫu 2

“Thế giới không phải là thứ phản chiếu trên màn hình mà thế giới là những thứ phản chiếu trong đôi mắt của bạn ngay cả là bóng tối”. Chính vì vậy mà bạn cần………… (trích dẫn đề)

Mở bài mẫu 3

Thế giới này không bao giờ cho bạn những thứ mà bạn mong muốn. Cách tốt nhất để có nó là phải có ý chí kiên cường và nỗ lực không ngừng. Để làm được điều đó bạn cần (…trích dẫn..)

Mở bài mẫu 4

Tôi đã từng nghe một câu nói rằng “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác”. Để sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta không đơn thuần sống là tồn tại, mà sống là để…. (trích dẫn đề )

Mở bài mẫu 5

Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió. Như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Con người sinh ra là để…. (trích dẫn đề)

Mở bài mẫu 6

Thời gian luôn tiếp diễn và cuộc sống vẫn đầy màu sắc. Những giá trị tốt đẹp vẫn được trân trọng giữa cuộc sống đa dạng này. Trong đó, (nội dung cần nghị luận - ví dụ: sự đồng cảm và chia sẻ, sự tử tế…) là những giá trị vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Hãy cùng thảo luận về giá trị tốt đẹp này để trau dồi và phát triển thêm bản thân.

Mở bài mẫu 7

Cuộc sống là một cuộc hành trình vô tận và mỗi người đều đi trên con đường riêng của mình. Những triết lý sống là những điều mà chúng ta tìm kiếm trong cuộc đời, và (nội dung vấn đề cần nghị luận) là một trong những giá trị tinh thần quan trọng để hướng đến mục tiêu cao nhất của cuộc đời.