Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 (Có đáp án, ma trận)
TOP 6 Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm 6 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 6 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 6 Đề thi giữa kì 2 lớp 8 sách Chân trời sáng tạo
- 1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8
- 2. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8
- 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8
- 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
- 5. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8
- 6. Đề thi giữa học kì 2 môn Âm nhạc 8
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8
1.1 Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8
PHÒNG GD&ĐT……….. TRƯỜNG THCS……………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
… “ Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ.Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.”
(Trích “ Đi bộ ngao du”)
Câu 1 (1.0 điểm). Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 2 (1.0 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 ( 2.0 điểm). Câu văn: “Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.” Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật gì? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong câu?
Câu 4 ( 1.0 điểm). Đặt một câu cầu khiến với mục đích khuyên bảo.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm). Từ thực tế cuộc sống hãy chứng minh: Lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm).
Khái quát nội dung chính của đoạn văn: Lợi ích, vai trò quan trọng của việc đi bộ ngao du : tăng cường sức khỏe, tinh thần vui vẻ, thoải mái; đời sống tinh thần cũng từ thế mà tốt hơn.
Câu 2 (1.0 điểm).
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận
Câu 3 ( 2.0 điểm).
Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật là so sánh
Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong câu là nói lên cảm nhận của người ngồi trong xe cỗ xe tốt và những người đi bộ. Thể hiện cảm xúc của q họ qua phép so sánh
Câu 4 ( 1.0 điểm).
Đặt một câu cầu khiến với mục đích khuyên bảo.
Hãy biết trân quý những điều tốt đẹp, giá trị cao đẹp xung quanh mình!
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Gợi ý dàn ý tham khảo
A, Mở bài:
Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên
B, Thân bài:
Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh
1, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh
a, Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh
- Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học, đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm tham quan luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
- Hoạt động thoải mái và tùy thích:
+ Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên
+ Tự do khám phá, chơi đùa
b, Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:
- Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.
2, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh
a, Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
- Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thoải mái
b, Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:
- Thoát ly khỏi những căng thẳng và lo toan thường ngày
- Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và trạng thái tinh thân luôn thả lỏng, thoải mái
3, Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thêm, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học:
a, Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:
Ví dụ: Khi đi thăm đền thờ Thánh Gióng, học sinh sẽ được phổ biến về lịch sử , sự tích của địa điểm, cụ thể là nhân vật truyền thuyết Thánh Gióng, một trong những tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam: là một anh hùng dân gian với công đánh đuổi giặc Ân trên lưng con ngựa sắt, cùng với bộ quần áo và cây giáp sắt.
- Nghe những mẫu chuyện hoặc những tích nhỏ của những người hướng dẫn viên du lịch hay những người bản xứ không chỉ tạo niềm hứng thú đơn thuần mà còn là dịp giúp học sinh củng cố và đào sâu kiến thức.
b, Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:
- Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch
- Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá ra những nét văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ)
Ví dụ: cũng ở đền thờ Thánh Gióng, nếu học sinh có dịp tham dự hội Gióng vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch hẳn sẽ vô cùng bổ ích và lý thú bởi một nét văn hóa vô cùng thú vị.
c, Hiểu biết về sinh học và tự nhiên
- Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá của học sinh:
+ Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh
+ Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta
- Một cơ hội để học sinh vận dụng những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêng và thực tế: học sinh có thể thích thú nói về đặc điểm của những loài hoa và động vật khác nhau, là một hình thức trao đổi tri thức với nhau.
4, Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.
a, Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh
- Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy được thiên nhiên lý thú, quan trọng, giản dị mà đẹp đẽ đến nhường nào => thêm yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta
b, Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:
- Bài học về tính độc lập:
+ Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả hoạt động và tư duy)
- Là bài học về tinh thần đoàn kết tương trợ:
+ Tham quan du lịch ở lứa tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể, vì thế hoạt động tham quan du lịch sẽ đạt hiệu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đoàn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá nhân trong tập thể
C, Kết bài:
Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họa động tham quan du lịch ở lứa tuổi học sinh.
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 3 |
Thực hành tiếng Việt |
|
| 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 6 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 3.0 điểm 30% | 5.0 điểm 50% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 2 | 0 |
| C1,2 |
Thông hiểu
| - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 |
| C3 | ||
| Vận dụng cao | - Xác định được câu cầu khiến và đặt được câu cầu khiến với mục đích nhất định. | 1 | 0 | C4 | |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |
2. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8
2.1 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT............ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: GDCD– Lớp 8 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 2 (0,25 điểm). Để lập được kế hoạch chi tiêu, cần thực hiện việc gì đầu tiên?
A. Xác định các khoản cần chi.
B. Thiết lập nguyên tắc thu chi.
C. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
D. Xác định những thứ cần mua.
Câu 3 (0,25 điểm). Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?
A. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái
B. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình
C. Bạo lực giữa vợ và chồng
D. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu
Câu 4 (0,25 điểm). Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo
Câu 5 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào đúng về hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình?
A. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
B. Hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình
C. Hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình
D. Hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình
Câu 7 (0,25 điểm). Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
C. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.
D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.
Câu 8 (0,25 điểm). Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.
B. Chủ động tìm người giúp đỡ.
C. Sử dụng bạo lực để đáp trả.
D. Im lặng để tránh bị cười chê.
Câu 9 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
A. Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân làm gia đình tan vỡ.
B. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
C. Mỗi thành viên trong gia đình cần yêu thương, tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau.
D. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh xã hội.
Câu 10 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
B. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
D. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
Câu 11 (0,25 điểm). Đâu là việc không cần làm khi lập kế hoạch chi tiêu?
A. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có
B. Xác định các khoản cần chi
C. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu
D. Xác định khoản tiết kiệm được.
Câu 12 (0,25 điểm). Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực gia đình?
A. Chị M luôn kính trọng, yêu thương và quan tâm tới bố mẹ.
B. Bố mẹ A rất yêu thương, quan tâm đến việc học hành của A.
C. Bạn X luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ em gái.
D. Anh T ép chị H sinh bằng được con trai để “nối dõi tông đường”.
Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn
Câu 15 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực.
B. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
C. Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.
D. Là một trong những nguyên nhân khiến gia đình đổ vỡ.
Câu 16 (0,25 điểm). Chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây để phòng tránh bạo lực gia đình?
A. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.
B. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
C. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.
D. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.
Câu 17 (0,25 điểm). Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
Câu 18 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.
C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.
D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.
Câu 19 (0,25 điểm). Theo em, trong tình huống sau đây, bố bạn P đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào: Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn ngày càng khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh và mắng chửi mẹ con bạn vô cớ khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng.
A. Thể chất và kinh tế.
B. Tinh thần và thể chất.
C. Tài chính và tình dục.
D. Tình dục và tinh thần.
Câu 20 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu?
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn N nhận được 2.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà sinh nhật tặng bố, mẹ; mua bộ sách học tiếng Anh,,... Chiều chủ nhật, N cùng K và H đến khu vui chơi, biết N có tiền, K và H ngỏ ý muốn N dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Tuy nhiên, N đã từ chối và giải thích rõ với các bạn về kế hoạch sử dụng tiền của mình.
A. Bạn K.
B. Bạn H.
C. Bạn N.
D. Hai bạn K và H.
Câu 21 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?
A. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.
B. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn.
C. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.
D. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.
Câu 22 (0,25 điểm). Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị Q thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không đồng tình nhưng cũng không can ngăn chị Q.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Ủng hộ chị Q vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
D. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
Câu 23 (0,25 điểm). Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, T muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của T chỉ có 100.000 đồng. Nếu là T, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.
B. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.
C. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.
D. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.
Câu 24 (0,25 điểm). P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
D. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Bạo lực gia đình là gì?
b. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
1) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
2) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu:
Thấy một chiếc áo len giá 150.000 đồng bày bán ở cửa hàng, em rất muốn mua nhưng trong ví chỉ có số tiền mẹ vừa cho để chi tiêu trong tháng tới là 200.000 đồng.
Hãy nêu phương án lựa chọn của em và giải thích vì sao?
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8
I. TRẮC NGHIỆM
Đang cập nhật
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình
b. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
1) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
Em không đồng tình với ý kiến này. Bởi nạn nhân của bạo lực gia đình bị đau đớn về thể xác, dày vò cả về tinh thần.
2) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.
Em đồng ý với ý kiến này. Bởi vì
Bạo lực gia đình gây áp lực lên hệ thống y tế, gia đình phải chi phí cho việc chữa trị và phục hồi sức khỏe của nạn nhân. Bệnh viện phải chữa trị cho nạn nhân của bạo lực gia đình, chi phí cho bảo hiểm xã hội vì nghỉ việc với lý do bị bạo lực gia đình.
Xã hội cũng phải chi phí cho bạo lực gia đình như dịch vụ tư vấn, nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng… Bên cạnh đó, tài sản của gia đình bị giảm sút do bị đập phá, tiêu tán bởi bạo lực gia đình do phải đóng phạt cho cơ quan chức năng vì hành vi bạo lực gia đình; thu nhập của gia đình giảm bởi khả năng lao động của nạn nhân giảm vì sức khỏe của họ giảm sút, phải nghỉ việc trong một khoảng thời gian.
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
|
| |
Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 7 | 12 | 1 | ||||
Phòng, chống bạo lực gia đình | Nhận biết | - Nhận thức được các hình thức bạo lực gia đình và hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất. - Nêu được khái niệm bạo lực gia đình và bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình. | 2 | 1 | C1, C3 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Nhận định được hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình. - Biết được các việc nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình. - Bày tỏ được quan điểm với các ý kiến liên quan đến bạo lực gia đình. - Biết được hậu quả của bạo lực gia đình. | 6 | C6, C8, C9, C13, C15, C17 | |||
Vận dụng | - Biết cách để phòng, chống bạo lực gia đình. - Xử lí những trường hợp bạo lực gia đình. | 4 | C16, C19, C21, C24 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 8 | 12 | 1 | ||||
Lập kế hoạch chi tiêu | Nhận biết | Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí. | 2 | C2, C5 | ||
Thông hiểu | - Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề lập kế hoạch chi tiêu. - Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí. - Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu. - Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu. | 6 | C4, C7, C10, C11, C12, C14 | |||
Vận dụng | - Xác định được chủ thể biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp. - Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu. | 4 | C18, C20, C22, C23 | |||
Vận dụng cao | Đưa ra được cách giải quyết cho trường hợp liên quan đến chi tiêu hợp lí. | 1 | C2 (TL) |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8
Xem chi tiết trong file tải về
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
Xem chi tiết trong file tải về
5. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8
Xem chi tiết trong file tải về
6. Đề thi giữa học kì 2 môn Âm nhạc 8
Xem chi tiết trong file tải về