Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử và Địa lí 8 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới với trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn chưa có đáp án. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán lớp 8.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 (Form 2025 + Sách mới)

1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 KNTTVCS

I. PHẠM VI ÔN THI GIỮA KÌ 2

1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

  • Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
  • Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

2. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

  • Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
  • Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
  • Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Vì sao Mác bị nhiều nước châu Âu trục xuất?

A. Vì chống lại chính quyền các nước châu Âu
B. Vì ông đứng đầu các phong trào nổi loạn
C. Vì các quan điểm cấp tiến
D. Đáp án khác

Câu 2: Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở đâu?

A. Liên Xô
B. Luân Đôn (Anh)
C. Paris( Pháp)
D. Đáp án khác

Câu 3: Ai là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác?

A. Hồ Chí Minh
B. Phan Bội Châu
C. Ph. Ăng-ghen
D. Đáp án khác

Câu 4: Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào nào?

A. Nông dân
B. Công nhân
C. Trí thức
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do ai sáng lập?

A. C.Mác
B. Ph.Ăng-ghen
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 6: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn vào?

A. Tháng 3/1848
B. Tháng 2/1848
C. Tháng 4/1848
D. Tháng 5/1848

Câu 7: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói về?

A. Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người
B. Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
C. Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Ý nghĩa của sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
B. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
C. Đánh dấu sự ra đời của tư bản chủ nghĩa
D. Đáp án khác

Câu 9: Giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

A. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế - xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê
B. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là?

A. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
B. Giai cấp nông dân và giai cấp tư sản
C. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
D. Đáp án khác

Câu 11: Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi như thế nào sau chiến tranh thứ nhất?

A. Các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã
B. Hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu
C. Cả hau đáp án trên đều đúng
D. Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới

Câu 12: Lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi như thế nào?

A. Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản
B. Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
C. Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Trật tự thế giới mới được thiết lập được gọi là?

A. " hệ thống Mỹ - Nhật"
B. " hệ thống Oasinhton"
C. “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”
D. Đáp án khác

Câu 14: Quốc gia nào vẫn giữ vững phong độ và không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mỹ
B. Nhật
C. Anh
D. Đức

Câu 15: Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé vào?

A. Vào giữa thế kỉ XVI
B. Vào giữa thế kỉ XX
C. Vào giữa thế kỉ XIX
D. Vào giữa thế kỉ XVIII

............

2. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những đặc điểm của Quốc tế thứ hai (1889-1914):

a) Thành lập tại Pa-ri, Pháp, vào ngày 14/7/1889.

b) Do C. Mác trực tiếp lãnh đạo suốt quá trình hoạt động.

c) Là nơi kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác.

d) Bị chi phối bởi các phần tử cơ hội chủ nghĩa sau khi Ph. Ăng-ghen mất.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về giai cấp công nhân ra đời trong bối cảnh:

a) Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.

b) Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.

c) Cách mạng công nghiệp lần 3 làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.

d) Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những hoạt động nổi bật của C. Mác và Ph. Ăng-ghen:

a) Thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản (1844).

b) Viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (Ph. Ăng-ghen).

c) Chỉ đạo khởi nghĩa Công xã Pa-ri (1871).

d) Soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nghĩa quan trọng của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848):

a) Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

b) Là cương lĩnh của tổ chức Đồng minh những người cộng sản.

c) Đề ra chính sách phát triển kinh tế công nghiệp ở châu Âu.

d) Chỉ ra mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và phong kiến.

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917:

a) Nga tồn tại hai chính quyền song song, đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn không thể dung hòa.

b) Lê-nin và Đảng Bônsêvích xác định cách mạng phải chuyển sang giai đoạn Xã hội chủ nghĩa.

c) Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga đã nhanh chóng ổn định đất nước và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

d) Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tạo điều kiện để cách mạng bùng nổ.

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với lịch sử và cục diện thế giới:

a) Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

b) Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

c) Góp phần mở rộng hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc.

d) Không có tác động đáng kể đến cục diện thế giới.

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

a) Dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.

b) Thắng lợi, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

c) Thắng lợi, đưa đến sự ra đời của Chính phủ tư sản lâm thời.

d) Đã mở ra một kỉ nguyên mới đối với nước Nga.

