Giáo án kỹ năng sống mầm non: Sơ cứu khi bị thương Dạy trẻ Sơ cứu khi bị thương

Giáo án kỹ năng sống mầm non: Sơ cứu khi bị thương sẽ giúp các bé biết sơ cứu nhanh trong các tình huống tai nạn, rủi ro cấp bách. Thông qua kỹ năng sơ cứu các em nhỏ có thể tự cứu sống mình hay những người xung quanh trong khi quá gấp gáp, thậm chí là mạng sống.

Trong bài học Sơ cứu khi bị thương các em nhỏ sẽ tập làm quen với những tình huống tai nạn nhỏ có thể xảy ra hàng ngày để có phản ứng sơ cứu nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó các thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án kỹ năng sống cho trẻ nhỏ như: lời cảm ơn, kỹ năng chào hỏi lễ phép, lời xin lỗi, lịch sự khi khách đến nhà, vv.

Kỹ năng cho trẻ mầm non: Dạy trẻ sơ cứu khi bị thương

SƠ CỨU KHI BỊ THƯƠNG

2. Mục tiêu:

Về kiến thức:

  • Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc sơ cứu khi gặp chấn thương
  • Học sinh biết được một số dạng chấn thương cơ bản
  • Học sinh biết được hậu quả của việc sơ cứu sai cách
  • Học sinh biết được các bước được sơ cứu đối với vết thương đơn giản

Về kỹ năng

  • Học sinh biết thực hiện sơ cứu chấn thương nhẹ

Về thái độ

  • Học sinh có thái độ đúng đắn, nghiêm túc về việc sơ cứu chấn thương
  • Học sinh chủ động sơ cứu giúp mọi người và phê phán cách sơ cứu sai các

2. Phương pháp:

Quan sát phim, Hình ảnh, Thuyết trình, Vấn đáp, Thực hành

Stt

T.gian

Hoạt động

Nội dung

Chuẩn bị

Ghi chú

1

5P

Khởi động

· Ổn định lớp.

· Giới thiệu:

Giáo viên giới thiệu tên mình với học sinh: Chào các con, thầy tên là thầyyyyyyyyyyyyyyy…. [Kéo dài gây hứng thú, hài hước]

Hôm nay thầy đến đây để cho lớp mình tham dự 1 tiết học vô cùng đặc biệt mà chúng ta sẽ chỉ chơi trò chơi, xem phim hoạt hình và nghe truyện kể. Có bạn nào muốn chơi trò chơi với thầy không? Giơ tay nói con nhé: Có bạn nào muốn chơi trò chơi với thầy nào?

· GV cho chơi trò chơi:

-Vắt nước cam

-Trán cằm tai

-Game IQ

Xin mời các con đến với 1 gameshow vô cùng thú vị, vô cùng bổ ích, luật chơi là như sau, thầy sẽ đưa ra một số câu hỏi và chúng ta sẽ trả lời.

1.Câu hỏi đầu tiên xin hỏi các con, trường các con đang học tên là trường gì?

2.Câu hỏi số 2, cũng là 1 câu hỏi rất dễ, xin hỏi các con, cô hiệu trưởng của các con tên là cô gì?

3.Câu hỏi số 3, xin hỏi các con, cô giáo của các con tên là cô gì?

4.Câu hỏi số 4, cũng là câu hỏi khó hơn, xin hỏi các con, con gì, đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh?

5.Câu hỏi số 5, có chân mà chẳng biết đi, cái mặt phẳng lì, chúng mình ngồi lên?

6.Câu hỏi số 6 cũng là câu hỏi cuối cùng, xin hỏi các con, mặc quần áo bộ đội, đeo giầy bộ đội, đội mũ bộ đội nhưng không phải là chú bộ đội thì là ai?

Các con vừa chơi trò chơi với thầy có thấy vui không? Thầy còn rất nhiều trò chơi thú vị nữa, nhưng thầy sẽ để dành cho buổi học ngày hôm sau nhé, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu vào buổi học ngày hôm nay nào

2

25P

Nội dung bài học

-Mở đầu bài học:

GV cho học sinh xem một số bức tranh về một số loại vết thương: Ngã, Đứt tay, Dẫm phải vật sắc nhọn, Bỏng, Gãy xương, Bầm tím

GV đặt câu hỏi

+Bạn trong bức tranh bị làm sao?

+Chúng ta sẽ làm gì nếu ở trong tình huống đó?

→Sơ cứu khi bị thương là một việc làm quan trọng, nếu chúng ta không biết cách xử lý hoặc xử lý không đúng cách có thể dẫn tới nguy hiểm về tính mạng hoặc làm vết thương nghiêm trọng hơn. Do đó trong bài học ngày hôm nay, thầy sẽ cùng với chúng mình tìm hiểu xem chúng ta thường gặp những loại chấn thương nào và cách xử lý nó như thế nào để đảm bảo an toàn nhé!

-Hậu quả nếu không biết xử lý khi gặp chấn thương

+Mất máu, dẫn tới nguy hiểm tính mạng

+Sơ cứu sai làm vết thương bị nặng, nghiêm trọng hơn

+Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng

- Sơ cứu khi gặp chấn thương nhẹ ngoài da

+B1: Xác định chính xác vị trí vết thương

+B2:Cầm máu

Khi bị thương tuyệt đối không di chuyển nhiều hoặc mạnh, cần ngồi yên tại chỗ và tìm cách cầm máu trước. Nếu vết thương chảy máu thì cần phải "chặn" lại bằng một miếng băng gạc hay khăn sạch cho đến khi máu ngừng chảy

+B3: Rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm, hoặc nước muối loãng, sau đó thấm khô nhẹ nhàng. Không nên dùng oxi già, cồn vì sẽ khiến vết thương lâu khô và bị loét ra. Cũng đừng thổi vào vết thương vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

+B4:Dùng ugo hoặc gạc băng lại vết thương, chú ý không băng chặt tay và dầy quá sẽ khiến vết thương lâu khô. Các con cần thay băng hàng ngày để đảm bảo sạch sẽ, khi vết thương đã khô thì có thể bỏ băng để vết thương nhanh khỏi hơn

-Hướng dẫn sơ cứu

+Giáo viên lấy bút dạ đỏ vẽ vào tay giả làm vết thương

+Dùng panh kẹp 1 ít bông, tẩm nước muối và làm sạch vết thương

+Đặt gạc lên vết thương

+Dùng băng dính cố định gạc

-Thực hành

Giáo viên mời từng cặp học sinh lên thực hành sơ cứu vết thương

-Video

-Tranh

-Bông

-Gạc

-Kéo nhỏ

-Panh

-Băng dính y tế

-Bút dạ đỏ

-Nước muối

..............................

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm