Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023 - 2024 11 Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh 9 (Có đáp án, ma trận)

Đề thi học kì 2 Sinh học 9 năm 2023 - 2024 tổng hợp 11 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề kiểm tra.

TOP 11 đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra học kì 2 Sinh học lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề thi học kì 2 Toán 9, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9.

Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2023 - 2024

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 9

1.1 Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng.

Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là:

A. do gen lặn đồng hợp biểu hiện tính trạng xấu
B. các gen trội có lợi biểu hiện tính trạng tốt ở F1
C. các gen tương ứng tranh nhau biểu hiện ra kiểu hình
D. cả A và B

Câu 2. Mục đích của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần là gì?

A. cũng cố một số đặc tính mong muốn nào đó
B. Loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể
C. Chuẩn bị tạo ưu thế lai
D. cả A, B, C

Câu 3. Nhân tố vô sinh của môi trường gồm

A. Đất, đá, nước
B. Đất, đá, cá
C. Nước, sinh vật, cỏ cây
D. Khí hậu, thực vật

Câu 4. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất là:

A. túi nilon
B. khói bụi
C. lũ lụt, đioxin
D. núi lửa, bê tông xây dựng

Câu 5. Hậu quả ô nhiễm môi trường là:

A. bệnh tật
B. ổn định hệ sinh thái

C. biến đổi khí hậu theo hướng tốt
D. làm sạch không khí

Câu 6. Tài nguyên tái sinh gồm:

A. rừng, than đá
B. rừng, nước, sinh vật
C. mặt trời, vàng, dầu mỏ
D. khí đốt, SV

Câu 7. Địa y là mối quan hệ……… giữa tảo và nấm

A. cạnh tranh
B. hội sinh
C. cộng sinh
D. kí sinh

Câu 8. Phương pháp chủ yếu tạo ưu thế lai ở TV là:

A. lai khác dòng
B. lai kinh tế
C. lai cùng loài
D. gây đột biến nhân tạo

Câu 9. Thời kì xã hội nào con người gây suy thoái môi trường nhiều nhất:

A. Nguyên thuỷ
B. Nông nghiệp
C. Công nghiệp
D. Chiếm hữu nô lệ

Câu 10. Lá lốt là nhóm TV:

A. ưa sáng
B. ưa bóng
C. ưa ẩm
D. ưa khô

Câu 11. Bệnh nào sau đây không di truyền ở người?

A. Đao
B. Tơc nơ
C. Claiphento
D. Cảm cúm

Câu 12. Tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất

A. Nước thải CN
B. Rác thải sinh hoạt
C. Túi nilon
D. Rác thải nông nghiệp

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. (2,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

Câu 14. (2,0 điểm) Cho các sinh vật sau: Sâu ăn lá, chuột, gà, cáo, hổ, châu chấu, giun đất, lúa, bò. Hãy lập 4 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

Câu 15. (2,0 điểm) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất.

Câu 16. (1,0 điểm) Tại sao giao phối gần và tự thụ phấn bắt buộc gây thoái hóa giống nhưng người ta vẫn áp dụng trong sản xuất.

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sinh 9

PHÒNG GD&ĐT ...............

TRƯỜNG THCS ...............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HK II

NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN SINH HỌC - LỚP 9

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

A

C

A

B

C

A

C

B

D

A

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 13

(2,0điểm)

- Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.

- Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng

- Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi thiếu ánh sáng.

- Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…

- Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày.

- Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt về ban đêm, sống trong hang, hốc đất…

0,5

0.25

0.25

0.5

0.25

0.25

Câu 14

(2,0điểm)

- HS tự viết chuỗi thức ăn

Mỗi chuỗi đúng 0,5đ

Câu 15

(2,0điểm)

Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất

- Hạn chế sử dụng túi nilon

- Trồng cây để giữ đất, chống sạt lở, bảo vệ nguồn nước ngầm trong đất

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật

- Cải tạo đất hoang hóa bằng phân hữu cơ

- Quản lý chặt chẽ, không để rò rỉ chất phóng xạ của các nhà máy điện nguyên tử

- Nghiêm cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân

- Có biện pháp xử lý các vật liệu xây dựng: bê tông, vữa khi phá nhà cửa xây mới

- Chôn lấp rác khoa học.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 16

(1,0điểm)

- Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn do tạo ra dòng đồng hợp

- Mặt khác còn tạo dòng thuần chủng

- Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng

- Phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

0,25

0,25

0,25

0,25

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9

TT

Phần/chương

Chủ đề/ bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi từng mức độ

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Sinh vật và môi trường

Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài SV.