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

a) Là cuộc chiến tranh đế quốc chính nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

b) Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.

c) Mĩ tham gia vào phe Hiệp ước ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ.

d) Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) dẫn đến hậu quả:

a) Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

b) Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

c) Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

d) Dẫn đến sự hình thành của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc vào nửa sau thế kỉ XIX:

a) Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, trong khi Đức chiếm vùng Sơn Đông.

b) Pháp chiếm các khu vực phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

c) Trung Quốc hoàn toàn mất chủ quyền ngay sau khi bị Đức và Nga chiếm đóng.

d) Năm 1901, Hiệp ước Tân Sửu biến Trung Quốc thành một nước tư bản.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Kết nối tri thức

2. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

TRƯỜNG THCS ………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 CÁNH DIỀU

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

Câu 1. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu 2. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: B

Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?

A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.
D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

Đáp án đúng là: B

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa, là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?

A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba thế giới (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

Câu 5. Hai đảng nào thay nhau nắm quyền ở nước Anh?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.

Đáp án đúng là: B

Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là

A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”
C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.

Đáp án đúng là: A

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.

Đáp án đúng là: C

Từ vị trí thứ hai thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Pháp phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh).

Câu 8. Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: C

Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

Câu 9. Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. chạy đua vũ trang để tăng cường vị thế quốc tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: A

Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

Câu 10. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.

Đáp án đúng là: C

Vào cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ cũng có những công ty độc quyền khổng lồ, đồng thời là đế chế tài chính, như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gân.; “vua ô tô” Pho.…

Câu 11. Đọc đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu ổ chuột là nơi giia cấp lao động sống chen chúc…; đấy là những can nhà tồi tàn nhất của thành phố,… Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật,…, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối”.

(C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 367).

A. Điều kiện sống của giai cấp công nhân.
B. Bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân.
D. Sự bóc lột của chủ xưởng đối với công nhân.

Đáp án đúng là: A

Đoạn tư liệu trên phản ánh về điều kiện sống của giai cấp công nhân.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các chính sách của Hội đồng Công xã Pa-ri?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
B. Tăng học phí và thực hiện giảng dạy giáo lí trong nhà trường.
C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Đáp án đúng là: B

Trên lĩnh vực giáo dục, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách: giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

Câu 13. Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức nào?

A. Quốc tế Cộng sản.
B. Quốc tế xã hội chủ nghĩa.
C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.
D. Đồng minh những người cộng sản.

Đáp án đúng là: A

Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tháng 9/1864, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã thành lập tổ chức Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).

Câu 14. Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất

A. bước vào giai đoạn quyết liệt.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bùng nổ.
D. kết thúc.

Đáp án đúng là: C

Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?

A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.

Đáp án đúng là: C

- Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
B. Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.
C. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.
D. Mĩ tham gia vào phe Hiệp ước ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ.

Đáp án đúng là: D

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 nhưng tới năm 1917 Mĩ mới tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Hiệp ước.
B. Tính chất nhân đạo và chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C. Mâu thuẫn về thuộc địa là nguyên nhân trực tiếp bùng nổ chiến tranh.
D. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Đáp án đúng là: B

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình thế giới, như:

+ Thay đổi bản đồ chính trị thế giới (đế quốc Áo - Hung tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

+ So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi.

+ Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

+ Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới

Câu 18. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?

A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
C. Nước Nga Xô viết bị các nước phương Tây bao vây, cô lập.
D. Quân đội 14 nước đế quốc mở cuộc tấn công vũ trang vào Nga.

Đáp án đúng là: A

Sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

...........

2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không đúng về ý nghĩa của việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

a) Chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ.

b) Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

c) Tạo nền tảng xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

d) Là sự khởi đầu của chế độ phong kiến độc lập lâu dài.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh đúng khi nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô:

a) Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.

b) Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.

c) Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến.

d) Đặt cơ sở cho sự phát triển trong giai đoạn sau.

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không đúng khi nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô:

a) Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.

b) Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.

c) Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến.

d) Đặt cơ sở cho sự phát triển trong giai đoạn sau.

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình trạng cát cứ thời 12 sứ quân?

a) Xảy ra do chính quyền nhà Ngô suy yếu.

b) Quân Nam Hán tiếp tục sang xâm lược nước ta.

c) Ta kí với Trung Quốc các hiệp định hòa hoãn.

d) Tình trạng này kéo dài đến năm 967.

Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về văn hóa thời Ngô:

a) Chú trọng khôi phục các giá trị văn hóa dân tộc.

b) Phát triển Phật giáo làm quốc giáo.

c) Quy định lễ nghi triều đình và trang phục quan lại.

d) Xây dựng các công trình lớn như chùa Một Cột.

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc Ngô Quyền xây dựng chính quyền:

a) Lập kinh đô tại Cổ Loa để củng cố quốc phòng.

b) Bổ nhiệm chức Tiết độ sứ để cai quản nước ta.

c) Áp dụng hệ thống luật pháp từ nhà Đường.

d) Giao tướng lĩnh cai quản các vùng trọng yếu.

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình xã hội nước ta sau khi Ngô Quyền mất:

a) Chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng.

b) Pháp lăm le xâm lược nước ta.

c) Nhân dân tiếp tục hưởng thụ hòa bình dài lâu.

d) Xuất hiện các hào trưởng chiếm cứ từng vùng lãnh thổ.

Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung không phải là sự chuẩn bị của nhà Lý trước khi quân Tống kéo sang xâm lược:

a) Xây dựng phòng tuyến chống giặc ở sông Như Nguyệt.

b) Đoàn kết với quân dân Chăm-pa để cùng chống Tống.

c) Bố trí lực lượng thuỷ binh trên biển để chặn giặc.

d) Xây dựng phòng tuyến chống giặc ở sông Thạch Hãn.

Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về sự chuẩn bị của nhà Lý trước khi quân Tống kéo sang xâm lược:

a) Xây dựng phòng tuyến chống giặc ở sông Như Nguyệt.

b) Đoàn kết với quân dân Chăm-pa để cùng chống Tống.

c) Bố trí lực lượng thuỷ binh trên biển để chặn giặc.

d) Xây dựng phòng tuyến chống giặc ở sông Thạch Hãn.

Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Tống (1075), Lý Thường Kiệt đã:

a) Chủ động tiến công vào đất Tống, phá hủy kho lương thực của giặc.

b) Dựng phòng tuyến Thạch Hãn để phòng thủ từ sớm.

c) Chặn đứng quân Tống ngay từ biên giới.

d) Đẩy địch vào thế bị động.

Câu 11 Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến vì:

a) Đây là con sông chắn ngang đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

b) Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

c) Đây là tuyến phòng thủ tự nhiên duy nhất của Đại Việt.

d) Quân Tống mạnh hơn ở cả đường bộ lẫn đường thủy.

Câu 12: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt thể hiện:

a) Sự chủ động và sáng tạo của Lý Thường Kiệt trong tư duy quân sự.

b) Quân Tống mạnh hơn ở cả đường bộ lẫn đường thủy.

c) Tầm nhìn chiến lược của một vị tướng tài ba.

d) Sự bị động khi không thể tiến công quân Tống ở biên giới.

Câu 13: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chiến thắng trên sông Như Nguyệt có ý nghĩa:

a) Bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.

b) Đánh dấu lần đầu tiên quân dân Đại Việt giành thắng lợi trước một đế chế lớn nhất.

c) Đưa nghệ thuật quân sự Đại Việt lên tầm cao mới.

d) Làm nhà Tống phải từ bỏ hoàn toàn ý định xâm lược Đại Việt.

Câu 14: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nét độc đoán của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) trong lịch sử chống ngoại xâm của Đại Việt:

a) Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

b) Lần đầu tiên quân Đại Việt tiến công đất địch trước khi phòng thủ.

c) Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

d) Không tổn thất lực lượng nào trong cuộc kháng chiến.

Câu 15: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh không đúng về việc Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến vì:

a) Đây là con sông chắn ngang đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

b) Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

c) Đây là tuyến phòng thủ tự nhiên duy nhất của Đại Việt.

d) Quân Tống mạnh hơn ở cả đường bộ lẫn đường thủy.

.......

3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Xem đầy đủ đề cương trong file tải về

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Eballsviet.com
Liên kết tải về
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm