Giáo án kỹ năng sống mầm non: An toàn với lửa Dạy trẻ để an toàn khi tiếp xúc với lửa

Giáo án kỹ năng sống mầm non: An toàn với lửa sẽ giúp trẻ có được kiến thức về sức nóng của lửa và biết cách tránh khi gặp phải hỏa hoạn. Rất nhiều kiến thức bổ ích thông qua các tình huống để các em có thể trang bị cho mình để có những hành động thiết thực để tự bảo vệ bản thân.

Ngoài kỹ năng an toàn với lửa các thầy cô sẽ nâng cao nhận thức cho các em nhỏ về những tình huống cháy nổ cấp bách. Bên cạnh đó các thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án kỹ năng sống cho trẻ nhỏ như: lời cảm ơn, kỹ năng chào hỏi lễ phép, lời xin lỗi, lịch sự khi khách đến nhà, vv.

Kỹ năng cho trẻ mầm non: Dạy trẻ an toàn với lửa

AN TOÀN VỚI LỬA

1. Mục tiêu

Kiến thức

  • Học sinh nhận biết được sự nguy hiểm của lửa
  • Nhận biết các đồ dùng trong nhà có thể gây ra lửa

Kĩ năng

  • Biết cách sử dụng các đồ dùng phát ra lửa tránh bị bỏng
  • Tránh xa các nguồn phát ra lửa, nếu không cần thiết

Thái độ

  • Biết sợ hãi trước những vật nguy hiểm: lửa
  • Không nghịch lửa (pháo, bật lửa, diêm, gas,…)
  • Có ý thức tuyên truyền để các bạn cùng biết sự nguy hiểm của lửa và biết cách phòng tránh

2. Phương pháp

Stt

T.gian

Hoạt động

Nội dung

Chuẩn bị

1

5P

Khởi động

- Trò chơi: ban nhạc hô hô , haha, hê hê

GV hướng dẫn luật chơi:

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 nhạc cụ: hô hô, haha, hê hê

GV sẽ là nhạc trường khi giáo viên chỉ đến nhóm nào nhóm đó sẽ phát ra tiếng của nhạc cụ đó.

- GV thực hiện nhanh dần động tác để học sinh tập trung và xử lý nhanh

2

5P

Ôn lại bài cũ

- GV đặt câu hỏi:

Hôm trước thầy đã dạy bài học gì?

Những điều các con cần nhớ là gì?

Bạn nào về nhà đã thực hiện những điều thầy đã dạy?

- GV nhắc lại những nội dung chính của bài học trước

3

15P

Nội dung bài học

· Vào bài:

- Hôm trước chúng ta đã học về cách nhận biết với người lạ, cách ứng GV yêu cầu hs nhắm mắt nhằm tạo sự tò mò, đếm đến 3 và đưa ra 1 hình ảnh ngọn lửa, hỏi học sinh “Đây là gì????” hs sẽ đồng thanh trả lời “ngọn lửa”

- Gv hỏi: “ngọn lửa thì như thế nào?” – ngọn lửa thì nóng

- Gv cùng học sinh chơi 1 trò chơi, đi lần lượt từ trái sang phải mỗi bạn sẽ kể tên 1 dụng cụ có thể phát ra lửa (bằng lửa hoặc bằng điện)

- Nội dung: giáo viên cầm 1 cốc nước nóng hỏi học sinh: điều gì đã làm cốc nước nóng lên? À lửa/điện. vậy chúng ta thấy lửa thì thế nào?

- Lửa thì rất nóng

- Lửa làm các vật đều nóng lên

- Lửa có thể gây cho chúng ta bị bỏng

- Có thể gây cháy

- Chúng ta cần tránh xa các nguôn gây lửa nếu không cần thiết

- Không nghịch các dụng cụ gây ra lửa, không ném bật lửa vì có thể gây nổ

Kiểm tra các thết bị bằng điện, gas trước khi chạm tay vào chúng

· Thực hành:

- Gv đưa ra 1 số tranh, yêu cầu 2 ban lên đập tranh xem bạn nào đập nhanh và đúng hơn (phần thực hành tập trung vào phần nhận biết, rèn cho trẻ tư duy nhanh nhạy, tương tác với cô và các bạn)

Học sinh làm theo cô, giơ tay phát biểu

Giáo cụ là tranh ảnh, các dụng cụ thức tế

..............................

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Huyền Trang
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm