Giải Toán lớp 6 Bài 6: Góc bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 85, 86, 87, 88.
Lời giải Toán 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 6 Chương 8: Hình học phẳng - Các hình hình học cơ bản. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 6 bài 6: Góc
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Hoạt động
Hoạt động 1
Các hình trong Hình 1 có đặc điểm chung gì?
Lời giải:
Hình a) được tạo bởi hai tia AB và AC có chung điểm gốc là A.
Hình b) được tạo bởi hai tia DE và DF có chung điểm gốc là D.
Hình c) được tạo bởi hai tia GH và GI có chung điểm gốc là G.
Vậy các hình trong Hình 1 có đặc điểm chung là đều được tạo thành từ hai tia khác nhau, có chung một điểm làm gốc.
Hoạt động 2
Em gấp đôi mảnh giấy hình vuông theo đường chéo (như Hình 6) để tạo thành các góc và lấy bút khoanh một cung vào góc, vẽ một điểm M trong phần giấy vừa gấp.
Điểm M cho ta hình ảnh điểm trong của góc nói trên.
Hình 6
Lời giải:
Học sinh tự thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành
Thực hành 1
Hãy đọc và viết các góc đỉnh A, B, C trong tam giác ABC ở hình bên.
Gợi ý đáp án:
Các góc đỉnh A, B, C trong tam giác ABC là:
* Góc đỉnh A:
- Đọc là: góc BAC hoặc góc CAB.
- Viết là: góc BAC hoặc góc CAB.
* Góc đỉnh B:
- Đọc là: góc ABC hoặc góc CBA.
- Viết là: góc ABC hoặc góc CBA.
* Góc đỉnh B:
- Đọc là: góc ACB hoặc góc BCA.
- Viết là: góc ACB hoặc góc BCA.
Thực hành 2
- Em hãy chỉ ra đỉnh và các cạnh của góc được kí hiệu là.
- Góc có hai cạnh là AP và AQ là góc nào?
Gợi ý đáp án:
Ta có: MON được tạo thành bởi 2 tia OM và ON có chung gốc O. Vậy MON có đỉnh là O, các cạnh là OM và ON.
Góc có hai cạnh AP, AQ hay góc này có hai tia AP và AQ chung gốc A. Vậy góc có hai cạnh AP và AQ là PAQ .
Thực hành 3
Em hãy vẽ góc mOn vào vở.
Gợi ý đáp án:
Cách vẽ góc mOn:
- Lấy điểm O bất kỳ trên mặt giấy.
- Từ điểm O, vẽ tia Om bất kỳ.
- Vẽ tia On không trùng với tia Om.
Ta được góc mOn như hình vẽ:
Thực hành 4
Quan sát hai hình dưới đây. Em có nhận xét gì về COD và zOt?
Gợi ý đáp án:
Góc COD tạo bởi hai tia OC và OD. Hai tia OC và OD cùng nằm trên một đường thẳng nên COD .
Góc zOt tạo bởi hai tia Oz và Ot. Hai tia này dọc theo mép dưới của thước đo góc nên zOt .
Nhận xét: Hai góc COD và góc zOt bằng nhau và đều tạo thành đường thẳng với số đo góc là 180 độ.
Thực hành 5
Điểm M trong hình sau là điểm trong của những góc nào?
Gợi ý đáp án:
Lấy các điểm A, B, C, D lần lượt thuộc các tia Oz, Oy, Ox, Ot.
Nối AB, AC, AD với nhau. Vẽ tia OM đi qua hai điểm O và M (như hình vẽ).
Nhận thấy:
- AB cắt tia OM mà A∈Oz, B∈Oy nên điểm M là điểm trong của yOz.
- AC cắt tia OM mà A∈Oz, C∈Ox nên điểm M là điểm trong của xOz.
- AD cắt tia OM mà A∈Oz, D∈Ot nên điểm M là điểm trong của zOt.
Vậy điểm M trong hình sau là điểm trong của các góc: yOz, xOz, zOt.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 88 tập 2
Bài 1
Lập bảng thống kê các yếu tố của các góc trong mỗi hình dưới đây (theo mẫu)
Hình | Tên góc | Đỉnh | Cạnh | Kí hiệu góc |
a) | Góc BPC | P | PB, PC | \(\hat{P}\) , \(\widehat{BPC}\) |
b) | | | | |
c) | | | | |
Gợi ý đáp án:
Hình b) tạo bởi ba tia OG, OE, OF chung gốc O tạo ra ba góc: Góc EOF, góc FOG, góc GOE.
+) Góc EOF có đỉnh: O, cạnh: OE, OF. Ký hiệu: \(\widehat {EOF}\)
+) Góc FOG có đỉnh: O, cạnh: OF, OG. Ký hiệu: \(\widehat {FOG}\)
+) Góc GOE có đỉnh: O, cạnh: OG, OE. Ký hiệu: \(\widehat {GOE}\)
Hình c) tạo bởi các cạnh AB, AC, AD, BC, BD tạo ra tám góc: Góc CAD, góc ACD, góc ADC, góc CAB, góc ACB, Góc ABC, Góc BAD, góc BCD.
+) Góc CAD có đỉnh: A, cạnh: AC, AD. Ký hiệu: \(\widehat {CAD}\)
+) Góc ACD có đỉnh: C, cạnh: CA, CD. Ký hiệu: \(\widehat {ACD}\)
+) Góc ADC có đỉnh: D, cạnh: DA, DC. Ký hiệu: \(\widehat {ADC}\)
+) Góc CAB có đỉnh: A, cạnh: AC, AB. Ký hiệu: \(\widehat {CAB}\)
+) Góc ACB có đỉnh: C, cạnh: CA, CB. Ký hiệu: \(\widehat {ACB}\)
+) Góc ABC có đỉnh: B, cạnh: BA, BC. Ký hiệu: \(\widehat {ABC}\)
+) Góc BAD có đỉnh: A, cạnh: AB, AD. Ký hiệu: \(\widehat {BAD}\)
+) Góc BCD có đỉnh: C, cạnh: CB, CD. Ký hiệu: \(\widehat {BCD}\)
Ta có bảng sau:
Hình | Tên góc | Đỉnh | Cạnh | Ký hiệu góc |
a) | Góc BPC | P | PB, PC | \(\widehat {BPC}\) |
b) | Góc EOF Góc FOG Góc GOE | O O O | OE, OF OF, OG OG, OE | \(\widehat {EOF}\) \(\widehat {FOG}\) \(\widehat {GOE}\) |
c) | Góc CAD Góc ACD Góc ADC Góc CAB Góc ACB Góc ABC Góc BAD Góc BCD | A C D A C B A C | AC, AD CA, CD DA, DC AC, AB CA, CB BA, BC AB, AD CB, CD | \(\widehat {CAD}\) \(\widehat {ACD}\) \(\widehat {ADC}\) \(\widehat {CAB}\) \(\widehat {ACB}\) \(\widehat {ABC}\) \(\widehat {BAD}\) \(\widehat {BCD}\) |
Bài 2
An nói với Hằng, My và Yến:
"Hãy đánh dấu góc A trong hình bên".
Hằng, My, Yến đưa ra kết quả tương ứng như sau:
An rất ngạc nhiên vì các bạn có câu trả lời không giống nhau. Em hãy giải thích tại sao như vậy
Gợi ý đáp án:
Gọi điểm M thuộc cạnh BC (như hình vẽ).
Trong hình a) góc bạn Hằng đánh dấu là BAM có đỉnh là A.
Trong hình b) góc bạn My đánh dấu là BAC có đỉnh là A.
Trong hình c) góc bạn Yến đánh dấu là MAC có đỉnh là A.
Vậy các bạn có câu trả lời không giống nhau vì các góc đó đều là góc đỉnh A nên chúng ta đều có thể gọi là góc A, nhưng được tạo bởi các cặp cạnh khác nhau.
Bài 3
Hãy vẽ các hình em đã học hoặc kể lại các hình quan sát được trong thực tiễn có đặc điểm sau:
Gợi ý đáp án:
Bài 4
Em hãy chia sẻ với các bạn trong lớp các góc mà em nhìn thấy ở hình bên.
Gợi ý đáp án:
Góc tạo bởi 2 tia laze.
Góc tạo bởi 1 tia laze và bán kính của đường tròn.