Giáo án kỹ năng sống mầm non: Kiếm soát cơn tức giận Dạy trẻ Kiếm soát cơn tức giận
Giáo án kỹ năng sống mầm non: Kiếm soát cơn tức giận sẽ giúp trẻ làm chủ được cảm xúc bản thân và không có những hành động hung dữ tạo nên một thói quen vô cùng xấu có thể đi theo các em đến khi trưởng thành.
Thông qua bài học kiểm soát cơn tức giận các em sẽ dễ dàng đi qua cơn tức giận, làm chủ được cảm xúc của bản thân để không phải hối hận những gì đã làm. Việc rèn luyện kỹ năng kìm chế tức giận là rất quan trọng nên các em nhỏ cần được hướng dẫn để thực hiện thật tốt. Bên cạnh đó các thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án kỹ năng sống cho trẻ nhỏ như: lời cảm ơn, kỹ năng chào hỏi lễ phép, lời xin lỗi, lịch sự khi khách đến nhà, vv.
Kỹ năng cho trẻ mầm non: Kiếm soát cơn tức giận
QUẢN TRỊ CẢM XÚC – KIẾM SOÁT CƠN NÓNG GIẬN
Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh nắm được những biểu hiện của sự nóng giận
- Học sinh nhận ra được nóng giận là không tốt
- Nóng giận sẽ gây tổn thương đến bản thân và những người xung quanh
Kĩ năng
- Học sinh nắm được khi nào cần kiềm chế sự nóng giận, tác dụng của việc kiềm chế (kiểm soát cơn nóng giận)
- Các bước kiềm chế sự nóng giận
Thái độ
- Luôn luôn quan sát và lắng nghe những biểu hiện cảm xúc của bản thân và những người xung quanh
STT | T.gian | Hoạt động | Nội dung | Chuẩn bị |
1 | 5P | Khởi động | Khởi động: nhảy theo nhạc: “Nếu bạn hạnh phúc” | video |
2 | 5P | Ôn lại bài cũ | GV đặt câu hỏi: + Buổi trước cô/thầy đã dạy chúng mình bài học gì? + GV hỏi nội dung chính bài học hôm trước? GV nhắc lại ý chính của bài học trước | |
3 | 20P | Nội dung bài học | Vào bài: GV mở 1 đoạn video “Những chiếc đinh” Gv hỏi học sinh về nội dung, Khi tức giận điều gì sẽ xảy ra Nội dung: - Biểu hiện của sự tức giận: cau mày, đỏ mặt, trợn mắt, vung tay, đập đồ, nói to, quát người khác - Khi chúng ta tức giận chúng ta sẽ làm người khác buồn, làm đau người khác, nỗi đau khi bị đứt tay có thể lành nhưng nỗi đau bằng lời nói thì mãi mãi không bao giờ lạnh lại được cũng giống như những chiếc đinh khi cắm vào bờ rào, khi rút ra vẫn còn những dấu rất sâu đó Thực hành: Học sinh cùng cô thực hành các bước để kiềm chế sự nóng giận 1. Đếm đến 3 mỗi khi chúng ta phát hiện ra chúng ta đang tức giận 1 ai đó trước khi chúng ta nói ra những lời nói không vui đến với họ 2. Nắm thật chặt 2 bàn tay, dồn sự tức giận xuống lòng bàn tay 3. Hít 1 hơi thật sâu, thật mạnh và thở nhẹ nhàng từ từ xuống 4. Tìm 1 nơi thật rộng để hét hoặc tìm 1 cái chum để hét vào đó | Video |
4 | 5P | Củng cố bài học và tổng kết | - Nhắc lại tên bài học 3 lần - Nhắc lại 4 cách để kiềm chế sự nóng giận - Hãy nhớ nóng giận là không tốt, nóng giận làm đau bản thân mình và những người xung quanh |
..............................
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
