Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 8 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Địa lí 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 8 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 8 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách KNTT
1.1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
Trường THCS...... | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau (Mỗi câu đúng 0,25 điểm):
Câu 1: Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
D. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
Câu 3: Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 4: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Vua nào xưng “đế” đầu tiên
Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”
A. Mai Thúc Loan.
B. Lý Nam Đế.
C. Triệu Quang Phục.
D. Phùng Hưng.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.
B. Phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.
Câu 6: Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để nổi dậy giành lại quyền tự chủ vào năm 905?
A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng.
B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.
D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.
Câu 7: Chi lưu là
A. các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
B. các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
C. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
D. lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.
Câu 8: Trong thủy quyển nước mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu
A. 30,1%
B. 2,5%
C. 97,5%
D. 68,7%
Câu 9: Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?
A. Thảo nguyên.
B. Đài nguyên
C. Hoang mạc.
D. Rừng lá kim.
Câu 10: Trên Trái Đất có bao nhiêu đới thiên nhiên
A. 1 đới.
B. 4 đới.
C. 2 đới
D. 3 đới
Câu 11: Năm 2018 dân số thế giới khoảng:
A. 6,7 tỉ người.
B. 7,2 tỉ người.
C. 7,6 tỉ người.
D. 6,9 tỉ người.
Câu 12: Quốc gia nào có số dân đông nhất thế giới?
A. Ấn Độ.
B. Nga.
C. Hoa Kỳ.
D. Trung Quốc
Câu 13: Khi mới thành lập, Vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:
A. Chăm-pa.
B. Lâm Áp.
C. Tượng Lâm.
D. Phù Nam
Câu 14: Thành tựu văn hóa nào của cư dân Cham-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Các bức chạm nổi, phù điêu
B. Các tháp Chăm
C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
D. Phố cổ Hội An
Câu 15: Phạm vi đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào?
A. Từ 30oB – 60oB
B. Từ 30oB – 30oN.
C. Từ 30oN – 60oN
D. Từ 0o– 30oB
Câu 16: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vòng cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Theo em kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Vương quốc Chăm-pa ra đời trong hoàn cảnh nào? Một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa có ảnh hưởng đến ngày nay?
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy nêu đặc điểm của rừng nhiệt đới.
Câu 4 (1,5 điểm): Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm? Theo em tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | B | A | B | C | B | A | C | B | D | C | D | B | C | B | B |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | |
Câu 1 (1,5 điểm) | - Chủ động: Xác định được quân giặc vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng, chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. - Độc đáo: Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống… - Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì: + Khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. + Mở ra một trang sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
Câu 2 (1,5 điểm) | a)Trong thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Áp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa). b)Sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo góp phần tạo ra những thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc Chămpa . Nhiều di sản tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay như Thánh địa Mỹ Sơn,Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta. | 0,5 0,5 0,5 | |
Câu 3 (1,5 điểm) | - Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam - Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm - Cấu trúc: Rừng gồm nhiều tầng: 2-3 tầng trở lên - Thực vật: Có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây - Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ - Phân loại: Gồm 2 kiểu chính: Rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa | 00,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ | |
Câu 4 (1,5 điểm) | - Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. - Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú. - Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ sẽ góp phần khai thác được các thế mạnh, đồng thời bảo vệ được môi trường. | 0,5 0,5 0,5 |
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn Lịch sử | |||||||||||
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Chương 5. Việt Nam từ khoảng TK VII trước công nguyên đến đầu TK X | Bài 14. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc | 1 | 2,5% | |||||||
Bài 15.Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | 1 | 1 | 5% | ||||||||
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | 1 | 2,5% | |||||||||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | 2 | 5% | |||||||||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | 1/2 | 1/2 | 20% | ||||||||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | 2 | 1/2 | 1/2 | 20% | |||||||
Tổng | 4 | 0,5 | 2 | 0,5 |
| 0,5 |
| 0,5 |
| ||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | ||||||
Tỉ lệ chung | 35% | 15% | 50% |
Phân môn Địa lí
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao
| ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Nước trên trái Đất | - Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước | 1 (0,25đ) | 2,5%
| |||||||
- Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ. | 1 (0,25đ) | ½ (0,5đ) | 7,5% | ||||||||
Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển. | 1 (0,5đ) | 5% | |||||||||
- Nước ngầm và băng hà. | ½ (1,0đ) | 10% | |||||||||
2 | Đất và sinh vật trên Trái Đất
| - Lớp đất trên Trái Đất. | 2 (0,5 đ) | 1 (1,5đ) |
20% | ||||||
- Sự sống trên Trái Đất | 1 (0,25đ) |
2,5% | |||||||||
- Sự phân bố các đới thiên nhiên. | 1 (0,25đ) | 2,5 | |||||||||
3 | Con người và thiên nhiên | - Dân số thế giới - Sự phân bố dân cư thế giới | 2 (0,5đ) |
5% | |||||||
Tổng | 6 | 1 |
| 1 |
| 0,5 |
| 0,5 |
| ||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | ||||||
Tỉ lệ chung | 35% | 15% | 50% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn Lịch sử | |||||||||
TT | Nội dung kiến thức/ Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/kĩ năng | Mức độ kiến thức/kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
1 | Chương 5. Việt Nam từ khoảng TK VII trước công nguyên đến đầu TK X
| Bài 14. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Nhận biết: -Tổ chức nhà nước,địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang. | 1 (TN) | |||||
Bài 15. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc | Nhận biết: - Thấy được những chuyển biến về xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc Thông hiểu: - Chính sách cai trị về văn hóa của chính quyền phong kiến phương Bắc với nước ta. | 2 (TN) | |||||||
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Thông hiểu: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...): | 1 (TN) | |||||||
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Nhận biết: Những nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc | 1 (TN) | |||||||
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Nhận biết:Cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương Thông hiểu: Nhận xét được những nét chủ động, độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền. Vận dụng: Giải thích được tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc. | 1 (TN) | 1/2 ( TL) | 1/2 (TL) | |||||
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X | Nhận biết: Mô tả được sự thành lập của Vương quốc Chăm-pa Vận dụng cao:Liên hệ được một số thành tựu văn hoá của Champa có ảnh hưởng đến hiện nay | 1/2 ( TL) | 1/2 ( TL) |
Phân môn Địa lí | |||||||
TT |
Chương/Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Nước trên trái Đất | - Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. -Vòng tuần hoàn nước | Nhận biết: - Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. - Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. | 1 TN | |||
- Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển | Nhận biết: - Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới). | 1 TL | |||||
- Nước ngầm và băng hà | Vận dụng: - Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà. | ½ TL | |||||
- Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ | Nhận biết: - Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn. Vận dụng cao: - Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ. | 1 TN | ½ TL | ||||
2
| Đất và sinh vật trên Trái Đất
| - Lớp đất trên Trái Đất. | Nhận biết: - Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất. - Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới. Thông hiểu: - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Hiểu được nhân tố hình thành đất nào là quan trọng nhất. | 1 TL | |||
- Sự sống trên Trái Đất | Nhận biết: - Trình bày được sự đa dạng của sinh vật trên lục địa. | 1 TN | |||||
- Sự phân bố các đới thiên nhiên. | Nhận biết: - Kể trên được các đới thiên nhiên trên Trái Đất. | 1 TN | |||||
3 | Con người và thiên nhiên | - Dân số thế giới. - Sự phân bố dân cư thế giới. | Nhận biết: - Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. - Xác định được một số thành phố đông dân nhất thế giới.
| 2 TN | |||
Tổng số câu | 6 TN 1 TL | 1 TL | 0,5 TL | 0,5 TL | |||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức | 20% | 15% | 10% | 5% | |||
Tỉ lệ chung | 35% | 15% |
2. Đề thi học kì 2 phân môn Lịch sử sách Kết nối tri thức
2.1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6
Trường THCS:........................ | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Năm học 2023-2024 Môn:Lịch sử và Địa lí 6 Thời gian làm bài: 90 phút |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (2,0 điểm)
I.Trắc nghiệm:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ bình yên.
B. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
C. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
D. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
Câu 2. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm khác biệt là:
A. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 3. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc suy tôn làm vua, Bà chọn đóng đô ở đâu?
A. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
B. Đường Lâm (Sơn Tây);
C. Triệu Sơn- Thanh Hóa
D. Vạn An (Nghệ An)
Câu 4. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bà Triệu
B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan;
C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
D. Khởi nghĩa của Lý Bí.
Câu 5. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời kì Bắc thuộc?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần tài
C. Thờ đức Phật
D. Thờ thánh A-na.
Câu 6. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, ngôn ngữ người Việt vẫn nghe và nói bằng hoàn toàn tiếng nào?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Việt.
C. Tiếng Anh.
D. Tiếng Thái.
Câu 7. Ai là người xưng Tiết độ sứ năm 905?
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Dụ
C. Dương Đình Nghệ
D. Ngô Quyền
Câu 8. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
B. PHẦN TỰ LUẬN
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (3.0đ)
Câu 1 (1,0 điểm):
Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của việc này?
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền?
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6
A. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0.25đ)
1. Lịch sử (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | A | D | A | B | B | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN
1. Lịch sử (3,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (1,0 điểm)
| - Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên,… - Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc. | 0,5
0,5 |
2 (2,0 điểm)
| a. : Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền. (1,0 điểm) - Dự đoán chính xác đường tiến công của giặc. - Chọn vị trí và địa điểm quyết chiến phù hợp, thuận lợi cho quân ta rút lui và phản công. - Kế sách đóng cọc độc đáo, mang lại hiệu quả cao và tạo sự bất ngờ cho quân giặc. |
0,25 0,25
0,5 |
b. Ý nghĩa: (1,0 điểm) - Đánh bại hoàn toàn ý định xâm lược nước ta của quân Nam Hán, bảo vệ nền độc lập tự chủ. - Chính thức kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài. - Thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc ta. - Thể hiện tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của Ngô Quyền. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||
Phân môn Lịch sử | |||||||
1 |
Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỉ II trước công nguyên đến đầu thế kỉ x (năm 938) | Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc BÀI 14 | 2TN |
0,5 đ | |||
Các cuộc khởi tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X (BÀI 16) | 2TN |
0,5 | |||||
Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt. (BÀI 17) | 2TN | 1.aTL | 1bTL |
1,5 | |||
Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X (BÀI 18) | 2TN | 1.aTL | 1bTL |
2,5 | |||
Tổng | 2 | 1,5 | 1,5 |
| |||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 15% |
| 50 | ||
Tỉ lệ chung | 35 | 15% | 50 |
2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ của yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X | 1. Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc | Nhận biết - Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang-Âu Lạc | 2TN |
|
|
|
| 2. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
| Nhận biết - Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...)
| 2TN |
|
|
| |
3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc | Nhận biết - Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hoá của người Việt trong thời kì Bắc thuộc Thông hiểu - Hiểu được sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. Vận dụng - Rút ra ý nghĩa bài học trong việc giữ gìn văn hoá dân tộc | 2 TN | 1 | 1 |
| ||
4. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X | Nhận biết - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương Thông hiểu - Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng (938) Vận dụng - Nhận xét được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. | 2 TN | 1 | 1 |
3. Đề thi học kì 2 phân môn Địa lí 6 sách Kết nối tri thức
3.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lí 6
Mức độ Nội dung/Chủ đề | Yêu cầu về nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
ĐẤT VÀ SINH VẬT | Biết được thành phần, nguồn gốc và đặc điểm của các loại đất. - Các loại động vật ngủ đông | Giá trị của các loại đất. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật | Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào | Đề bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì |
| ||||
Số câu Điểm % | 5 1,25 12,5% | 5 1,25 12,5% | ½ 1,0 10% | ½ 1,0 10% | 11 4,5 45% | ||||
CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | Biết được số dân thế giới. - Châu lục nào có số dân đông nhất, thấp nhất. - Hiện tượng bùng nổ dân số. | -Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên -Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới | Nguyên nhân của sự gia tăng dân số. - Tác động của thiên nhiên trong sản xuất |
| Các phương pháp giải quyết bùng nổ dân số. | Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó. |
| ||
Số câu Điểm % | 3 0,75 7,5% | 1,5 3,0 30% | 2 0,5 5% | 1 02,5 2,5% | ½ 1,0 10% | 8 5,5 55% | |||
Tổng Số câu Điểm % |
8 2,0 20% |
1,5 3,0 30% |
7 1,75 17,5% |
½ 1,0 10% |
1 02,5 2,5% |
|
|
1 2,0 20% |
19 10 100% |
3.2. Đề thi học kì 2 môn Địa lí 6
TRƯỜNG THCS........... | KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 |
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hai thành phần chính của lớp đất là:
A. Hữu cơ và nước
B. Nước và không khí
C. Cơ giới và không khí
D. Khoáng và hữu cơ
Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. sinh vật
B. đá mẹ
C. khoáng
D. địa hình
Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất
A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
B. có màu xám thẫm hoặc đen
C. tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
D. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
Câu 4. Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:
