Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 22 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều, KNTT, CTST (Có bảng ma trận, đáp án)

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 năm 2025 gồm 22 đề thi có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 2 năm học 2024 - 2025 cho học sinh của mình.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, còn giúp các em nắm chắc kiến thức, ôn thi hiệu quả hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề học kì 2 môn Tiếng Việt. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 do Eballsviet.com biên soạn

1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 KNTT

1.2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 CTST

1.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 CD

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều

2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............
Họ và tên:...........................................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Năm học: 2024-2025
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Đọc hiểu

Đọc bài tập đọc sau:

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Những đám mây trắng được miêu tả như thế nào? (0,5đ)

A) bồng bềnh huyền ảo
B) trông rất quái lạ
C) xanh lam huyền bí
D) nhìn rất kì thú

Câu 2: Tác giả miêu tả các con ngựa có những màu sắc nào? (0,5đ)

A) đen láy, trắng muốt, đỏ thắm
B) đen huyền, trắng tuyết, đỏ son
C) đỏ tía, nâu vàng, xanh lam
D) đen tuyền, nâu vàng, trắng tinh

Câu 3: Ở Sa Pa có những em bé dân tộc nào: (0,5đ)

A) Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
B) Ba-na, Tu Dí, Kinh.
C) Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
D) Kinh, Chăm, Khơ - me.

Câu 4: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà diệu kì của thiên nhiên”? (0,5đ)

A) Vì phong cảnh của Sa Pa không hấp dẫn.
B) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
C) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
D) Vì Sa Pa là nơi có nhiều mây.

Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Nắng phố huyện vàng hoe.” là: (0,5đ)

A) Phố huyện
B) Nắng phố huyện
C) Nắng phố
D) Vàng hoe

Câu 6: Câu “Bông hoa này đẹp quá!”? (0,5đ)

A) Bông hoa.
B) Bông hoa này.
C) Đẹp quá.
D) Này đẹp quá.

Câu 7: Hãy đặt dấu ngoặc đơn cho phù hợp”? (1đ)

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Vào thời điểm hoàn thành năm 2010, đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Câu 8: Nối câu ở cột A với trạng ngữ ở cột B cho phù hợp.(1đ)

Hôm qua, mẹ em đi chợ.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ngoài sân, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 9: Trời mưa em không đi học bằng xe đạp được, phải đi bộ. Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ (1đ)

………………………………………………………………………………………….……………………

………………………………………………………………………………………….……………………

B. VIẾT

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Gạch dưới câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Câu 2 (1,0 điểm). Gạch dưới từ viết sai và sửa lại cho đúng

Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính.

Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

II. VIẾT (7 điểm): Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

>> Xem trong file tải về!

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Tiếng Việt 4 Cánh diều

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Năm học: 2024-2025
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc văn bản bài “Cây đa quê hương” (trang 80) Tiếng Việt 4 Tập 2 - (Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY

Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên:

– Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé!

– Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa.

Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía.

Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa.

Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn:

– Con đừng dại dột như thế nữa nhé!

Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ.

(Theo Phong Thu)

Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? (0,5 điểm)

A. Được mẹ cưng hơn.
B. Được xuống mặt đất.
C. Được chuyền quanh gốc.
D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ.

Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? (0,5 điểm)

A. Chim em bị ngã xuống đất.
B. Chim em bị thương.
C. Chim em bị mẹ quở trách.
D. Chim em bị rơi xuống vực.

Câu 3. Câu chuyện muốn khuyên các bạn nhỏ điều gì? (0,5 điểm)

A. Không nên tị nạnh với anh chị em trong nhà.
B. Muốn làm tốt một việc nào đó, cần phải tập luyện nhiều.
C. Liều lĩnh, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ, có ngày gặp nguy hiểm.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng: (1 điểm)

Câu 4

Câu 5. Em hãy xác định các thành phần câu và ghi “TN” dưới trạng ngữ, “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ: (1 điểm)

a) Mặt trời vừa mọc, các bác nông dân đã ra đồng làm việc.

................................................................................................

b) Vào giờ kiểm tra, bút của Mai chẳng may bị hỏng.

................................................................................................

Câu 6. Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: (1 điểm)

................................................................................................

................................................................................................

Câu 7. Dựa vào bức tranh bên dưới, em hãy đặt câu theo yêu cầu: (1,5 điểm)

a. Chủ ngữ là danh từ chỉ người.

................................................................................................

b. Chủ ngữ là danh từ chỉ sự vật.

................................................................................................

c. Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.

................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

NGỰA BIÊN PHÒNG
(Trích)

Chúng em trong bản nhỏ
Phơi thật nhiều cỏ thơm
Để mùa đông đem tặng
Ngựa biên phòng yêu thương...

Phan Thị Thanh Nhàn

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết bài văn tả cây xà cừ mà em yêu thích.

3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

>> Xem trong file tải về!

3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (Ma trận 3 mức)

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

Đọc thành tiếng

Số câu

Sau khi HS đọc thành tiếng xong GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời.

1

Số điểm

4

Đọc hiểu

Số câu

2

1

3

Câu số

1,2

3

Số điểm

1

0,5

1,5

Kiến thức tiếng việt

Số câu

2

2

4

Câu số

4, 6

5, 7

Số điểm

2

2,5

4,5

Tổng

Số câu

2

1

2

2

8

Số điểm

1

0,5

2

2,5

10

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chính tả

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

4

4

2

Tập làm văn

Số câu

1

1

Câu số

2

Số điểm

6

6

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số điểm

4

6

10

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

4.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

Trường: Tiểu học……..
Lớp:.............

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Năm học: 2024-2025
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

QUẢ CẦU TUYẾT

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì đã xảy ra với cụ già trong câu chuyện?

A. Cụ già bị trượt ngã trên đường do tuyết trơn.
B. Cụ già bị một quả cầu tuyết ném trúng, khiến kính vỡ và mắt bị thương.
C. Cụ già bị cảm lạnh do đứng ngoài trời quá lâu.
D. Cụ già bị một đám học sinh xô ngã khi đang đi đường.

Câu 2 (0,5 điểm). Ai là người đã ném quả cầu tuyết trúng cụ già?

A. Ga-rô-nê.
B. Một đứa trẻ trong đám đông.
C. Ga-rốp-phi.
D. Một người qua đường.

Câu 3 (0,5 điểm). Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi?

A. En-ri-cô.
B. Ga-rô-nê.
C. Ga-rốp-phi.
D. Cháu của cụ già.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao Ga-rốp-phi run rẩy và mặt nhợt nhạt khi bị mọi người tra hỏi?

A. Vì cậu bị lạnh.
B. Vì cậu bị bạn bè trách mắng.
C. Vì cậu không thích tuyết và muốn nhanh chóng về nhà.
D. Vì cậu sợ bị phát hiện là người ném quả cầu tuyết trúng cụ già.

Câu 5 (0,5 điểm). Cụ già đã phản ứng như thế nào khi biết Ga-rốp-phi là người ném quả cầu tuyết?

A. Cụ nổi giận và mắng cậu bé rất nặng lời.
B. Cụ trách mắng nhưng vẫn tha thứ cho Ga-rốp-phi.
C. Cụ già dịu dàng an ủi và khen Ga-rốp-phi là một cậu bé dũng cảm vì biết nhận lỗi.
D. Cụ yêu cầu mọi người trừng phạt Ga-rốp-phi.

Câu 6 (0,5 điểm): Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.
C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.
D. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉ gì?

a) Với sự nhanh nhẹn và thông minh của mình, anh chiến sĩ đã thành công trốn thoát khỏi vòng vây của giặc.

b) Vào ngày cuối cùng của kì nghỉ, em đã kịp hoàn thành bài tập mà cô giáo giao.

c) Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

d) Khi mùa xuân đến, những mầm non xanh mởn đã nhú lên.

Câu 8 (2,0 điểm) Hãy tìm ít nhất 5 từ đồng nghĩa với kết nối và đặt câu với mỗi từ.

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Thành phố nối hai châu lục” (SGK TV4, Chân trời sáng tạo – trang 129) Từ “Đến I-xtan-bua” cho đến “văn hóa của thành phố này”.

Câu 10 (8,0 điểm): Hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, trường em đã tổ chức cuộc thi “Cây xanh đẹp nhất”. Em hãy viết một bản hướng dẫn các bạn trong lớp trồng cây xanh.

4.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

>> Xem trong file tải về!

4.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

4.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4

....

>> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
4 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Nam Le
    Nam Le

    hay quá luôn👍

    Thích Phản hồi 08/05/23
    • vanhuu binhnguyen
      vanhuu binhnguyen

      hay

      😀


      Thích Phản hồi 20:11 08/05
      • Nam Le
        Nam Le

        quá hay

        Thích Phản hồi 08/05/23
        • Tuyet Pham
          Tuyet Pham

          hAY


          Thích Phản hồi 07/05/23
          Đóng
          Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
          Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025 (Sách mới)