Giáo án kỹ năng sống mầm non: Phòng tránh tai nạn thương tích Dạy trẻ Phòng tránh tai nạn thương tích
Giáo án kỹ năng sống mầm non: Phòng tránh tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ tránh xa các tai nạn, thương tích một cách vô ý không đáng có. Như chúng ta biết có vô số vấn đề có thể xảy ra với trẻ nhỏ nên các thầy cô cũng như phụ huynh phải luôn quan sát, theo dõi hỗ trợ các em.
Trong bài học kỹ năng sống phòng tránh tai nạn thương tích sẽ đưa ra rất nhiều tình huống giả định để các em hiểu được, ghi nhớ được nhằm tránh xa nhất các rủi ro. Bên cạnh đó các thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án kỹ năng sống cho trẻ nhỏ như: lời cảm ơn, kỹ năng chào hỏi lễ phép, lời xin lỗi, lịch sự khi khách đến nhà, vv.
Kỹ năng cho trẻ mầm non: Phòng tránh tai nạn thương tích
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
1. Mục tiêu:
Về kiến thức:
- Học sinh nhận thức được những nguồn nguy cơ gây thương tích: nước, lửa, điện, độ cao, vật sắc nhọn.
- Học sinh hiểu được hậu quả nếu bị tai nạn, thương tích.
- Học sinh hiểu được cách phòng tránh các tai nạn thương tích.
Về thái độ:
- Biết thận trọng trước những nơi không an toàn.
- Biết phê phán và tránh xa những chò trơi, nơi vui chơi, những vật nguy hiểm có thể gây thương tích.
Về kỹ năng:
- Tránh xa những nơi có thể gây thương tích cho trẻ.
- Ghi nhớ một số hành động/ thói quen để phòng tránh tai nạn thương tích cũng như xử lý khi bị tai nạn thương tích.
2. Phương pháp
Stt | T.gian | Hoạt động | Nội dung | Chuẩn bị |
1 | 5P | Khởi động | - Trò chơi: Làm bánh bao Cả lớp nối thành vòng tròn, tay người sau đặt lên vai người trước, GV đưa ra các công đoạn để làm bánh bao, khi GV hô nhào bánh thì học sinh bóp vai bạn trước mình, khi GV hô băm nhân thì học sinh dùng hai tay làm động tác băm vào vai bạn đằng trước. - Trò chơi: Mông rơi GV hô: Mông rơi, mông rơi HS đồng thanh: Rơi đâu, Rơi đâu GV đưa ra các hiệu lệnh: Mông rơi xuống đất, Mông rơi vào tường, Mông rơi vào ghế đỏ… | |
2 | 5P | Ôn lại bài cũ | - GV đặt câu hỏi: Hôm trước thầy đã dạy bài học gì? Ba điều các con cần nhớ là gì? Bạn nào về nhà đã thực hiện những điều thầy đã dạy? - Thuyết trình: GV mời một số HS lên thuyết trình về 3 điều cần nhớ để xây dựng sự đoàn kết - Củng cố: GV cho cả lớp đồng thanh lại 3 điều cần nhớ của bài: Đoàn kết | |
3 | 25P | Nội dung bài học | - Giới thiệu bài học: GV đặt câu hỏi + Các con đã bao giờ bị tai nạn, bị thương tích chưa? + Tại sao các con bị thương tích? + Hậu quả khi bị thương tích? + Các con hãy kể một số nguy cơ gây ra thương tích? - Học sinh nhận biết những nguồn nguy cơ gây thương tích GV cho học sinh xem các bức tranh và giải thích nguy cơ gây hại trong mỗi trường hợp đó. + TH1: Độ cao: cây, cầu thang, bàn ghế, cửa sổ +TH2: Vật sắc nhọn: Dao, kéo, bút, kiếm giả, mảnh vỡ thủy tinh + TH3:Bỏng: Bếp ga, bật lửa, nước nóng + TH4: Nước: Sông, suối, ao, hồ, bể bơi + TH5: Điện: Chạm tay vào ổ điện, cắn dây điện, đút vật kim loại vào điện + TH6: Ngoài đường: Tai nạn giao thông, chơi ngoài đường - Hậu quả của tai nạn thương tích: Có thể dẫn đến xây xước, gẫy chân, tay, chảy máu, nặng hơn có thể bị tử vong. | Hình ảnh |
..............................
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
