Toán 6 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 6 trang 26, 27 - Tập 2
Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 5 bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo trang 26, 27.
Lời giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài tập cuối chương 5: Phân số. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 5 Chân trời sáng tạo
- Đáp án Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 27
- Hướng dẫn giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 26 tập 2 - Trắc nghiệm
- Hướng dẫn giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 27 tập 2 - Tự luận
Đáp án Toán 6 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 27
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: D
Bài tập tự luận
Bài 1: \(\frac{-9}{4}; 3; 3\frac{5}{6}; \frac{-25}{-6}\)
Bài 2: a) \(\frac{33}{12}\); b) \(\frac{-2}{3}\); c) \(-\frac{55}{48}\)
Bài 3: a) \(\frac{-28}{15}\); b) \(\frac{-1}{7}\)
Bài 4: 60 mét
Bài 5: \(\frac{179}{240}\) (giờ)
Bài 6: \(\frac{1296}{25}m^{2}\)
Hướng dẫn giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 26 tập 2 - Trắc nghiệm
Câu 1
Phép tính nào dưới đây là đúng?
(A) \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 4}}{6} = \frac{{ - 2}}{6}\)
(C) \(\frac{2}{3} - \frac{3}{5} = \frac{1}{{15}}\)
(B) \(\frac{2}{3}.\frac{{ - 1}}{5} = \frac{{3 - 2}}{5}\)
(D) \(\frac{3}{5}:\frac{3}{{ - 5}} = - \frac{9}{{25}}\)
Gợi ý đáp án:
Thực hiện phép tính như sau:
(A) Xét vế trái ta có:
\(\frac{2}{3} + \frac{{ - 4}}{6} = \frac{4}{6} + \frac{{ - 4}}{6} = 0 \ne \frac{{ - 2}}{6}\)
Vế trái không bằng vế phải
=> Khẳng định (A) sai
Thực hiện phép tính như sau:
(B) Xét vế trái ta có:
\(\frac{2}{3}.\frac{{ - 1}}{5} = \frac{{2.\left( { - 1} \right)}}{{3.5}} = \frac{{ - 2}}{{15}}\)
Xét vế phải ta có:
\(\frac{{3 - 2}}{5} = \frac{1}{5}\)
Vế trái không bằng vế phải
=> Khẳng định (B) sai
Thực hiện phép tính như sau:
(C) Xét vế trái ta có:
\(\frac{2}{3} - \frac{3}{5} = \frac{{10}}{{15}} - \frac{9}{{15}} = \frac{{10 - 9}}{{15}} = \frac{1}{{15}}\)
Vế trái bằng vế phải
=> Khẳng định (C) đúng
(D) Xét vế trái ta có:
\(\frac{3}{5}:\frac{3}{{ - 5}} = \frac{3}{5}.\frac{{ - 5}}{3} = - 1 \ne - \frac{9}{{25}}\)
Vế trái không bằng vế phải
=> Khẳng định (D) sai
Câu 2
Phép tính \(- \frac{3}{4}.\left( {\frac{2}{3} - \frac{2}{6}} \right)\) có kết quả là:
(A) 0
(C) \(\frac{1}{4}\)
(B) \(\frac{{ - 5}}{6}\)
(D) \(\frac{{ - 1}}{4}\)
Gợi ý đáp án:
Thực hiện phép tính như sau:
\(- \frac{3}{4}.\left( {\frac{2}{3} - \frac{2}{6}} \right) = - \frac{3}{4}.\left( {\frac{4}{6} - \frac{2}{6}} \right) = \frac{{ - 3}}{4}.\frac{2}{6} = \frac{{ - 3.2}}{{4.6}} = \frac{{ - 1}}{4}\)
Vậy đáp án đúng là D
Câu 3
Cường có 3 giờ để chơi trong công viên. Cường giành \(\frac{1}{4}\) thời gian để chơi ở khu vườn thú; \(\frac{1}{3}\) thời gian để chơi các trò chơi; \(\frac{1}{{12}}\) thời gian để ăn kem, giải khát; số thời gian còn lại để chơi ở khu cây cối và các loài hoa. Kết quả nào dưới đây là sai?
(A) Thời gian Cường chơi ở vườn thú là \(\frac{3}{4}\) giờ.
(B) Thời gian Cường chơi các trò chơi là 1 giờ.
(C) Thời gian Cường ăn kem, giải khát là \(\frac{1}{4}\) giờ.
(D) Thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là \(\frac{3}{4}\) giờ.
Gợi ý đáp án:
Thời gian Cường chơi ở khu vườn thú là:
\(3.\frac{1}{4} = \frac{3}{4}\) (giờ)
Do đó: (A) Thời gian Cường chơi ở vườn thú là \(\frac{3}{4}\) giờ là đúng.
Thời gian Cường để chơi các trò chơi là:
\(3.\frac{1}{3} = 1\) (giờ)
=> (B) Thời gian Cường chơi các trò chơi là 1 giờ là đúng.
Thời gian để Cường ăn kem, giải khát là: \(3.\frac{1}{{12}} = \frac{1}{4}\) (giờ)
=> (C) Thời gian Cường ăn kem, giải khát là \(\frac{1}{4}\) giờ là đúng.
Thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là:
\(3 - \frac{3}{4} - 1 - \frac{1}{4} = 1\) (giờ)
Do đó: (D) Thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là \(\frac{3}{4}\) giờ là sai.
Vậy kết quả sai là: (D) Thời gian Cường chơi ở khu cây cối và các loài hoa là \(\frac{3}{4}\) giờ.
Hướng dẫn giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 27 tập 2 - Tự luận
Bài 1
Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
\(3\frac{5}{6}; \frac{-9}{4}; \frac{-25}{-6}; 3\)
Hãy giải thích cho bạn cùng học cách sắp xếp đó.
Gợi ý đáp án:
Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, ta thực hiện:
Bước 1: Đưa các số trên về phân số (nên đưa về phân số có mẫu dương).
\(\begin{matrix} 3\dfrac{5}{6} = \dfrac{{3.6 + 5}}{6} = \dfrac{{23}}{6} \hfill \\ \dfrac{{ - 25}}{{ - 6}} = \dfrac{{25}}{6} \hfill \\ 3 = \dfrac{3}{1} \hfill \\ \end{matrix}\)
Bước 2: Phân loại các phân số (phân số âm luôn bé hơn phân số dương).
- Nhóm phân số âm: \(\frac{{ - 9}}{4}\)
- Nhóm phân số dương: \(\frac{{23}}{6};\frac{{25}}{6};\frac{3}{1}\)
Bước 3: So sánh các phân số cùng nhóm với nhau.
- Nhóm phân số âm chỉ có một phân số \(\frac{{ - 9}}{4}\) nên không cần so sánh.
- Nhóm phân số dương: \(\frac{{23}}{6};\frac{{25}}{6};\frac{3}{1}\) ta quy đồng mẫu số các phân số trên
+ Mẫu số chung: 6
+ Ta thực hiện: \(\frac{3}{1} = \frac{{3.6}}{{1.6}} = \frac{{18}}{6}\) và giữ nguyên hai phân số \(\frac{{23}}{6};\frac{{25}}{6}\)
Vì 18 < 23 < 25 nên \(\frac{{18}}{6} < \frac{{23}}{6} < \frac{{25}}{6}\) hay \(\frac{3}{1} < \frac{{23}}{6} < \frac{{25}}{6}\)
=> \(\frac{{ - 9}}{4} < 3 < 3\frac{5}{6} < \frac{{ - 25}}{{ - 6}}\)
Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\frac{{ - 9}}{4};3;3\frac{5}{6};\frac{{ - 25}}{{ - 6}}\)
Bài 2
Tính giá trị của biểu thức:
\(A = \frac{=2}{3} – ( \frac{m}{n} + \frac{-5}{2}) . \frac{-5}{8}\) nếu \(\frac{m}{n}\) nhận giá trị là:
a) \(\frac{-5}{6}\) b) \(\frac{5}{2}\) c) \(\frac{2}{-5}\)
Gợi ý đáp án:
a) Với \(\frac{m}{n} = \frac{-5}{6}\), giá trị của biểu thức là:
\(A = \frac{-2}{3} – ( \frac{-5}{6} + \frac{-5}{2}) . \frac{-5}{8}\)
\(A = \frac{-2}{3} + \frac{20}{6}.\frac{-5}{8} = \frac{-2}{3} + \frac{-25}{12}\)
\(A = \frac{33}{12}\)
b) Với \(\frac{m}{n} = \frac{5}{2}\), giá trị của biểu thức là:
\(A = \frac{-2}{3} – ( \frac{5}{2} + \frac{-5}{2}) . \frac{-5}{8}\)
\(A = \frac{-2}{3} – 0.\frac{-5}{8} = \frac{-2}{3}\)
c) Thay \(\frac{m}{n} = \frac{2}{{ - 5}}\) vào biểu thức ta có:
\(\begin{matrix} A = \dfrac{{ - 2}}{3} - \left( {\dfrac{2}{{ - 5}} + \dfrac{{ - 5}}{2}} \right).\dfrac{{ - 5}}{8} \hfill \\ A = \dfrac{{ - 2}}{3} - \left( {\dfrac{{ - 4}}{{10}} + \dfrac{{ - 25}}{{10}}} \right).\dfrac{{ - 5}}{8} \hfill \\ A = \dfrac{{ - 2}}{3} - \dfrac{{ - 29}}{{10}}.\dfrac{{ - 5}}{8} \hfill \\ A = \dfrac{{ - 2}}{3} - \dfrac{{29}}{{16}} \hfill \\ A = \dfrac{{ - 32}}{{48}} - \dfrac{{87}}{{48}} = - \dfrac{{55}}{{48}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Bài 3
Tính giá trị các biểu thức sau theo cách có dùng tính chất phép tính phân số:
a) \(\frac{2}{3} + \frac{-2}{5} + \frac{-5}{6} – \frac{13}{10}\)
b) \(\frac{-3}{7}.\frac{-1}{9} + \frac{7}{-18}. \frac{-3}{7} + \frac{5}{6}. \frac{-3}{7}\)
Gợi ý đáp án:
a) \(\frac{2}{3} + \frac{-2}{5} + \frac{-5}{6} – \frac{13}{10}\)
\(= (\frac{2}{3} + \frac{-5}{6}) + (\frac{-2}{5}- \frac{13}{10})\)
\(= \frac{-1}{6} – \frac{17}{10}) = \frac{-5}{30} – \frac{51}{30})\)
\(= \frac{-28}{15}\)
b) \(\frac{-3}{7}.\frac{-1}{9} + \frac{7}{-18}. \frac{-3}{7} + \frac{5}{6}. \frac{-3}{7}\)
\(= \frac{-3}{7}. (\frac{-1}{9} + \frac{7}{-18}+ \frac{5}{6})\)
\(= (\frac{-3}{7} . \frac{1}{3}) = (\frac{-1}{7})\)
Bài 4
Ba nhóm thanh niên tình nguyện nhận nhiệm vụ thu nhặt rác cho một đoạn mương thoát nước. Ba nhóm thống nhất phân công: nhóm thứ nhất phụ trách \(\frac{1}{3}\) đoạn mương, nhóm thứ hai phụ trách \(\frac{2}{5}\) đoạn mương, phần còn lại do nhóm thứ ba phụ trách, biết đoạn mương mà nhóm thứ ba phụ trách dài 16 mét. Hỏi đoạn mương thoát nước đó dài bao nhiêu mét?
Gợi ý đáp án:
Cả đoạn mương được chia cho 3 nhóm phụ trách:
+ Nhóm thứ nhất phụ trách \(\frac{1}{3}\) đoạn mương;
+ Nhóm thứ hai phụ trách \(\frac{2}{5}\) đoạn mương;
+ Nhóm thứ ba phụ trách phần còn lại.
Do đó, số phần đoạn mương nhóm ba phụ trách = 1 − tổng số phần đoạn mương hai nhóm kia phụ trách.
Tổng số phần đoạn mương nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai phụ trách là:
\(\frac{1}{3} + \frac{2}{5} = \frac{5}{{15}} + \frac{6}{{15}} = \frac{{11}}{{15}}\) (đoạn mương)
Số phần đoạn mương nhóm thứ ba phụ trách là:
\(1 - \frac{{11}}{{15}} = \frac{4}{{15}}\) (đoạn mương)
Đoạn mương thoát nước đó dài là:
\(16:\frac{4}{{15}} = 16.\frac{{15}}{4} = 60\) (m)
Vậy đoạn mương thoát nước đó dài là 60 mét.
Bài 5
Một trường học tổ chức cho học sinh đi tham quan một khu công nghiệp bằng ô tô. Ô tô đi từ trường học ra đường cao tốc hết 16 phút. Sau khi đi 25 km theo đường cao tốc, ô tô đi theo đường nhánh vào khu công nghiệp. Biết thời gian ô tô đi trên đường nhánh là 10 phút, còn tốc độ trung bình của ô tô trên đường cao tốc là 80 km/h. Hỏi thời gian đi từ trường học đến khu công nghiệp là bao nhiêu giờ?
Gợi ý đáp án:
Đổi: 16 phút = \(\frac{{16}}{{60}} = \frac{4}{{15}}\) giờ
10 phút = \(\frac{{10}}{{60}} = \frac{1}{6}\) giờ
Thời gian ô tô đi trên đường cao tốc là:
25 : 80 = \(\frac{{25}}{{80}} = \frac{5}{{16}}\) (giờ)
Thời gian đi từ trường học đến khu công nghiệp là:
\(\frac{4}{{15}} + \frac{5}{{16}} + \frac{1}{6} = \frac{{64}}{{240}} + \frac{{75}}{{240}} + \frac{4}{{240}} = \frac{{179}}{{240}}\) (giờ)
Vậy thời gian đi từ trường học đến khu công nghiệp là \(\frac{{179}}{{240}}\) giờ.
Bài 6
Một thửa đất hình chữ nhật có chiều rộng là 9 m và bằng \(\frac{5}{8}\) chiều dài. Người chủ thửa đất dự định dành \(\frac{3}{5}\) diện tích thửa đất để xây dựng một ngôi nhà. Phần đất không xây dựng sẽ dành cho lối đi, sân chơi và trồng hoa. Hãy tính diện tích phần đất trồng hoa, sân chơi và lối đi
Gợi ý đáp án:
Chiều dài của thửa đất là:
\(9 : \frac{5}{8} = \frac{72}{5}\) (m)
Diện tích của thửa đất là:
\(9.\frac{72}{5} = \frac{648}{5}m^{2}\)
Diện tích phần đất trồng hoa, sân chơi và lối đi là:
\(\frac{648}{5} – \frac{648}{5}.\frac{3}{5} = \frac{1296}{25}m^{2}\)
Đáp số: \(\frac{1296}{25}m^{2}\)
Link Download chính thức:
- Trần MênThích · Phản hồi · 4 · 03/03/23
- Tuyết MaiThích · Phản hồi · 4 · 06/03/23
-
- Đức PhạmThích · Phản hồi · 2 · 12/03/23
- Đặng ÚtThích · Phản hồi · 0 · 10:59 10/03
- Lê Thị tuyết MaiThích · Phản hồi · 0 · 09:48 11/03
-
- Phương Nhi TrầnThích · Phản hồi · 0 · 18/03/23