4

1

4

1

2

Hệ sinh thái

Lập chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trên cơ sở các sinh vật đã cho. Phân chia các nhóm sinh vật dựa trên ảnh hươngr của nhân tố sinh thái

1

1

3

Con người, dân số và môi trường. Bảo vệ môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường, nhận biết các dạng tài nguyên.

4

1

4

1

4

Ứng dụng di truyền học

Giải thích vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần, ưu thế lai trong chọn giống

4

1

4

1

Tổng số câu

8

1

4

1

1

1

12

4

Tổng số điểm

2,0

2,0

1,0

2,0

2

1,0

3,0

7,0

Tỉ lệ %

40

30

20

10

30

70

2. Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9 - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 2 Sinh học 9

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng nhất và điền vào bảng cho sẵn trong phần bài làm (Từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm) Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?

A. Giới tính.
B. Lứa tuổi.
C. Mật độ.
D. Pháp luật.

Câu 2 (0,25 điểm) Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:

A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.
C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác.

Câu 3 (0,25 điểm) Cho các biện pháp sau:

1. Trồng cây gây rừng.

2. Xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện.

3. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.

Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm không khí là:

A. 1
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 4 (0,25 điểm) Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với:

A. tất cả các nhân tố sinh thái
B. nhân tố sinh thái hữu sinh.
C. một nhân tố sinh thái nhất định.
D. nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 5 (0,25 điểm) Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?

A. Con người lệ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên.
B. Tác động xấu nhất của con người là phá huỷ thảm thực vật.
C. Con người đã chế ngự hoàn toàn môi trường tự nhiên.
D. Đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 6 (0,25 điểm) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh?

A. (1), (2), (4), (7)
B. (1), (2), (4), (5), (6)
C. (1), (2), (5), (6)
D. (3), (5), (6), (8)

Câu 7 (0,25 điểm) Nhận định nào đúng khi nói về thuốc bảo vệ thực vật?

A. Gồm thuốc trừ sâu, thuốc trị nấm, thuốc kháng chất kháng sinh.
B. Thuốc bảo vệ thực vật rất an toàn với con người và các loài động vật.
C. Gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.

Câu 8 (0,25 điểm) Hãy lựa chọn phát biểu đúng:

A. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn cây sống trong bóng râm.
B. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng râm.
C. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng râm.
D. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm.

Câu 9 (0,25 điểm) Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống ở thời kỳ nào?

A. Thời kỳ Nguyên thuỷ.
B. Xã hội Công nghiệp.
C. Xã hội Nông nghiệp.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 10 (0,25 điểm) Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng?

A. Bạch đàn, cây xoài, cây phượng, bằng lăng.
B. Lá lốt.
C. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng.
D. Lá lốt, dong riềng.

Câu 11 (0,25 điểm) Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là:

A. khai thác khoáng sản.
B. phục hồi và trồng rừng mới.
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp.
D. đốt rừng lấy đất trồng trọt.

Câu 12 (0,25 điểm) Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa bóng?

A. Mọc dưới tán của cây khác
B. Mô giậu kém phát triển
C. Lá nằm nghiêng so với mặt đất
D. Có phiến lá mỏng

Câu 13 (0,25 điểm) Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là:

A. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú.
B. lai tạo và nhân giống cây trồng và vật nuôi.
C. trồng trọt và chăn thả gia súc.
D. khai thác khoáng sản.

Câu 14 (0,25 điểm) Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.

Câu 15 (0,25 điểm) Vì sao quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà những quần thể sinh vật khác không có?

A. Con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể.
B. Con người có lao động và tư duy.
C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16 (0,25 điểm) Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa:

A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.

Phần II: Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Thế nào là quan hệ cộng sinh, quan hệ hội sinh giữa các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 2 (2,0 điểm) Thế nào là phát triển dân số hợp lí ? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia?

Câu 3 (2,0 điểm) Hãy kể tên 2 việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên mà em biết; tác hại của những việc làm đó; những hành động cần thiết để khắc phục ảnh hưởng xấu đó?

Câu 4 (1,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì ? Bản thân và gia đình em đã và sẽ làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường?

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Sinh học 9

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

A

D

C

B

A

C

B

B

D

B

D

A

C

B

D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

+ Quan hệ cộng sinh là: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.

- Ví dụ: Vi khuẩn sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ đậu, nấm cộng sinh với tảo ở địa y…

+ Quan hệ hội sinh là: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.

- Ví dụ: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(2,0 điểm)

* Phát triển dân số hợp lý là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, đói nghèo...

* Việc phát triển dân số hợp lý nhằm đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước, để mọi người trong xã hội đều được môi trường chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.

1,0

1,0

Câu 3

(2,0 điểm)

* Kể tên làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên:

1- Chặt phá rừng bừa bãi.

- Tác hại: Gây xói mòn đất, thoái hóa đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái.

- Cách khắc phục: Khai thác rừng hợp lí có quy hoạch, sau khi khai thác có thực hiện trồng lại rừng, phục hồi và bảo vệ.

2- Xả rác bừa bãi.

- Tác hại: Gây ô nhiễm môi trường.

- Cách khắc phục: Giáo dục mọi người có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

(Học sinh có thể kể tên các việc làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4

(1,0 điểm)

* Khái niệm ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

* Bản thân và gia đình em đã và sẽ làm các công việc để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường như:

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường và cách phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Thu gom đốt, chôn lấp rác thải, chất thải một cách hợp lí.

- Trồng và chăm sóc cây xanh.

- Sử dụng hợp lí hóa chất bảo vệ thực vật.

- Ủ phân động vật trước khi bón cây trồng...

(Học sinh có thể kể tên các việc làm khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,25

0,25

0,25

0,25

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Sinh 9

Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểuVận dụngTổng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1. Sinh vật và môi trường

- Học sinh biết được khái niệm mối quan hệ cộng sinh và hội sinh giữa sinh vật khác loài, lấy được ví dụ minh hoạ.

- Biết được thế nào là giới hạn sinh thái.

- Biết được nhóm cây ưa bóng.

- Hiểu được khi nào cơ thể sinh vật trở thành môi trường sống.

- Hiểu được các nhân tố sinh thái thuộc nhóm nhân tố vô sinh.

- Hiểu được đặc điểm của cây sống ở một số nơi.

- Hiểu được đặc điểm không có ở lá cây ưa bóng.

Số câu hỏi

2

1

4

7

Số điểm

0,5

1,0

1,0

2,5

Tỉ lệ %

5%

10%

10%

25%

2. Hệ sinh thái

- Học sinh biết được quần thể sinh vật.

- Học sinh biết được vai trò của nhóm tuổi sinh sản trong quần thể.

- Biết được đặc điểm pháp luật chỉ có ở quần thể người.

- Biết được nguyên nhân quần thể người có các đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác không có.

- Hiểu được thế nào là phát triển dân số hợp lí.

- Học sinh vận dụng được ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia.

Số câu hỏi

4

1/2

1/2

5

Số điểm

1,0

1,0

1,0

3,0

Tỉ lệ %

10%

10%

10%

30%

3. Con người, dân số và môi trường

- Biết được các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy.

- Biết được biện pháp giúp cải tạo môi trường tự nhiên.

- Hiểu được những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên; tác hại của những việc làm đó.

- Hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

- Hiểu được những việc làm của con người tác động xấu tới môi trường tự nhiên.

- Xác định đúng nhận định về ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.

- Hiểu được giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống ở thời kỳ xã hội Công nghiệp.

- Vận dụng khái niệm ô nhiễm môi trường là gì.

- Liên hệ bản thân và gia đình em đã và sẽ làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Học sinh vận dụng đề ra được những hành động cần thiết để khắc phục những ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Số câu hỏi

2

4

1/2

1

1/2

8

Số điểm

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

4,5

Tỉ lệ %

5%

10%

10%

10%

10%

45%

T. số câu

9

9

2

20

T. số điểm

3,0

4,0

3,0

10,0

T. Tỉ lệ %

30%

40%

30%

100%

3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 9 - Đề 3

3.1 Đề thi học kì 2 môn Sinh học 9

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố:

A. Đất
B. Ánh sáng
C. Nhiệt độ
D. Các cây sống xung quanh

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

A. Ấu trùng trai bám trên da cá
B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu
C. Địa y bám trên cành cây
D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng

Câu 3 : Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng

A. Công nghệ gen
B . Công nghệ tế bào
C. Phương pháp chọn lọc cá thể
D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt

Câu 4 : Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật

A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở 1 ao
B. Các cá thể lúa trong một ruộng
C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao
D. Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau

Câu 5 : Trong các loại tài nguyên sau, thuộc loại tài nguyên tái sinh là :

A. Tài nguyên đất
B. Dầu mỏ
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Năng lượng gió

Câu 6 : Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là

A. Chất thải rắn
B. Khí thải từ hoạt động GTVT
C. Khí Biogas
D. Nước thải sinh hoạt

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Kĩ thuật gen là gì ? Gồm những khâu chủ yếu nào ?

Câu 2 (3 điểm):

a)Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?

b) Viết 4 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?

Câu 3 (1 điểm ): Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?

Câu 4 (2 điểm): Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sinh 9

I. TRẮC NGHIỆM

Câu123456
Đáp ánCBADAB
Điểm0,50,50,50,50,50,5

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

Kĩ thuật gen: Là các thao tác tác động lên AND nhằm chuyển 1 đoạn AND mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.

Gồm các khâu:

1. Tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử AND dung làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virus

2. Tạo AND tái tổ hợp

3. Đưa AND tái tỏ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện

1

2

Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quẫn xã và khu vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh)

Vd: Một khu rừng, một cái ao,….

Ví dục về chuỗi thức ăn: Viết đúng mỗi chuỗi thức ăn với đủ các thành phần được 0,5 điểm, không đúng 1 trong các mối quan hệ dinh dưỡng, không đủ thành phần thì không tính điểm

0,25

0,25

2

3

Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:

+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt

+ Đất bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt

+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:

+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.

0,5

0,5

4

Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

0,25

0,25

0,25

0,25

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9

Tên chủ đề (nội dung chương)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cấp độ thấp

Vận dụng cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TN

TL

TN

TL

1.Ứng dụng di truyền học

Nêu được Khái niệm kĩ thuật gen, các khâu của kĩ thuật gen.

Hiểu ý nghĩa to lớn của công nghệ gen với đời sống qua 1 ví dụ

15% = 1,5điểm

1/2 câu

1 điểm

1 câu

0,5điểm

2. Sinh vật và môi trường

Biết ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

5% = 0,5điểm

1 câu

0,5 điểm

3. Hệ sinh thái

Nêu được khái niệm quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Cho ví dụ về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.

Quan hệ giữa các loài sinh vật

40% = 4 điểm

1 câu

0,5 điểm

1 câu

1 điểm

1 câu

0,5điểm

1 câu

2 điểm

4. Con người, dân số và môi trường.

Các tác nhân, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương

15% = 1,5 điểm

1 câu

0,5điểm

1 câu

1 điểm

5. Bảo vệ môi trường

Các dạng TNTN

Học sinh đề xuất được các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

25% = 2,5 điểm

1 câu

0,5điểm

1 câu

2 điểm

Tổng:10 câu

10 điểm

4 + 1/2 câu

30% = 3 điểm

3 + 1/2 câu

40% = 4 điểm

1 câu

20% = 2 điểm

1 câu

10% = 10 điểm

.............

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn Sinh học 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm