Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn  Văn. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

Đề cương học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. Một số yếu tố về thống kê và xác suất

1. Thu thập, thống kê và xử lý số liệu trong bảng, biểu đồ.

2. Mô hình xác suất và xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

  • Tung đồng xu.
  • Lấy vật từ trong hộp.

II. Phân số và số thập phân

1. Phân số

  • Phép cộng phân số: quy tắc cộng phân số, tính chất của phép cộng phân số.
  • Phép trừ phân số: số đối của một phân số, quy tắc trừ phân số.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân phân số: quy tắc nhân phân số, tính chất của phép nhân phân số.
  • Phép chia phân số: phân số nghịch đảo, quy tắc chia hai phân số.

2. Số thập phân: Cấu tạo số thập phân, chuyển phân số thành số thập phân, chuyển số thập phân thành phân số tối giản, so sánh số thập phân.

  • Phép cộng số thập phân: quy tắc cộng số thập phân, tính chất của phép cộng số thập phân.
  • Phép trừ số thập phân: số đối của một số thập phân, quy tắc trừ số thập phân.
  • Quy tắc dấu ngoặc.
  • Phép nhân số thập phân: quy tắc nhân số thập phân, tính chất phép nhân số thập phân.
  • Phép chia số thập phân: quy tắc chia số thập phân.

3. Ước lượng và làm tròn số: Cách làm tròn số nguyên, làm tròn số thập phân.

III. Hình học phẳng

1. Điểm. Đường thẳng.

2. Đoạn thẳng

  • Hai đoạn thẳng bằng nhau.
  • Độ dài đoạn thẳng.
  • Trung điểm của đoạn thẳng.

3. Tia

  • Khái niệm về tia, cách vẽ tia.
  • Hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

B. BÀI TẬP

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nghịch đảo của \frac{{ - 6}}{{11}}\(\frac{{ - 6}}{{11}}\) là:

A. \frac{{11}}{{ - 6}}\(\frac{{11}}{{ - 6}}\).

B. \frac{6}{{11}}\(\frac{6}{{11}}\).

C. \frac{{ - 6}}{{ - 11}}\(\frac{{ - 6}}{{ - 11}}\).

D. \frac{{ - 11}}{{ - 6}}\(\frac{{ - 11}}{{ - 6}}\).

Câu 2: Rút gọn phân số \frac{{ - 27}}{{63}}\(\frac{{ - 27}}{{63}}\) đến tối giản bằng

A. \frac{9}{{21}}\(\frac{9}{{21}}\).

B. \frac{{ - 9}}{{21}}\(\frac{{ - 9}}{{21}}\).

C. \frac{3}{7}\(\frac{3}{7}\).

D. \frac{{ - 3}}{7}\(\frac{{ - 3}}{7}\).

Câu 3: Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được:

A. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\).

B. \frac{5}{2}\(\frac{5}{2}\).

C. \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\).

D. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\).

Câu 4: Viết hỗn số 3\frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\) dưới dạng phân số

A. \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\).

B. \frac{{16}}{5}\(\frac{{16}}{5}\).

C. \frac{8}{5}\(\frac{8}{5}\).

D. \frac{3}{3}\(\frac{3}{3}\).

Câu 5: Kết quả của phép tính: \frac{9}{{10}} - \left( {\frac{9}{{10}} - \frac{1}{{10}}} \right)\(\frac{9}{{10}} - \left( {\frac{9}{{10}} - \frac{1}{{10}}} \right)\)=

A. \frac{{ - 1}}{{10}}\(\frac{{ - 1}}{{10}}\).

B. \frac{1}{{10}}\(\frac{1}{{10}}\).

C. \frac{9}{{10}}\(\frac{9}{{10}}\).

D. \frac{{ - 9}}{{10}}\(\frac{{ - 9}}{{10}}\).

Câu 6: Tính 25% của 12 bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Câu 7: Có bao nhiêu phút trong \frac{7}{{15}}\(\frac{7}{{15}}\) giờ?

A. 28 phút.

B. 11 phút.

C. 4 phút.

D. 60 phút.

Câu 8: Kết quả của phép tính \frac{{ - 1}}{5} \cdot \frac{{25}}{8} =\(\frac{{ - 1}}{5} \cdot \frac{{25}}{8} =\)

A. \frac{{ - 5}}{8}\(\frac{{ - 5}}{8}\).

B. \frac{{ - 1}}{8}\(\frac{{ - 1}}{8}\).

C. \frac{{25}}{8}\(\frac{{25}}{8}\).

D. \frac{{ - 1}}{{25}}\(\frac{{ - 1}}{{25}}\).

Câu 9: Kết quả của phép tính \frac{{ - 1}}{{13}}:\frac{7}{{ - 13}} =\(\frac{{ - 1}}{{13}}:\frac{7}{{ - 13}} =\)

A. \frac{{ - 7}}{{169}}\(\frac{{ - 7}}{{169}}\).

B. \frac{1}{7}\(\frac{1}{7}\).

C. \frac{7}{{169}}\(\frac{7}{{169}}\).

D. \frac{{ - 1}}{7}\(\frac{{ - 1}}{7}\).

Câu 10: Tích 214,9 . 1,09 là

A. 234,241.

B. 209,241.

C. 231,124.

D. -234,241.

Câu 11: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây:

A. 131,29.

B. 131,31.

C. 131,30.

D. 130.

Câu 12: Số đối của phân số \frac{{ - 2}}{3}\(\frac{{ - 2}}{3}\) là số.

A. \frac{{ - 2}}{3}\(\frac{{ - 2}}{3}\).

B. \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\).

C. \frac{3}{2}\(\frac{3}{2}\).

D. \frac{2}{{ - 3}}\(\frac{2}{{ - 3}}\).

Câu 13: So sánh hai số thập phân 2,56 và 2,57 ta được kết quả

A. {\rm{2,56}}\,{\rm{ > }}\,{\rm{2,57}}\({\rm{2,56}}\,{\rm{ > }}\,{\rm{2,57}}\).

B. {\rm{2,56}}\, < \,{\rm{2,57}}\({\rm{2,56}}\, < \,{\rm{2,57}}\).

C. {\rm{2,57}}\, \le \,{\rm{2,56}}\,\({\rm{2,57}}\, \le \,{\rm{2,56}}\,\).

D. {\rm{2,56}}\, = {\rm{2,57}}\({\rm{2,56}}\, = {\rm{2,57}}\).

Câu 14: Tỉ số của hai số - 2 và 5 là:

A. \frac{5}{{ - 2}}\(\frac{5}{{ - 2}}\).

B. \frac{{ - 5}}{2}\(\frac{{ - 5}}{2}\).

C. \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\).

D. \frac{{ - 2}}{5}\(\frac{{ - 2}}{5}\).

Câu 15: Tỉ số phần trăm của 3 và 2 được viết là:

A. \frac{2}{3}.100\%\(\frac{2}{3}.100\%\).

B. \frac{3}{2}\%\(\frac{3}{2}\%\).

C. \frac{3}{2}.100\(\frac{3}{2}.100\).

D. \frac{3}{2}.100\%\(\frac{3}{2}.100\%\).

Câu 16: Cho \widehat {{\rm{xOy}}}\,{\rm{ =  3}}{{\rm{0}}^0}\(\widehat {{\rm{xOy}}}\,{\rm{ =  3}}{{\rm{0}}^0}\)\widehat {{\rm{mOn}}}\,{\rm{ =  5}}{{\rm{0}}^0}\,\(\widehat {{\rm{mOn}}}\,{\rm{ =  5}}{{\rm{0}}^0}\,\). Kết so sánh nào sau đúng?

A. \widehat {{\rm{xOy}}}\,\, > \widehat {{\rm{mOn}}}\,\(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, > \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

B. \widehat {{\rm{xOy}}}\,\, \ge \widehat {{\rm{mOn}}}\,\(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, \ge \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

C. \widehat {{\rm{xOy}}}\,\, = \widehat {{\rm{mOn}}}\,\(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, = \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).

D. \widehat {{\rm{xOy}}}\,\, < \widehat {{\rm{mOn}}}\(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, < \widehat {{\rm{mOn}}}\).

Câu 17: Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc gì?

A. Góc vuông.

B. Góc nhọn.

C. Góc tù.

D. Góc bẹt.

Câu 18: Cho đoạn thẳng AB = 10 cm, C là điểm nằm giữa A, B. Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính MN.

A. MN = 20 cm.

B. MN = 5 cm.

C. MN = 8 cm.

D. MN = 10 cm.

Câu 19: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:

A. MA = MB.

B. M nằm giữa A và B.

C. MA = MB = \frac{{AB}}{2}\(MA = MB = \frac{{AB}}{2}\).

D. AM + MB = AB.

Câu 20: Cho \widehat {ABC} = {45^0}\(\widehat {ABC} = {45^0}\)\widehat {MON}\(\widehat {MON}\) = \widehat {ABC}\(\widehat {ABC}\). Khi đó số đo góc MON bằng

A. {30^0}\({30^0}\).

B. {40^0}\({40^0}\).

C. {45^0}\({45^0}\).

D. {50^0}\({50^0}\).

II. Phần tự luận

Bài 1. Thực hiện phép tính:

a) \frac{8}{5} - \frac{7}{5}\(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).

b) \frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).

c) \frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).

d) \frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).

e) \frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).

f) \frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).

Bài 2. Tìm x, biết:

a) x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)

b) \frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)

c) \frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)

d) \frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)

e) 3,4 - 3x = 5,8\(3,4 - 3x = 5,8\)

f) \frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)

Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)25\%\(25\%\) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.

C. ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. ACâu 2. DCâu 3. ACâu 4. BCâu 5. B
Câu 6. BCâu 7. ACâu 8. ACâu 9. BCâu 10. A
Câu 11. CCâu 12. BCâu 13. BCâu 14. DCâu 15. D
Câu 16. DCâu 17. BCâu 18. BCâu 19. CCâu 20. C

II. Phần tự luận

Bài 1

a) \frac{8}{5} - \frac{7}{5} = \frac{{8 - 7}}{5} = \frac{1}{5}\(\frac{8}{5} - \frac{7}{5} = \frac{{8 - 7}}{5} = \frac{1}{5}\).

b) \frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3 = \frac{{5 - 3}}{2} + 3 = \frac{2}{2} + 3 = 1 + 3 = 4\(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3 = \frac{{5 - 3}}{2} + 3 = \frac{2}{2} + 3 = 1 + 3 = 4\).

c) \frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5} = \frac{2}{3}\left( {\frac{7}{5} - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3}.\frac{5}{5} = \frac{2}{3}.1 = \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5} = \frac{2}{3}\left( {\frac{7}{5} - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3}.\frac{5}{5} = \frac{2}{3}.1 = \frac{2}{3}\).

d) \frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5} = \left( {\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) + 2022 =  - 1 + 1 + 2022 = 2022\(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5} = \left( {\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) + 2022 =  - 1 + 1 + 2022 = 2022\).

e) \frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.\left( {\frac{3}{{11}} + \frac{8}{{11}}} \right) + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.1 + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9} + \frac{{16}}{9} = \frac{9}{9} = 1\(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.\left( {\frac{3}{{11}} + \frac{8}{{11}}} \right) + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.1 + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9} + \frac{{16}}{9} = \frac{9}{9} = 1\).

f) \frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6 = \frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} + \frac{3}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{3}{5}} \right) - \frac{3}{{10}} = 1 - \frac{3}{{10}} = \frac{7}{{10}}\(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6 = \frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} + \frac{3}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{3}{5}} \right) - \frac{3}{{10}} = 1 - \frac{3}{{10}} = \frac{7}{{10}}\).

Bài 2.

a) x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)

\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{4} + \frac{1}{3}\\x = \frac{{ - 6}}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\x = \frac{{ - 2}}{{12}} = \frac{{ - 1}}{6}\end{array}\(\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{4} + \frac{1}{3}\\x = \frac{{ - 6}}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\x = \frac{{ - 2}}{{12}} = \frac{{ - 1}}{6}\end{array}\)

Vậy x = \frac{{ - 1}}{6}\(x = \frac{{ - 1}}{6}\)

b) \frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)

\begin{array}{l}\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 10}}{{15}} + \frac{3}{{15}}\\\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 7}}{{15}}\\x =  - 7\end{array}\(\begin{array}{l}\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 10}}{{15}} + \frac{3}{{15}}\\\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 7}}{{15}}\\x =  - 7\end{array}\)

Vậy x = -7

c) \frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)

\begin{array}{l}\frac{5}{2} - \frac{{3x}}{2} + \frac{3}{2} = \frac{1}{3}\\\left( {\frac{5}{2} + \frac{3}{2}} \right) - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\4 - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = 4 - \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = \frac{{11}}{3}\\3x.3 = 11.2\\9x = 22\\x = \frac{{22}}{9}\end{array}\(\begin{array}{l}\frac{5}{2} - \frac{{3x}}{2} + \frac{3}{2} = \frac{1}{3}\\\left( {\frac{5}{2} + \frac{3}{2}} \right) - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\4 - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = 4 - \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = \frac{{11}}{3}\\3x.3 = 11.2\\9x = 22\\x = \frac{{22}}{9}\end{array}\)

Vậy x = \frac{{22}}{9}\(x = \frac{{22}}{9}\)

d) \frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)

\begin{array}{l}\frac{{13}}{5}x = \frac{3}{4} + \frac{1}{3}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{9}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{{13}}{{12}}\\x = \frac{{13}}{{12}}:\frac{{13}}{5}\\x = \frac{{13}}{{12}}.\frac{5}{{13}}\\x = \frac{5}{{12}}\end{array}\(\begin{array}{l}\frac{{13}}{5}x = \frac{3}{4} + \frac{1}{3}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{9}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{{13}}{{12}}\\x = \frac{{13}}{{12}}:\frac{{13}}{5}\\x = \frac{{13}}{{12}}.\frac{5}{{13}}\\x = \frac{5}{{12}}\end{array}\)

Vậy x = \frac{5}{{12}}\(x = \frac{5}{{12}}\)

e) 3,4 - 3x = 5,8\(3,4 - 3x = 5,8\)

\begin{array}{l} - 3x = 5,8 - 3,4\\ - 3x = 2,4\\x = 2,4:\left( { - 3} \right)\\x =  - 0,8\end{array}\(\begin{array}{l} - 3x = 5,8 - 3,4\\ - 3x = 2,4\\x = 2,4:\left( { - 3} \right)\\x =  - 0,8\end{array}\)

f) \frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)

\begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^2} = 8.2\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 16\end{array}\(\begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^2} = 8.2\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 16\end{array}\)

x - 1 = 4\(x - 1 = 4\) hoặc x - 1 =  - 4\(x - 1 =  - 4\)

\begin{array}{l}x = 4 + 1\\x = 5\end{array}        \begin{array}{l}x =  - 4 + 1\\x =  - 3\end{array}\(\begin{array}{l}x = 4 + 1\\x = 5\end{array}        \begin{array}{l}x =  - 4 + 1\\x =  - 3\end{array}\)

Vậy x = 5\(x = 5\) hoặc x =  - 3\(x =  - 3\)

Bài 3.

Số tiền bác Đông góp là: 24.\frac{1}{3} = 8\(24.\frac{1}{3} = 8\) (triệu đồng)

Số tiền bác Nam góp là: 24.\frac{{25}}{{100}} = 6\(24.\frac{{25}}{{100}} = 6\) (triệu đồng)

Số tiền bác Bắc góp là: 24 - 8 - 6 = 10\(24 - 8 - 6 = 10\) (triệu đồng)

Vậy số tiền bác Đông, Nam, Bắc góp lần lượt là 8 triệu, 6 triệu, 10 triệu.

Đề ôn thi học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Kết quả của phép tính\frac{-2}{3}+\frac{2}{15}\(\frac{-2}{3}+\frac{2}{15}\) là:

A. 0
B. \frac{4}{17}\(\frac{4}{17}\)
C. \frac{-8}{15}\(\frac{-8}{15}\)
D. \frac{8}{15}\(\frac{8}{15}\)

Câu 2: Kết quả của phép tính \frac{3}{11}.\frac{-2}{7}\(\frac{3}{11}.\frac{-2}{7}\) là:

A. \frac{6}{77}\(\frac{6}{77}\)
B. \frac{-6}{77}\(\frac{-6}{77}\)
C. \frac{21}{22}\(\frac{21}{22}\)
D. \frac{-21}{22}\(\frac{-21}{22}\)

Câu 3: \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)của 56 bằng:

A. 14.
B. 224.
C.60.
D. 52.

Câu 4: Phân số nghịch đảo của phân số \frac{-9}{33}\(\frac{-9}{33}\) là:

A. \frac{9}{33}\(\frac{9}{33}\)
B. \frac{33}{9}\(\frac{33}{9}\)
C. \frac{-9}{33}\(\frac{-9}{33}\)
D. -\frac{33}{9}\(-\frac{33}{9}\)

Câu 5: Kết quả của phép tính 4,52 + 11,3 là :

A. 56,5.
B. 5,56.
C. 15,82.
D. 1,582.

Câu 6: Kết quả của phép tính 1+ 12,3 – 11,3 là:

A. 11.
B. -11.
C. 2.
D. -2.

Câu 7: So sánh 3\frac{3}{4}\(3\frac{3}{4}\)\frac{25+3}{8}\(\frac{25+3}{8}\), ta được:

A. 3\frac{3}{4} > \frac{25+3}{8}\(3\frac{3}{4} > \frac{25+3}{8}\)
B. 3\frac{3}{4} < \frac{25+3}{8}\(3\frac{3}{4} < \frac{25+3}{8}\)
C. 3\frac{3}{4} = \frac{25+3}{8}\(3\frac{3}{4} = \frac{25+3}{8}\)
D. \frac{25+3}{8} > 3\frac{3}{4}\(\frac{25+3}{8} > 3\frac{3}{4}\)

Câu 8: Làm tròn số 231, 6478 đến chữ số thập phân thứ hai:

A. 231, 64.
B. 231, 65.
C. 23.
D. 231, 649.

Câu 9: Hỗn số 5\frac{2}{3}\(5\frac{2}{3}\) được viết dưới dạng phân số?

A. \frac{3}{17}\(\frac{3}{17}\)
B. \frac{17}{3}\(\frac{17}{3}\)
C. \frac{5}{3}\(\frac{5}{3}\)
D. \frac{4}{3}\(\frac{4}{3}\)

Câu 10: Phân số \frac{20}{-140}\(\frac{20}{-140}\)được rút gọn đến tối giản là:

A. \frac{10}{-70}\(\frac{10}{-70}\)
B. \frac{-1}{7}\(\frac{-1}{7}\)
C. \frac{4}{-28}\(\frac{4}{-28}\)
D. \frac{2}{-14}\(\frac{2}{-14}\)

Câu 11: Cho biểu đồ tranh ở Hình 3:

Câu 11

Số học sinh (HS) yêu thích Cam là:

A. 50 HS.
B. 55 HS.
C. 40 HS.
D. 45 HS.

Câu 12: Biểu đồ cột kép thể hiện số học sinh nam, nữ ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS như sau:

Câu 12

Số học sinh nam/nữ của lớp 6/4 là:

A. 19/19.
B. 20/19.
C. 19/20.
D. 20/20.

Câu 13: Khi gieo hai con xúc sắc, gọi T là tổng số chấm trên hai con xúc sắc thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?

A. T = 4.
B. T = 3.
C. T = 2.
D. T = 1.

Câu 14: Cô giáo tổ chức trò chơi chiếc nón kì diệu, bạn A tham gia quay chiếc nón 5 lần thì được 2 lần vào ô may mắn. Hỏi xác suất thực nghiệm của sự kiện quay vào ô may mắn là:

A. \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)
B. \frac{5}{2}\(\frac{5}{2}\)
C. \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\)
D. \frac{5}{3}\(\frac{5}{3}\)

Câu 14

Câu 15: Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia gốc A trong hình vẽ đã cho:

A. 1
B. 2
C.3
D. 4

Câu 15

Câu 16: Cho góc \widehat{\mathrm{xOy}}=60^{\circ}\(\widehat{\mathrm{xOy}}=60^{\circ}\)Hỏi số đo của \widehat{\mathrm{xOy}}\(\widehat{\mathrm{xOy}}\) bằng mấy phần số đo của góc bẹt?

A. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)
B. \frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\)
C. \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\)
D. \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)

Câu 17: Xem hình 4:

A. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
B. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD.
C. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
D. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Câu 16

Câu 18: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là:

A. Góc xOy.
B. Góc Oxy.
C. Góc xyO.
D. Góc bẹt.

Câu 19: Góc nhọn là góc :

A. Nhỏ hơn góc bẹt.
B. Nhỏ hơn góc vuông.
C. Có số đo bằng 90^{\circ}\(90^{\circ}\).
D. Có số đo 180^{\circ}\(180^{\circ}\).

Câu 20: Xem hình 5:

Câu 17

Hình đặt thước đo góc đúng và số đo của \widehat{\mathrm{ABC}}\(\widehat{\mathrm{ABC}}\)là:

A. (1), \widehat{\mathrm{ABC}}=40^{\circ}\(\widehat{\mathrm{ABC}}=40^{\circ}\)
B. (1), \widehat{\mathrm{ABC}}=140^{\circ}\(\widehat{\mathrm{ABC}}=140^{\circ}\)
C. (2), \widehat{\mathrm{ABC}}=35^{\circ}\(\widehat{\mathrm{ABC}}=35^{\circ}\)
D. (2), \widehat{\mathrm{ABC}}=155^{\circ}\(\widehat{\mathrm{ABC}}=155^{\circ}\)

B. TỰ LUẬN (6 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức:

a) 152,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

b) \frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20}\(\frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20}\)

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm tỉ số phần trăm của hai số 12 và 15.

Câu 3 (1 điểm): Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS theo bảng sau:

Lớp

6/1

6/2

6/3

6/4

Số học sinh

38

39

40

39

Câu 4 (1 điểm): Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Câu 5 (2 điểm): Vẽ tia Ot. Trên tia Ot, lấy hai điểm M, N sao cho OM = 4cm, ON = 8 cm.

a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Tính MN. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (Đúng mỗi câu 0.2 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

D

D

C

A

B

B

B

D

C

D

A

C

D

B

A

B

A

B. TỰ LUẬN

Câu 1 : Tính giá trị của biểu thức:

a) 12,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

= (12,3 + 7,7) + (2021,19 – 2021,19)

= 20 + 0

= 20

b) \frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{7}{15}.\frac{3}{4} \right ) : \frac{13}{20}\(\frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{7}{15}.\frac{3}{4} \right ) : \frac{13}{20}\)

=\frac{1}{10}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{1}{10}.\frac{20}{13} \right ) = \frac{2}{13}\(=\frac{1}{10}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{1}{10}.\frac{20}{13} \right ) = \frac{2}{13}\)

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 2 : Tỉ số của hai số 12 và 15 là \frac{12}{15}.100\%=80\%\(\frac{12}{15}.100\%=80\%\)

0,5 điểm

Câu 3: Biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS

Câu 20

1 điểm

Câu 4: Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Gọi x là số chấm của 1 xúc xắc, y là số chấm của xúc xắc còn lại

Ta có (x ; y) sao cho x+y là số nguyên tố <12.

( 1;1), (1 ; 2), (1 ;4), (1 ;6), ( 2;3), ( 2;5), ( 3;1), ( 3;4), ( 4;1),( 5;1), ( 5;6), ( 6;1).

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 5: Hình vẽ đúng

a) Vì OM < ON ( 4cm < 8cm ) nên điểm M nằm giữa hai điểm O, N.

b) Ta có : OM + MN = ON

MN = ON – OM = 8 – 4

MN = 4cm.

Vậy : M là trung điểm của đoạn thẳng ON

vì M nằm giữa O, N và OM = MN = 3cm.

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm