Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 sách CTST, Cánh diều (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2025 theo cấu trúc mới, giới hạn kiến thức ôn tập học kì 2, giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm để ôn thi học kì 2 năm 2024 - 2025 hiệu quả.
Đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo, Cánh diều được biên soạn với cấu trúc hoàn toàn mới gồm có trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn và tự luận. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com.
Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2024 - 2025 (Cấu trúc mới)
1. Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS……
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN – CN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2024 - 2025
A. TRẮC NGHIỆM:
I. Phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn:
Hãy chọn một đáp án đúng nhất:
Câu 1. Hoạt động nào dưới đây không dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.
B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ.
D. Đẩy một chiếc xe.
Câu 2. Một bạn chơi nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do:
A. Lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.
B. Lực của mặt đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. Chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. Lực của mặt đất tác dụng lên dây.
Câu 3. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo bị dãn ra. Khi đó:
A. Lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
B. Vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C. Lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
D. Vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
Câu 4. Khi có một vật tác dụng lực lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:
A. Không thay đổi.
B. Tăng dần.
C. Giảm dần.
D. Tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là nguyên nhân làm cho vật biến dạng.
...
II. Phần trắc nghiệm đúng/sai:
Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng ghi Đ, câu nào sai ghi S?
Câu 1. Năng lượng chuyển hoá toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như: | Đúng | Sai |
a. Than đá, dầu mỏ. | ||
b. Than đá, củi khô. | ||
c. Dầu mỏ, khí tự nhiên. | ||
d. Dầu mỏ, rơm rạ. |
Câu 2. Trường hợp nào dưới đây chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực: | Đúng | Sai |
a. Cơn bão có năng lượng là cơ năng nên có khả năng làm gãy, đổ cây cối. | ||
b. Khi người đẩy xe hàng, xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động. | ||
c. Gió tác dụng lực lên cánh diều làm cho cánh diều thay đổi tốc độ chuyển động. | ||
d. Đun nóng một cốc nước trên ngọn lửa đèn cồn. |
III. Phần trắc nghiệm trả lời ngắn:
Câu 1. Lực hút của Trái đất được gọi là gì?
Trả lời: Trọng lực
Câu 2. Lực hút giữa các vật có khối lượng được gọi là gì?
Trả lời: Lực hấp dẫn
Câu 3. Trong các vật liệu như than đá, hơi nước, Gas, khí đốt, vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
Trả lời: Hơi nước.
...
2. Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
TRƯỜNG THCS….. | NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II |
I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
Bài 26: Lực và tác dụng của lực.
Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Bài 28: Lực ma sát.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO.
Học sinh tham khảo một số dạng câu hỏi và bài tập sau:
1. TRẮC NGHIỆM
Dạng I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn 1 phương án.
Học sinh làm các bài tập trong sách BT KHTN của các bài 26, 27, 28 Học sinh làm các bài tập tham khảo sau:
Câu 1. Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.
B. Nhìn một vật cách xa 10m.
C. Nâng một tấm gỗ.
D. Nghe một bài hát.
Câu 2. Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:
A. lực đẩy.
B. lực nén.
C. lực kéo.
D. lực ép.
Câu 3. Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực?
A. kilôgam (kg).
B. mét (m).
C. mét khối (m3).
D. niuton (N).
Câu 4. Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?
A. gốc, hướng.
B. gốc, phương, chiều.
C. gốc, hướng và độ lớn.
D. gốc, phương, chiều và hướng.
Câu 5. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế.
B. Nhiệt kế.
C. Tốc kế.
D. Đồng hồ.
...
Dạng 2: Điền ĐÚNG, SAI cho các nhận định sau:
Nội dung | Đúng | Sai |
a) Đơn vị đo lực là Niu tơn (N ) | ||
b) Lực được biểu diễn bằng mũi tên có đầu mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng lực. | ||
c) Lực hút của Trái Đát tác dụng lên quả táo ở trên cây là lực tiếp xúc. | ||
d) Lực ma sát có thể có lợi, có thể có hại. |
Dạng 3: Điền câu trả lời ngắn cho các câu hỏi sau?
a) Độ lớn của lực F biểu diễn ở hình bên là bao nhiêu Niu tơn (N) |
|
b) Một người công nhân đẩy xe hàng chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, xe hàng chịu tác dụng của mấy lực theo phương ngang?
c) Trong hình bên quả bóng bay chịu tác dụng của mấy lực? d) Quả bóng bay chịu tác dụng của mấy lực tiếp xúc và mấy lực không tiếp xúc? |
e)Ta dùng mũi tên để biểu diễn lực, khi nhìn vào mũi tên ta biết được mấy đặc điểm của lực?
f) GHĐ của lực kế sau là bao nhiêu Niu tơn? |
2. TỰ LUẬN:
Bài 1:
a) Mô tả đặc điểm các lực được biểu diễn ở hình sau: (1cm biểu diễn 10N)
b) Biểu diễn các lực sau:
- Lực F1 tác dụng lên vật A có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 4N ( 1cm biểu diễn 1N)
- Lực đẩy F2 của cầu thủ tác dụng lên quả bóng ở trên mặt đất có phương ngang, chiều từ phải qua trái, độ lớn 200N (1cm biểu diễn 50N)
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
