Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 8
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo.
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD&ĐT............ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: CÔNG NGHỆ Lớp 8 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nguyên nhân gây tai nạn điện là
A. tiếp xúc trực tiếp với lớp vỏ cách điện.
B. vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
C. đến gần cột điện dân dụng.
D. tiếp xúc gián tiếp với vật mang điện.
Câu 2. Cấu tạo bút thử điện không có bộ phận nào sau đây?
A. Điện trở.
B. Lò xo.
C. Đèn báo.
D. Dây dẫn điện.
Câu 3. Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cần sử dụng
A. các vật liệu cách điện.
B. các vật liệu dẫn điện.
C. các vật liệu làm bằng kim loại.
D. các vật ẩm ướt.
Câu 4. Không sử dụng dây dẫn điện
A. đã được bọc cách điện.
B. có vỏ cách điện bị hở, hỏng.
C. khi mới mua về.
D. có vỏ cách điện làm bằng cao su.
Câu 5. Hành động nào là tai nạn điện do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
A. Chạm trực tiếp vào cực của ổ cắm điện.
B. Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện.
C. Ở gần khu vực có dây dẫn điện bị đứt và rơi xuống đất.
D. Thả diều gần đường dây cao áp.
Câu 6. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào?
A. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
B. Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp.
C. Thiết bị độ dùng quá tải và cháy nổ.
D. Đến gần vị trí dây dẫn điện có điện bị rơi xuống đất.
Câu 7. Lõi của dây dẫn điện cáp điện thường được làm từ
A. nhựa.
B. cao su.
C. thủy tinh.
D. đồng.
Câu 8. Cho biết tên gọi của kí hiệu sau đây:
A. Cầu dao.
B. Đèn sợi đốt.
C. Chuông điện.
D. Ổ điện.
Câu 9. Kết nối các bộ phận của mạch điện là vai trò của bộ phận nào?
A. Nguồn điện.
B. Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện.
C. Dây dẫn.
D. Tải tiêu thụ điện.
Câu 10. Phụ tải điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng là
A. camera an ninh.
B. nồi cơm điện.
C. máy xay thực phẩm.
D. quạt điện.
Câu 11. Cầu chì thường được sử dụng kết hợp với thiết bị nào để bảo vệ mạch điện?
A. Cầu dao.
B. Aptomat.
C. Rơ le điện từ.
D. Công tắc.
Câu 12. Mô đun cảm biến là gì?
A. Thiết bị dẫn điện bao gồm mạch điện tử và cảm biến.
B. Thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử và cảm biến.
C. Thiết bị điện tử bao gồm công tắc và cảm biến.
D. Thiết bị dẫn điện bao gồm công tắc và cảm biến.
Câu 13. Đâu không phải mô đun được phân loại dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử?
A. Mô đun cảm biến ánh sáng.
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
C. Mô đun cảm biến độ ẩm.
D. Mô đun cảm biến có tín hiệu dạng tín hiệu số.
Câu 14. Tên của mô đun cảm biến trong hình vẽ sau là gì?
A. Cảm biến độ ẩm.
B. Cảm biến nhiệt độ.
C. Cảm biến hồng ngoại.
D. Cảm biến ánh sáng.
Câu 15. Máy điều hòa không khí sử dụng mô đun nào?
A. Mô đun cảm biến hồng ngoại.
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
C. Mô đun cảm biến độ ẩm.
D. Mô đun cảm biến ánh sáng.
Câu 16. Dụng cụ nào dưới đây không sử dụng mô đun cảm biến?
A. Ti vi.
B. Bình đun nước siêu tốc.
C, Bếp từ.
D. Bàn là điện.
Câu 17. Cho biết vai trò của mô đun cảm biến có trong hình sau?
A. Đo áp suất trong môi trường lỏng hoặc khí.
B.Phát hiện tiếng động.
C. Phát hiện có người, con vật.
D. Phát hiện có vật cản.
Câu 18. Trong thí nghiệm lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, thiết bị trong hình ảnh dưới đây có tên là gì?
A.Đèn sợi đốt.
B. Nguồn điện.
C. Mô đun cảm biến ánh sáng.
D. Adapter.
Câu 19. Trong thí nghiệm lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm không cần sử dụng thiết bị nào dưới đây?
A. Động cơ máy bơm.
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
C. Adapter.
D. Đèn sợi đốt.
Câu 20. Trong quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng cảm biến độ ẩm, cần lưu ý điều gì khi kết nối cảm biến độ ẩm vào mô đun cảm biến?
A. Đảm bảo kết nối đúng vị trí và tiếp xúc tốt.
B. Đảm bảo kết nối đúng vị trí tiếp điểm của rơ le điện từ và tiếp xúc tốt.
C. Đảm bảo kết nối đúng cực tính (+) và cực tính (-) của nguồn.
D. Đảm bảo mô đun cảm biến tác động theo đúng mức ngưỡng đã được cài đặt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Em hãy nêu các nguyên tắc khi sử dụng điện.
b) Có ý kiến cho rằng mùa mưa bão dễ xảy ra tai nạn điện hơn mùa khô. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Nêu các nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa đó.
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy đánh dấu X để chọn những đồ dùng điện trong bảng dưới đây sử dụng mạch điện điều khiển có dùng cảm biến hoặc không dùng cảm biến.
STT | Tên thiết bị | Có dùng cảm biến | Không dùng cảm biến |
1 | Nồi cơm điện | ||
2 | Quạt điện | ||
3 | Máy xay sinh tố | ||
4 | Đèn tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng | ||
5 | Máy điều hòa | ||
6 | Đèn huỳnh quang | ||
7 | Ấm đun nước dùng điện | ||
8 | Cửa tự động đóng mở khi có người ra vào |
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy kể tên và cho biết chức năng của từng bộ phận trong mạch điện được mô tả trong hình dưới đây.