Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa Bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa gồm 3 mẫu hay nhất, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tấm gương hiếu thảo, chăm chỉ học tập của Phạm Văn Nghĩa.

Phạm Văn Nghĩa

Phạm Văn Nghĩa chính là tấm gương tiêu biểu học sinh chăm chỉ, yêu quý cha mẹ cho biết bao thế hệ học sinh học tập và noi theo. Vậy các em có suy nghĩ gì về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Dàn ý suy nghĩ về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa

Dàn ý 1

a) Mở bài:

  • Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa: Em được biết đến hiện tượng này qua phương tiện thông tin nào hay trực tiếp chứng kiến? Phạm Văn Nghĩa bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào, quê ở đâu?
  • Giới thiệu ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Nghĩa đã làm gì, việc làm ấy có ý nghĩa thế nào? (Nêu khái quát).

b) Thân bài:

  • Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
  • Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
  • Đánh giá ý nghĩa của việc phát động học tập theo gương Phạm Văn Nghĩa.

c) Kết bài:

  • Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: nêu suy nghĩ, nhắn nhủ mọi người;
  • Tự rút ra bài học cho bản thân: Em sẽ học tập gương Phạm Văn Nghĩa như thế nào? (làm những việc cụ thể nào để học tập gương ấy).

* Viết bài

  • Chú ý mối liên kết khi viết các phần (Mở bài – Thân bài – Kết luận);
  • Chú ý viết phần thân bài: Mỗi ý đã lập và sắp xếp trong dàn bài viết thành một đoạn văn.
  • Cần phân tích các việc làm của Nghĩa: Có thể phân tích trước rồi từ đó rút ra ý nghĩa của từng việc làm hoặc ngược lại. Ý nghĩa chung của tấm gương Phạm Văn Nghĩa phải được rút ra sau những phân tích cụ thể (nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau). Biết đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa cũng như ý nghĩa của những việc làm ấy.
  • Chú ý cách đặt câu, lựa chọn từ ngữ.

* Đọc lại bài viết và sửa chữa

  • Mở bài và Kết bài đã hợp lí chưa?
  • Chú ý sửa lỗi viết đoạn: Đoạn đã tập trung làm nổi bật được ý chưa? Các đoạn có liên kết, mạch lạc với nhau không?
  • Sửa các lỗi về câu, từ ngữ, chính tả.

Dàn ý 2

a) Mở bài:

  • Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
  • Nhận định khái quát đây là tấm gương tiêu biểu học sinh chăm chỉ, yêu quý cha mẹ.

b. Thân bài:

- Những biểu hiện của làm của Phạm Văn Nghĩa:

  • Khi ra đồng làm việc
  • Lúc ở nhà

- Đánh giá việc làm của Nghĩa:

  • Nghĩa là tấm gương đáng học tập
  • Mọi học sinh phấn đấu: Biết yêu thương cha mẹ, biết sáng tạo trong học tập và lao động

c. Kết bài:

  • Khẳng định Nghĩa là tấm gương đáng học tập và noi theo.
  • Liên hệ với bản thân trong học tập và thái độ ứng xử với cha mẹ.

Nghị luận về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa

Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp được rất nhiều tấm gương, nhiều hiện tượng nổi tiếng mà chúng ta nên noi theo. Trong đó, hôm nay chúng ta sẽ nói về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa - lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiếu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng

Nghĩa là mới chỉ là học sinh lớp 7 những không ngại khó, ngại khổ cũng với tình yêu thương mẹ cậu bé đã giúp mẹ trồng trọt. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn: bạn đã lai tạo thành công giống bắp mới và cho năng suất vượt trội. Ngoài ra nghĩa còn là một người có sức sáng tạo khi thấy được sự vất vả của mẹ tời nước cho mảnh đất của mình, Nghĩa đã biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.

Nghĩa đã vận dụng được những điều mình học được cùng với sự yêu thương với mẹ để vượt lên hoàn cảnh khó khăn của bản thân.

Việc làm của bạn ấy không chỉ giúp cho gia đình mà còn đem đến những sáng kiến rất hay hợp với thực tiễn để có thể tăng gia sản xuất. Nghĩa là một tấm gương mà chúng ta noi theo.

