Đáp án cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân" Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử từ 1/4 đến 30/4
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” diễn ra từ 0h00 ngày 01/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021. Với 19 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu dự đoán số người trả lời đúng.
Mỗi cá nhân được dự thi tối đa 3 lượt thi để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút. Vậy mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về bầu cử Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội 2021
Câu 1: Văn bản nào dưới đây quy định về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?
- Sắc lệnh số 14-SL năm 1945
- Hiến pháp năm 1946
- Bản Tuyên ngôn Độc lập
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959
Câu 2: Ngày nào là ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?
- 09/11/1946
- 06/01/1946
- 02/9/1945
- 02/03/1946
Câu 3: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là ngày nào?
- Chủ nhật, ngày 02 tháng 5 năm 2021
- Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021
- Chủ nhật, ngày 09 tháng 5 năm 2021
- Chủ nhật, ngày 30 tháng 5 năm 2021
Câu 4: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
- Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
- Phổ thông, minh bạch, trực tiếp và bỏ phiếu kín
- Tự do, dân chủ, công bằng và bỏ phiếu kín
- Tập trung, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Câu 5: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
- 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
- Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử
- Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
- Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử
Câu 6: Trường hợp nào sau đây cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu?
- Cử tri bị ốm đau không thể đến phòng bỏ phiếu
- Cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được
- Cử tri là người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Cử tri là người đang bị tạm giam
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không tuân thủ nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định tại Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
- Cử tri trực tiếp viết và bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu.
- Cử tri trực tiếp viết phiếu bầu nhưng do bị khuyết tật không tự bỏ phiếu được nên nhờ người khác bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu.
- Cử tri ủy quyền cho người khác sử dụng phiếu bầu của mình để thực hiện việc bầu cử do bận công việc không trực tiếp tham gia bầu cử.
- Cử tri không trực tiếp đến phòng bỏ phiếu vì đang bị cách ly tập trung do Covid-19 và đề nghị được bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu phụ.
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó.
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia.
Câu 9: Khi tiến hành bỏ phiếu, do sơ suất anh A đã gạch nhầm tên người được bầu và anh muốn đổi phiếu bầu khác. Hỏi trong trường hợp này, phiếu bầu của anh A sẽ được xử lý thế nào?
- Tổ bầu cử sẽ phải thu hồi phiếu gạch hỏng đó và cấp cho anh A phiếu bầu khác.
- Anh A vẫn tiếp tục bỏ phiếu đã gạch hỏng vào hòm phiếu.
- Phiếu gạch hỏng sẽ bị thu hồi và anh A không được cấp phiếu bầu khác.
- Anh A giữ lại phiếu gạch hỏng và được cấp lại phiếu bầu khác.
Câu 10: Tại đơn vị bỏ phiếu X, sau khi kiểm phiếu, có 02 người ứng cử là A và B ở cuối danh sách trúng cử có số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử là 01 người. Hỏi việc xác định ai là người trúng cử dựa theo nguyên tắc nào?
- Người có trình độ học vấn cao hơn là người trúng cử.
- Người ít tuổi hơn là người trúng cử.
- Người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
- Do Hội đồng bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Câu 11: Phiếu bầu nào sau đây được coi là hợp lệ?
- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.
- Phiếu gạch xóa tất cả tên những người ứng cử.
- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
- Phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại biểu được bầu theo quy định.
Câu 12: Trong quá trình tổ chức bầu cử, Tổ bầu cử xử lý như thế nào đối với cử tri đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật?
- Tổ bầu cử phải mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu tới địa điểm có mặt cử tri
- Tổ bầu cử đề nghị cơ sở điều trị Covid-19 cử cử tri đại diện tham gia bỏ phiếu.
- Tổ bầu cử chủ động đề xuất Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn quyết định việc bỏ phiếu đối với cử tri.
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại địa bàn, Tổ bầu cử chủ động quyết định việc mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu tới địa điểm có mặt cử tri.
Câu 13: Cơ cấu số lượng đại biểu Quốc hội khoá XV là người dân tộc thiểu số dự kiến chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) trên tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?
- Ít nhất 20%
- Ít nhất 15%
- Ít nhất 18%
- Ít nhất 25%
Câu 14: Điền cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho … của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”?
- Ý chí, nguyện vọng.
- Quyền và lợi ích hợp pháp.
- Quyền làm chủ.
- Tiếng nói.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội?
- Có trình độ thạc sĩ trở lên.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Câu 16: Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?
- Có trình độ cử nhân trở lên.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Câu 17: Pháp luật quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri như thế nào?
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ít nhất 2 lần trước mỗi kỳ họp Quốc hội.
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri về Quốc hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri bằng văn bản về hoạt động của đại biểu và Quốc hội và gửi tới cử tri.
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.
Câu 18: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng trong giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội?
- Ban bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Quốc hội
Câu 19: Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đó?
- Quốc hội.
- Chính phủ.
- Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Tòa án nhân dân tối cao.
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) - Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách)
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Mới nhất trong tuần
-
Bộ câu hỏi Rung chuông vàng 20/11
-
Bài dự thi Nét bút tri ân 2024
5.000+ -
Bài dự thi tìm hiểu 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
10.000+ -
Tranh vẽ phòng chống cháy nổ
1.000+ -
Sáng tác một tác phẩm nhằm khích lệ mọi người đọc sách (12 mẫu)
50.000+ 1 -
Bài thu hoạch “Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024
100.000+ -
Đáp án kiểm tra học tập Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
5.000+ -
Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2024
100.000+ -
Bài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu
1M+ 1 -
Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên
10.000+