Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Toán 8 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo đáp án giải chi tiết.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức (Có đáp án)
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Toán 8
1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.
Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số.
– Các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa; điều kiện xác định; giá trị của phân thức đại số; hai phân thức bằng nhau.
– Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số.
– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia đối với hai phân thức đại số.
– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán.
2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
1. Mở đầu về phương trình.
Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
Xác định được nghiệm của phương trình.
2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.
– Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
– Biết tìm nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn.
3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
Tìm được tập nghiệm của phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Giải được bài toán bằng cách lập phương trình.
........
II. Các dạng bài tập trọng tâm
Câu 1. Tổng hai phân thức \(\frac{-2 x}{x+1} và \frac{x}{x+1}\) có kết quả là:
\(A. \frac{3 x}{x+1}.\)
\(B. \frac{x}{x+1}.\)
\(C. \frac{-3 x}{x+1}.\)
\(D. \frac{-x}{x+1}.\)
Câu 2. Rút gọn phân thức \(\frac{x^2-y^2}{x+y}\) được kết quả bằng
\(A. \frac{x-y}{2}\)
B. x+y
C. x-y
\(D. \frac{x+y}{2}\)
Câu 3. Kết quả của phép tính \(\frac{z-1}{x^2} \cdot \frac{1}{y} \cdot \frac{x^3}{z-1}\) bằng
\(A. \frac{x^3}{x y^2}\)
\(B. \frac{x}{y}\)
\(C. \frac{(z-1) \cdot x^3}{x^2 y z-1}\)
\(D. \frac{3 x(z-1)}{x^2 y(z-1)}\)
Câu 4. Kết quả của phép tính \(\frac{1}{2(x+3)}+\frac{3}{2 x(x+3)}\) bằng
\(A. \frac{4}{2 x(x+3)}\)
\(B. \frac{4}{2(x+3)}\)
\(C. \frac{1}{2 x}\)
\(D. \frac{2}{x+3}\)
Câu 5. Phương trình bậc nhất một ẩn \(a x+b=0(a \neq 0)\). Hạng tử tự do là
A. a
B. x
C. 0
D. b
Câu 6. Một tam giác có độ dài các cạnh là x+3 ; x+1 ; x+5. Biểu thức biểu thị chu vi tam giác đó là
A. 3 x+9
B. 3 x-9
C. 3 x+16
D. x+9
Câu 7. Nếu \(\triangle A B C \sim \triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) theo tị số k=2 thì \(\triangle A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} \sim \triangle A B C\) theo tí số là
\(A. \frac{1}{2}.\)
\(B. \frac{1}{4}.\)
C. 4 ..
D. 2 .
Câu 8. Cho hình bình hành A B C D, biết \(A B C=120^{\circ}\) và A B=16 ; B C=10. Trên tia đối của tia D C lấy điểm E sao cho D E=4, gọi F là giao điểm của B E và A D. Tính độ dài D F ta được:
A. D F=2.
B. D F=1.
C. D F=3.
D. D F=4.
..............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức