Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 8 (Có đáp án, cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 15 trang tổng hợp các dạng câu hỏi trọng tâm trong học kì 2 có đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình cuối kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. TRƯỜNG THCS …….
|
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2024-2025 |
1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?
A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60
của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX
Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh
Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Vua Quang Trung
B. Vua Gia Long
C. Vua Minh Mạng
D. Vu Nguyễn Ánh
Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?
A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng
Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.
.............
2. Trắc nghiệm đúng sai
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những đóng góp của vua Gia Long trong việc thành lập vương triều Nguyễn:
a) Đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn vào năm 1802.
b) Lập kinh đô tại Thăng Long và lấy niên hiệu Gia Long.
c) Đánh bại quân Thanh, củng cố lãnh thổ từ Nam chí Bắc.
d) Lấy Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào Đà Nẵng năm 1858:
a) Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng.
b) Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân Đà Nẵng, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
c) Triều đình Huế nhanh chóng gửi quân tiếp viện giúp quân dân Đà Nẵng đẩy lùi hoàn toàn quân Pháp.
d) Cuộc kháng cự của quân dân Đà Nẵng đã kéo dài đến tận năm 1868.
Câu 3 Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX:
a) Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
b) Nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ từ Chăm pa và Phù Nam.
c) Triều đình Huế đã thành công trong việc tổ chức các cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành.
d) Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh thành, ban chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.
,.........
II. TỰ LUẬN
Câu 1
Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ?
Trả lời
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì :
+ Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 2
Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:
a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
..............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Thái Hoàng NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 12/05/23
-
Trịnh Thị ThanhThích · Phản hồi · 0 · 13/05/23
-