Suy nghĩ về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng được biểu dương, khen ngợi. Một trong số đó là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiểu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng. Để phát huy những tấm gương như thế, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa và đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của các bạn học sinh. Qua hiện tượng Phạm Văn Nghĩa, trước hết, em thấy Nghĩa là một người con biết thương mẹ vì bạn ấy thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Hơn thế nữa. Nghĩa mới học lớp 7 nên công việc đồng áng cũng không hề dễ dàng, vậy mà bạn vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ. Điều này càng chứng tỏ tấm lòng hiếu thảo của Nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nghĩa biết dựa vào những kiến thức đã được các thầy cô giáo dạy ở trường để ứng dụng ngay trên mảnh đất nhà mình. Các bạn học sinh ở độ tuổi của Nghĩa có thể đều đã được học về cách thụ phấn của bắp nhưng chắc hẳn rất ít bạn biết ứng dụng vào đời sống. Chính lòng ham học và sự linh hoạt, năng động của Nghĩa đã giúp bạn thành công. Vụ thu hoạch bắp của nhà bạn năm ấy đã đạt năng suất cao hơn mọi năm. Như thế, Nghĩa vừa học thêm được một bài học từ việc kiểm nghiệm thực tế, vừa tăng thêm lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Qua đây, em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học với hành. Thêm vào đó, Nghĩa còn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. Việc làm ấy giúp em thấy thêm được ở Nghĩa sự sáng tạo. Với sự sáng tạo. của mình, Nghĩa lại một lần nữa giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong lao động và những việc làm của Nghĩa càng trở nên thiết thực hơn.

Có thể nói, mọi thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích. Những việc làm của Nghĩa rất đỗi bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng to lớn. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất cứ ai cũng có thể làm được như thế. Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha me. có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội. Các kiến thức được học sẽ không còn trên lí thuyết sách vở nữa mà sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người học sinh và cho cả những người xung quanh Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” là một phong trào thiết thực, có ý nghĩa to lớn và cần nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bạn học sinh.

Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và biết cách vận dụng kiến thức vào đời sống một cách linh hoạt giống như bạn Nghĩa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ mọi người xung quanh.

Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa

Cuộc sống tồn tại và phát triển nhờ vào sự hoạt động không ngừng của con người, và việc tôn vinh những tấm gương người tốt và những hành động tốt trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một tấm gương mà em luôn ngưỡng mộ và muốn học tập - đó là Phạm Văn Nghĩa, một học sinh lớp 7 tại Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, một người luôn có tinh thần ham học, hiểu biết sâu rộng, và khả năng sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, là một hiện tượng mà thế hệ trẻ nên học tập.

Nghĩa, mặc dù còn rất trẻ, đã biểu hiện sự quyết tâm và sự không ngại khó khăn. Với tình yêu và lòng biết ơn mẹ, cậu bé luôn sẵn sàng giúp đỡ mẹ, đặc biệt trong công việc trồng trọt. Sự hiếu thảo của Nghĩa là một phẩm chất quý báu, và điều đó không thể bỏ qua. Tuy nhiên, Nghĩa không chỉ dừng lại ở đó. Cậu còn là một học sinh chăm chỉ và thông minh, có tư duy sáng tạo. Đặc biệt, Nghĩa biết cách áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, điển hình là việc lai tạo giống ngô cho năng suất cao. Từ sự hiểu biết sâu rộng và lòng yêu thương gia đình, Nghĩa đã vượt qua những khó khăn đó.

Phạm Văn Nghĩa là một tấm gương người tốt, việc tốt, luôn nỗ lực học hỏi và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống. Những hành động tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại để lại ấn tượng tích cực cho mọi người. Chúng ta có thể học hỏi từ Nghĩa rằng để đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta không được lười biếng và phải luôn chăm chỉ học tập.

Tấm gương của Phạm Văn Nghĩa là một nguồn động viên và truyền cảm hứng cho chúng ta, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng cậu đã biết cách áp dụng hiểu biết vào cuộc sống, giúp đỡ gia đình và thể hiện lòng hiếu thảo. Chúng ta có thể học được từ Nghĩa rằng việc học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tế là cách để chúng ta góp phần vào sự phát triển của gia đình và đất nước.

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Văn mẫu lớp 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm