Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 7 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách KNTT, CTST, Cánh diều
TOP 7 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024.
Với 7 đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn tiếng Việt năm 2023 - 2024
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức
1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Dựa vào nội dung bài tập đọc: “Bạn nhỏ trong nhà” (Sách Tiếng Việt 3 trang 107-108), em hãy khoanh trước ý trả lời đúng và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:
Câu 1: Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông như thế nào?
a) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
b) Lông trắng, khoang vàng, đôi mắt tròn và loáng ướt.
c) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt đen long lanh.
d) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn và đen láy.
Câu 2: Chú chó trong bài được bạn nhỏ đặt tên là gì?
a) Cún
b) Cúp
c) Cúc
d) Búp
Câu 3: Bạn nhỏ gặp chú cún vào buổi nào và ở đâu?
a) Buổi sáng ở trong phòng.
b) Buổi trưa ở trong phòng.
c) Buổi chiều trên đường đi học về.
d) Buổi sáng trên đường đi học.
Câu 4: Chú chó có sở thích gì?
a) Thích nghe nhạc
b) Thích chơi bóng
c) Thích nghe đọc sách
d) Thích nghe đọc truyện
Câu 5: Chú chó trong bài biết làm những gì?
……………………………………………………………………………
Câu 6: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó.
……………………………………………………………………………
Câu 7: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm
a) Ông thường đưa đón tôi đi học mỗi khi bố mẹ bận.
b) Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm!
c) Mỗi ngày trôi qua, ông đang già đi còn nó mạnh mẽ hơn
d) Mẹ em là bác sĩ.
Câu 9: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa
a) to - lớn
b) nhỏ - bé xíu
c) đẹp - xấu
d) to – khổng lồ
Câu 10: Tìm 2 từ chỉ hoạt động ở trường. Đặt 1 câu với 1 trong các từ vừa tìm được
……………………………………………………………………………
2. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng, (Mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: “Tạm biệt mùa hè”, đọc đoạn: “Đêm nay ....thật là thích.” (trang 38,39).
Bài 2: “Cuộc họp của chữ viết” đọc đoạn “Vừa tan học ... trên trán lấm tấm mồ hôi” (trang 62).
Bài 3: “Những chiếc áo ấm” đọc đoạn “Mùa đông .... cần áo ấm.” (trang 120).
Thời gian kiểm tra:
* Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 35 phút
* Đọc thành tiếng: Tùy theo tình hình từng lớp mà phân bố thời gian hợp lý để GV kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
Đáp án
1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Câu 1: a (0,5 điểm)
Câu 2: b (0,5 điểm)
Câu 3: a (0,5 điểm)
Câu 4: d (0,5 điểm)
Câu 5: d (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
(Gợi ý: Chú chó trong bài biết chui vào gầm giường lấy trái banh, lấy cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt .)
Câu 6: (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
(Gợi ý: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó Cúp là: đây là tình cảm đáng quý giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp, chúng ta nên học tập bạn ấy..)
Câu 7: (0,5 điểm) ( Đặt đúng 1 chỗ ghi 0.25 điểm)
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8: c (0,5 điểm)
Câu 9: c (0,5 điểm)
Câu 10: (0.5 điểm) Tìm đúng 2 từ ghi 0,25 điểm, đặt đúng câu ghi 0,25 điểm
- Gợi ý: chạy, đọc, hát, vẽ, múa, viết.....
2. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
A. Kiểm tra Đọc
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài thơ sau:
Nghệ nhân Bát Tràng
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa:
Cánh cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
út chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hình ảnh "đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì?
a. Từ đất Cao Lanh trồng được những bông hoa.
b. Những hình ảnh được vẽ trên đất Cao Lanh rất đẹp.
c. Từ đất Cao Lanh nặn được những bông hoa.
Câu 2: Người nghệ nhân đã vẽ lên đất Cao Lanh những cảnh vật gì?
a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.
b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.
c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.
Câu 3: Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì?
a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa.
b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây.
c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế.
Câu 4: Bài thơ ca ngợi điều gì?
a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng.
b. Cảnh đẹp của đất nước ta.
c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm.
Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
Người nghệ nhân Bát Tràng thật... (1). Với cây bút... (2), bàn tay... (3) chỉ khẽ... (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa... (5). Bàn tay ấy khẽ... (6) Là hàng ngàn gợn sóng... (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.
(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)
Câu 2: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.
a) Những cánh cò trắng | 1. sừng sững |
b) Cây đa thân thuộc | 2. bồng bềnh |
c) Con đò nhỏ | 3. lăn tăn |
d) Những con sóng nhỏ | 4. dập dờn |
Câu 3: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?
A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.
B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.
C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.
D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.
E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước.
B. Kiểm tra Viết
Viết đoạn văn ngắn (từ 1 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em thích.
ĐÁP ÁN
A. Kiểm tra Đọc
I. ĐỌC HIỂU
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
---|---|---|---|---|
Đáp án | b | b | c | c |
Câu 5:
Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn" là hình ảnh thơ mà em thích nhất. Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái "nghiêng", cái "chao" ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1:
- Thứ tự từ cần điền:
(1): tài hoa; (2): đơn sơ; (3): khéo léo: (4): nghiêng; (5): lất phất; (6): chao; (7): lăn tăn.
Câu 2:
Nối a - 4; b - 1; c - 2; d - 3
Câu 3:
Chọn đáp án C, E
B. Kiểm tra Viết
Hiện nay có rất nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng, mỗi người có một phong cách diễn hài khác nhau, đặc biệt em rất ấn tượng với anh Trấn Thành, anh là một nghệ sĩ trẻ tài năng lại vô cùng hóm hỉnh, duyên dáng. Anh Trấn Thành tên đầy đủ là Huỳnh Trấn Thành, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, mặc dù là người miền Nam nhưng anh vẫn có thể nói giọng Bắc đặc biệt là giả giọng nhiều nghệ sĩ khác rất giỏi. Em rất thích nụ cười của anh Trấn Thành, nụ cười tươi rói với hàm răng đều đẹp, đôi mắt nheo lại mà người ta hay gọi là “mắt biết cười” rất duyên. Khuôn mặt của anh có thể biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau, bộc lộ cảm xúc rất chân thật, chính bởi vậy khi xem những bộ phim anh Trấn Thành đóng em cảm nhận được ở anh sự hoá thân vào nhân vật, diễn xuất bằng chính những cảm xúc của mình, nhập tâm vào vai diễn khiến cho người xem cảm nhận được “diễn như không diễn”. Ngoài chương trình “Thách thức danh hài” em còn xem anh Trấn Thành ở chương trình “Giọng ải giọng ai”, phải nói ở cương vị là một người dẫn chương trình hay là người chơi anh đều thể hiện tố chất hài hước của mình, tích cách vui vẻ và rất thân thiện. Những người nghệ sĩ nói chung và nghệ sĩ Trấn Thành nói riêng, họ là người đem tài năng của mình để mang lại những phút giây thư giãn, những tiếng cười sảng khoái cho chúng ta, bởi vậy em luôn thầm cảm ơn sự cống hiến cũng như cố gắng vì nghệ thuật của các nghệ sĩ.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa ánh nắng như rừng Mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lớp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi…
Người sông Thao đi đâu, rồi cùng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Theo Nguyễn Thái Vận)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Dòng nào nêu đúng trình tự của phần thân bài (“Thân cọ…vừa béo vừa bùi…”)?
a. Vẻ đẹp của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Ích lợi của cây cọ.
b. Vẻ đẹp của cây cọ - Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ.
c. Ích lợi của cây cọ - Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ - Vẻ đẹp của cây cọ.
Câu 2. Bài đọc nhắc đến những bộ phận nào của cây cọ?
a. Thân, búp, lá.
b. Thân, búp, cây non, lá.
c. Thân, búp, lá, trái.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy rừng cọ rất rậm rạp?
a. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.
b. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
c. Lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.
Câu 4. Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?
a. Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
b. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
c. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong 2 câu: “Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu”?
a. Kéo về, nghe, líu lo, thấy.
b. Kéo về, nghe, hót, thấy.
c. Từng đàn, nghe, hót, thấy.
Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài Rừng cọ quê tôi.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 7. Nối các từ có nghĩa giống nhau với từ chỉ màu sắc thích hợp:
Đỏ tươi | Đỏ thắm | Xanh rì | Đỏ ửng |
Đỏ | Xanh |
Đỏ rực | Xanh biếc | Xanh lơ | Xanh lam |
Câu 8. Quan sát các hình ảnh sau, tự đặt câu hỏi Bằng gì?, Để làm gì? theo gợi ý và trả lời các câu hỏi đó.
(Người hát quan họ/ di chuyển/ thuyền/ biểu diễn hát quan họ) | Hỏi (Bằng gì?)..................................................... Trả lời:................................................................. Hỏi (Bằng gì?)..................................................... Trả lời:................................................................. |
(Lính cứu hỏa/ di chuyển/xe cứu hỏa/ đi chữa cháy) | Hỏi (Bằng gì?)..................................................... Trả lời:................................................................. Hỏi (Bằng gì?)..................................................... Trả lời:................................................................. |
Câu 9. Đặt 1 câu cảm và 1 câu khiến.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Thăng Long, Hà Nội, đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năn văn vật bây giờ là đây.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a. Viết đoạn văn kể về một hoạt động tập thể trong năm học của lớp em (trồng cây/ hoa, quét dọn vệ sinh/ trang trí lớp học, tham quan cảnh đẹp/ di tích lịch sử,…).
b. Viết đoạn văn tả một đồ vật (hoặc cây cối) thân quen ở mái trường thân yêu.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Việt lớp 3