Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Tin học 6 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 7 Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 7 Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Văn, Toán, Lịch sử - Địa lí, Khoa học tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức - Đề 1
1.1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHÒNG GD&ĐT……. | KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 |
A. TRẮC NGHIỆM: Em hãy điền đáp án đúng cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Hãy sắp xếp các bước thực hiện việc tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
a) Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm rồi nhấn phim Enter.
b) Nháy chuột chọn thẻ Home.
c) Trong nhóm lệnh Editing chọn Find.
A. b-a-c
B. c-b-a
C. a-b-c
D. b-c-a
Câu 2: Lệnh Find được sử dụng khi nào?
A. Khi muốn thay đổi cỡ chữ.
B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
C. Khi muốn thay đổi kiểu chữ.
D. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
Câu 3. Khi sử dụng hộp thoại “Find and Replace", nếu tìm được một từ mà chúng ta không muốn thay thế, chúng ta có thể bỏ qua từ đó bằng cách chọn lệnh nào?
A. Replace All.
B. Replace
C. Find Next.
D. Cancel.
Câu 4: Để tập hợp các nội dung đã có để hoàn thiện cho cuốn sổ lưu niệm trong phần mềm Word em chọn lệnh ở thẻ?
A. File
B. Home
C. Insert
D. Design
Câu 5. Để tạo trang bìa cho cuốn sổ trong phần mềm Word em chọn lệnh nà trong nhóm Page?
A. Blank Page
B. Cover Page
C. Page Break
D. Table
Câu 6. Hãy sắp xếp các bước tập hợp các nội dung đã có trong phần mềm Word?
a) Nháy chuột vào thẻ Insert
b) Chọn Text from File
c) Trong nhóm lệnh Text, chọn Object
A. a-c-b
B. b-c-a
C. c-b-a
D. b-a-c
Câu 7. Thuật toán là gì:
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề
B. Một ngôn ngữ lập trình
C. Dãy các chỉ dẫn rõ ràng,có trình tự để giải quyết vấn đề
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
B. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu
C. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
D. Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán cụ thể
Câu 9. Có mấy cách mô tả thuật toán?
A. 1
B. 2
C.3
D.4
Câu 10. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản hướng dẫn về cách làm bánh nướng
B. Một bản nhạc hay
C. Một bức tranh đầy màu sắc
D. Một bài thơ lục bát
Câu 11. Cấu trúc rẽ nhánh có mấy dạng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12. Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả mọi thuật toán là gì?
A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
C. Rẽ nhánh, lặp và gán.
D. Tuần tự, lặp và gán.
Câu 13. Câu: “Nếu trời mưa thì em sẽ mang ô đi học" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
B. Cấu trúc tuần tự.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Câu 14. Các chỉ dẫn làm món “sinh tố xoài” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc lặp.
C. Cấu trúc tuần tự.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
B. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Quan sát các lệnh trong hộp thoại “Find and Replace” và ghép mỗi nút lệnh ở cột bên trái với tác dụng của chúng ở cột bên phải cho phù hợp?
1) Close ( 1 - …….) | a) Thay thế từng cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with". |
2) Replace ( 2 - …….) | b) Tìm cụm từ tiếp theo trong mục “Find what". |
3) Replace All ( 3 - …….) | c) Thay thế tất cả cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with". |
4) Find Next ( 4 - …….) | d) Đóng hộp thoại. |
Câu 2: (2 điểm)
a. Em hãy cho biết câu nói: “Nếu rau vẫn còn bẩn, em phải rửa rau cho đến khi rau sạch” thuộc cấu trúc nào? Em hãy mô tả câu đó bằng sơ đồ khối?
b. Cho thuật toán: Tính điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh. Em hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán và vẽ sơ đồ khối thể hiện thuật toán trên?
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | D | B | C | C | B | A | C | D | B | A | B | A | D | C |
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | 1 – d 2 – a 3 – c 4 - b | 0.25 0.25 0.25 0.25 |
2 | a) Câu nói đó thuộc cấu trúc lặp Vẽ sơ đồ khối thể hiện câu nói b) * Đầu vào: Điểm môn Toán, môn Văn, môn Anh Đầu ra: Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh. * Sơ đồ khối thể hiện thuật toán tính điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh | 0.5 0.5
0.25 0.25 0.5 |
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6
TT | Chương/chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | Chủ đề 5: Ứng dụng tin học | 1. Thực hành: Tìm kiếm và thay thế | 2 | 1 | 1 | 25% (2.5 điểm) | |||||
2. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện sổ lưu niệm | 2 | 1 | 15% (1.5 điểm) | ||||||||
2 | Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | 3. Thuật toán | 2 | 2 | 1 | 30% (3.0 điểm) | |||||
4. Các cấu trúc điều khiển | 2 | 2 | 1 | 30% (3.0 điểm) | |||||||
Tổng | 8 |
| 6 |
|
| 2 |
| 1 | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tin học 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Chủ đề 5: Ứng dụng tin học
| 1. Thực hành: Tìm kiếm và thay thế | Nhận biết Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản Thông hiểu Tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm STVB Vận dụng Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm STVB | 2 (TN) | 1 (TN) | 1 (TL) | |
2. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện sổ lưu niệm | N hậ n biết Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một sản phẩm hoàn chỉnh Thông hiểu Các thao tác hoàn thiện sổ lưu niệm | 2 (TN) | 1 (TN) | ||||
2 | Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
| 3. Thuật toán | N hậ n biết Biết thuật toán có thể mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối Thông hiểu Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa Vận dụng Mô tả được thuật toán dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối | 2 (TN) | 2 (TN) | 1 (TL) | |
4. Các cấu trúc điều khiển | N hậ n biết Biết các cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp Thông hiểu Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán Vận dụng cao Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối | 2 (TN) | 2 (TN) | 1 (TL) | |||
Tổng |
| 8 TN | 6 TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 40% | 30% | 20% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30% |
1.5. Hướng dẫn ra đề kiểm tra theo ma trận và đặc tả
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Chủ đề 5: Ứng dụng tin học
| 1. Thực hành: Tìm kiếm và thay thế | Nhận biết Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản (Câu 1), (Câu 2) Thông hiểu Tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế trong phần mềm STVB (Câu 3) Vận dụng Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm STVB (Câu 1_TL) | 2 (TN) | 1 (TN) | 1 (TL) | |
2. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện sổ lưu niệm | N hậ n biết Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một sản phẩm hoàn chỉnh (Câu 4), (Câu 5) Thông hiểu Các thao tác hoàn thiện sổ lưu niệm (Câu 6) | 2 (TN) | 1 (TN) | ||||
2 | Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
| 3. Thuật toán | N hậ n biết Biết thuật toán có thể mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối (Câu 7), (Câu 8) Thông hiểu Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa (Câu 9), (Câu 10) Vận dụng Mô tả được thuật toán dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối (Câu 2_TL) | 2 (TN) | 2 (TN) | 1 (TL) | |
4. Các cấu trúc điều khiển | N hậ n biết Biết các cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh và lặp (Câu 11), (Câu 12) Thông hiểu Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán (Câu 13), (Câu 14) Vận dụng cao Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối (Câu 2b_TL) | 2 (TN) | 2 (TN) | 1 (TL) | |||
Tổng |
| 8 TN | 6 TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 40% | 30% | 20% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 70% | 30% |
2. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức - Đề 2
2.1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHÒNG GD&ĐT……. | KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 |
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.
Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?
A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:
A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.
Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:
A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để
A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.
Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...
Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:
A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.
Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?
A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?
Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:
a) Tên của chủ đề chính.
b) Tên các chủ đề nhánh.
c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?
Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?
Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Insert Left | a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. |
2) Insert Right | b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. |
3) Insert Above | c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. |
4) Insert Below | d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. |
2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | D | C | D | C | D | C | A | C | B | C |
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 13: | - Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. - Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề. | 0,75 0,75 |
Câu 14: | a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6. b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện. c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ. | 0,5 1,5 1 |
Câu 15: | - Tiêu đề: Căn lề giữa. - Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản. - Dòng cuối: Căn thẳng lề phải. | 0,5 0,5 0,5 |
Câu 16: | 1 – c 2 – d 3 – a 4 - b | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1.Sơ đồ tư duy | HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy | HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy | |||||||
Số câu | 3 (C1,2,5) | 1 (C13) | 2 (C3, 4) | 1 (C14) | 7 | ||||
Số điểm | 0,75 | 1,5 | 0,5 | 3 | 5,75 | ||||
Tỉ lệ (%) | 7,5 | 15 | 5 | 30 | 57,5 | ||||
2. Định dạng văn bản | HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản | HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản | HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản | ||||||
Số câu | 2 (C6,7) | 2 (C8,9) | 1 (C15) | 5 | |||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 2,5 | |||||
Tỉ lệ (%) | 5 | 5 | 15 | 25 | |||||
3. Trình bày thông tin ở dạng bảng | HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng | Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng | Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng | ||||||
Số câu | 1 (C10) | 2 (C11,12) | 1 (C16) | 4 | |||||
Số điểm | 0,25 | 0,5 | 1 | 1,75 | |||||
Tỉ lệ (%) | 2,5 | 5 | 10 | 17,5 | |||||
Tổng số câu | 7 | 7 | 1 | 1 | 16 | ||||
Tổng số điểm | 3 | 4,5 | 1,5 | 1 | 10 | ||||
Tỉ lệ (%) | 30 | 45 | 25 | 100 |
3. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức - Đề 3
3.1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHÒNG GD & ĐT …….. TRƯỜNG THCS ............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Tin học 6 – Kết nối tri thức |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sơ đồ khối của thuật toán là:
A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính
B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng
C. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện
D. ngôn ngữ tự nhiên
Câu 2. Điểm giống nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp là:
A. các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.
B. đều có bước quan trọng nhất là kiểm tra điều kiện
C. Thực hiện lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 3. Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?
A. Nhận dữ liệu đầu vào, thực hiện các bước xử lí, đưa ra kết quả
B. Chỉ thực hiện một lệnh do con người yêu cầu
C. Chỉ thực hiện các bước xử lí và đưa ra kết quả
D. Nhập sơ đồ khối, đưa ra kết quả
Câu 4. Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp:
A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.
B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chương trình được lập trình trên máy tính chỉ sử dụng cho máy tính, không sử dụng cho các thiết bị khác.
B. Có thể dùng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để thể hiện một thuật toán
C. Mỗi thuật toán cần một ngôn ngữ lập trình riêng để viết thành chương trình
D. Chỉ có duy nhất một ngôn ngữ lập trình khác nhau
Câu 6. Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
(1) Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
(2) Dùng tay đảo rau trong chậu.
(3) Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.
(4) Lặp lại bước (4) đến bước (3) cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
Các bước nào của thuật toán được lặp lại?
A. Chỉ bước 1 và 2.
B. Chỉ bước 2 và 3.
C. Ba bước 1, 2 và 3.
D. cả bốn bước 1, 2, 3 và 4.
Câu 7. Cho dãy các thao tác sau đây:
a) Max <- a
b) Nếu Max < b thì Max <- b
c) Nhập a, b
d) Thông báo Max và kết thúc
Sắp xếp thứ tự các thao tác để nhận được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên a và b:
A. c – a – b – d
B. a – b – c – d
C. c – d – a – b
D. c – b – d – a
Câu 8. Lệnh trong Hình 22 là lệnh lặp thực hiện cho nhân vật, nhân vật sẽ dừng lại khi nào?
A. Nhân vật không dừng lại
B. Nhân vật dừng lại khi tọa độ x lớn hơn 200
C. Nhân vật dừng lại khi tọa độ x nhỏ hơn 200
D. Nhân vật dừng lại khi tọa độ x bằng 200
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. (2,0 điểm) Thuật toán là gì? Trình bày các thành phần chính của thuật toán?
Câu 2. (1,5 điểm) Việc thể hiện cấu trúc trong trường hợp biết số lần lặp và không biết trước số lần lặp khác nhau như thế nào?
Câu 3. (2,5 điểm) Cho chương trình Scratch như hình bên dưới:
a. Chương trình trên thực hiện thuật toán nào? Xác định đầu ra và đầu vào của thuật toán
b. Hãy trình bày thuật toán bằng sơ đồ khối và cho biết sơ đồ mô tả cấu trúc nào?
3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án đúng | A | B | A | B | B | C | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được những vấn đề hoặc nhiệm vụ đã cho. Các thành phần chính của thuật toán gồm: + Các thông tin đầu vào(Input) + Các thông tin đầu ra (Output) | 1,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (1,5 điểm) | Sự khác biệt trong việc thể hiện cấu trúc khi biết số lần lặp và không biết số lần lặp là: - Khi biết số lần lặp, thể hiện cấu trúc lặp có dùng biến để đếm số lần lặp - Khi không biết trước số lần lặp, thể hiện cấu trúc lặp có dùng điều kiện lặp | 0,75 điểm 0,75 điểm |
Câu 3 (2,5 điểm) | a. Thuật toán tính số trung bình cộng của 3 số a, b, c + Đầu vào: giá trị của a, b, c + Đầu ra: Trung bình cộng của 3 số a, b, c b. Thuật toán bằng sơ đồ khối: => Sơ đồ khối mô tả cấu trúc tuần tự. | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1,0 điểm 0,5 điểm |
3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6
Cấp độ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Thuật toán
Số câu : 4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Biết khái niệm sơ đồ thuật toán | Biết khái niệm thuật toán và các thành phần chính của thuật toán | Hiểu và phân tích các ví dụ để tìm câu biểu diễn cấu trúc lặp | Vận dụng kiến thức, sắp xếp đúng các bước thực hiện thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số a và b | ||||
Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm : Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Các cấu trúc điều kiện
Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Biết điểm giống nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp | Hiểu và giải thích được sự khác nhau trong cấu trúc lặp biết số lần lặp và không biết số lần lặp | Vận dụng kiến thức xác định bước lặp lại của thuật toán | |||||
Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Chương trình máy tính
Số câu : 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Biết các bước để thực hiện chương trình máy tính | Hiểu và phân tích để tìm ra phát biểu đúng về kiến thức chương trình máy tính. | Vận dụng kiến thức, quan sát chương trình thuật toán tìm điều kiện để nhân vật dừng lại. | Vận dụng kiến thức, xác định thuật toán của chương trình, xác định đầu ra, đầu vào | Vận dụng kiến thức, trình bày thuật toán bằng sơ đồ khối và xác định cấu trúc thuật toán. | |||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 0,5 Sốđiểm:1,5 Tỉ lệ: 15% | |
Tổng câu: 11 Tổngđiểm:10 Tỉ lệ: 100% | 4 câu 3,5 điểm 35% | 3 câu 2,5 điểm 25 % | 3,5 câu 2,5 điểm 25 % | 0,5 câu 1,5 điểm 15% |
4. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức - Đề 4
4.1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 6
PHÒNG GDĐT TP…….. TRƯỜNG THCS……… | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 |
Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai:
A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát...
Câu 2: Sử dụng lệnh Inset/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột và số hàng
A. 10 cột, 10 hàng
B. 10 cột, 8 hàng
C. 8 cột, 8 hàng
D. 8 cột, 10 hàng
Câu 3: Lệnh Find được sử dụng khi:
A. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản
B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản
C. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản
D. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản
Câu 4: Thuật toán là:
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
C. Một ngôn ngữ lập trình.
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
Câu 5: Thuật toán có thể mô tả theo hai cách nào:
A. Sử dụng các biến và dữ liệu
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng
Câu 6: Mục đích của sơ đồ khối là:
A. Để mô tả chi tiết 1 chương trình
B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu” về thuật toán
C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán
D. Để chỉ dẫn máy tính thực hiện thuật toán
Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (1đ) Tại sao phải tìm kiếm và thay thế văn bản?
Câu 8: (2đ): Em hãy tìm đầu vào và đầu ra của các thuật toán sau đây
a, Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b
b, Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b
Câu 9 (2đ) Em hãy quan sát sơ đồ khối ở hình bên và cho biết sơ đồ này mô tả thuật toán gì? Xác định đầu vào và đầu ra của thuật toán.
Câu 10 (2đ)
Em hãy nêu ví dụ về thuật toán giải quyết một nhiệm vụ trong thực tế. Hãy xác định đầu vào, đầu ra và các bước thực hiện thuật toán để giải quyết nhiệm vụ đó
4.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0.5đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | B | B | C | C |
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 7 | -Giúp người sử dụng tìm kiếm và thay thế, chỉnh sửa nhanh nội dung văn bản | (1đ) |
Câu 8 | a, Thuật toán tính trung bình cộng của hai số a, b Đầu vào: hai số a, b Đầu ra: Trung bình cộng của 2 số a, b b, Thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b Đầu vào: hai số tự nhiên a, b Đầu ra: ước chung lớn nhất của hai số tự nhiên a và b | (1đ) (1đ) |
Câu 9 | Thuật toán tính tổng hai số a và b Đầu vào: hai số a, b Đầu ra: Trung bình cộng của 2 số a, b | 1đ 1đ |
Câu 10 | Có thể kể ra 1 số công việc như: Luộc rau, rán trứng, gấp quần áo, vẽ tranh... Tùy từng ví dụ cụ thể HS nêu rõ được đầu vào và đầu ra của thuật toán | 1đ 1đ |
4.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6
TT | Chủ đề | Mức độ đánh giá | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ (%) | Tổng điểm | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Chủ đề 5. Ứng dụng tin học | 2 C1 C2 | 1 C9 | 10 | 20 | 3 | ||||||
2 | Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | 2 C3 C4 | 2 C5 C6 | 2 C7 C8 | 1 C10 | 20 | 50 | 7 | ||||
Số câu | 4 | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | 5 | 10 | ||||
Số điểm | 2 | 1 | 3 | 2 | 2 | 3 | 7 | 10 | ||||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 20% | 20% | 30% | 70% | 100% |
4.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tin học 6
TT | Chủ đề | Mức độ đánh giá |
1 | Chủ đề 5. Ứng dụng tin học | Kiến thức: - Trình bày được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản - Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản - Chỉ rõ được tác dụng của các công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản Kỹ năng: Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế để làm bài tập theo yêu cầu
|
2 | Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Kiến thức: - Trình bày được sơ lược thuật toán - Chỉ rõ được các cấu trúc điều khiển thuật toán đã học Kỹ năng - Mô tả được thuật toán đơn giản |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link Download chính thức:
- Mạnh Duy NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 19:16 02/05
- Thảo NhiThích · Phản hồi · 0 · 08:37 03/05
-
- 6D-26- Lê Hồ Như ThuầnThích · Phản hồi · 0 · 25/05/22
- Đinh Nguyễn Trúc LamThích · Phản hồi · 0 · 24/05/22
- Bảo Khánh Giang TrầnThích · Phản hồi · 0 · 12/05/22