Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn GDCD năm 2024 - 2025 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức năm 2025 theo cấu trúc mới, giới hạn kiến thức ôn tập học kì 2, giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm để ôn thi học kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 6 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm có trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận. Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com.
Đề cương học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức (Cấu trúc mới)
UBND HUYỆN ….. |
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HKII |
I. TRẮC NHIỆM DẠNG NHIỀU LỰA CHỌN
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
A. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
D. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
Câu 2. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây?
A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác.
B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát.
C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người.
D. Ít xuất hiện ở Việt Nam.
Câu 3. Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự tiết kiệm?
A. Tiêu xài hoang phí.
B. Chi tiêu hợp lí.
C. Bảo vệ của công.
D. Bảo quản đồ dùng.
Câu 4. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của
A. người khác.
B. riêng bản thân mình.
C. riêng gia đình nhà mình.
D. mình và người khác.
Câu 5. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên:
A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.
B. không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm.
C. đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.
D. cả A, B, C đều đúng.
...
II. TRẮC NHIỆM DẠNG ĐÚNG, SAI
Câu 11: Các khẳng định sau đúng hay sai? Đúng ghi Đ, sai ghi S
A. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. ☐
B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ con người. ☐
C. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của nhiều nước. ☐
D. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ☐
Câu 12: Các khẳng định sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu x vào ô trống
Khẳng định |
Đúng |
sai |
A. Đối lập với tiết kiệm là xa hoa, lãng phí. |
|
|
B. Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta nên thực hiện hành động: Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn. |
|
|
C. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
|
|
|
D. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống. |
|
|
III. TRẮC NHIỆM DẠNG TRẢ LỜI NGẮN
Câu 13: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện như thế nào do các hiện tượng tự nhiên gây nên?
Câu 14: Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua tránh xa lối sống như thế nào?
Câu 15: Căn cứ để xác định công dân của một nước là gì?
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Quyền và nghĩa vụ công dân có mối quan hệ như thế nào?
Câu 2: Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như thế nào?
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ đề cương!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