A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
B. Màu xám thẫm độ phì cao.
C. Màu xám, chua, nhiều cát.
D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.
Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là
A. đất cát pha.
B. đất xám.
C. đất phù sa bồi đắp.
D. đất đỏ badan.
Câu 6. Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là
A. địa hình
B. nguồn nước
C. khí hậu
D. đất đai
Câu 7. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất ?
A. phá rừng bừa bãi.
B. săn bắn động vật quý hiếm.
C. Lai tạo ra nhiều giống.
D. đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 8. Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông:
A. Gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp)
B. Cá tra, cá hồi
C. Cá voi xám
D. Rùa
Câu 9. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?
A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
D. Trồng và bảo vệ rừng
Câu 10. Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ?
A. rêu, địa y.
B. cây lá kim.
C. cây lá cứng.
D. sồi, dẻ.
Câu 11. Nêu phương hướng giải quyết bùng nổ dân số.
A. Kiểm soát tỉ lệ sinh, để đạt được tỉ lệ số dân hợp lý.
B. Có các chính sách dân số phù hợp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao dân trí.
C. Thực hiện chính sách dân số hợp lí.
D. Phát triển kinh tế tốt để đáp ứng được sự gia tăng dân số
Câu 12. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số
A. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm
Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương
Câu 14. Dân số thế giới năm 2018 là
A. 7,6 tỉ người
B. 76 tỉ người
C. 7,6 triệu người
D. 76 triệu người
Câu 15. Ý nào không phải là tác động của thiên nhiên tới sản xuất.
A. Tác động tới sản xuất nông nghiệp
B. Tác động tới công nghiệp
C. Tác động tới dịch vụ.
D. Tác động tới con người.
Câu 16. Bùng nổ dân số xảy ra khi
A. quá trình di dân xảy ra.
B. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
C. chất lượng cuộc sống được nâng cao.
D. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%
Phần 2. Tự luận.
Câu 1. (2,0 điểm)
Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2. (2,0 điểm)
Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó.
Câu 3. (2,0 điểm)
Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới.
3.3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lí 6
Phần 1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | D | C | C | C | C | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | A | B | C | B | A | D | D |
Phần 2. Phần tự luận (6 điểm)
Câu | Hướng dẫn | Điểm |
Câu 1 (2,0đ) | Ý nghĩa: - Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. - Bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Giải pháp: Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng |
0,5
0,5
1,0
|
Câu 2 (2đ) | Tác động: - Làm suy giảm nguồn tài nguyên. - Làm ô nhiễm môi trường. Giải pháp Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực đề bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu | 1,0
1,0
|
Câu 3 (2đ) | Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian - Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ví dụ như Đông Nam Á, Đông Á… - Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn. Ví dụ như Bắc Á, Trung Á … | 1,0
0,5
0,5 |
....
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link Download chính thức:
- Trần TưThích · Phản hồi · 1 · 08/05/23
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 1 · 09/05/23
-
- Trần TưThích · Phản hồi · 0 · 08/05/23
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 0 · 09/05/23
-