Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 9 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 9 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 21 trang giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm có đáp án.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 9 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 9 Cánh diều.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử và Địa lý 9 Cánh diều 2025

I. PHẠM VI ÔN TẬP 

PHÂN MÔN LỊCH SỬ 

Chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991

  • Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
  • Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
  • Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
  • Bài 15: Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Chương 5: Thế giới từ năm 1991 đến nay

  • Bài 16: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
  • Bài 17: Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay
  • Bài 18: Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
  • Bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Chương 6: Việt Nam từ năm 1991 đến nay

  • Bài 20: Việt Nam từ năm 1991 đến nay

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

  • Bài 13: Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Bài 15: Vùng Tây Nguyên
  • Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ
  • Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

II. LUYỆN TẬP

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Điều khoản nào sau đây trong Hiệp định Pari (27-1-1973) ghi nhận nhân dân Việt Nam đã “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút”?

A. Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc.
B. Mỹ phải ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam kể từ ngày kí hiệp định.
C. Mỹ phải rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước.
D. Mỹ phải rút quân về nước trong thời gian 15 ngày sau hiệp định.

Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn 1986 – 1991?

A. Đưa Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. Mỹ tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
C. Thu nhập bình quân đầu người đạt tốp đầu của châu Á.
D. Đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghiệp trong khu vực.

Câu 3: Một trong những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp những năm 1953 – 1954 là

A. thực hiện 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
B. thực hiện triệt để khẩu hiệu “Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng”.
C. thành lập Nha tiếp tế làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ, phân phối nhu yếu phẩm.
D. hưởng ứng “Quỹ độc lập”, tham gia phong trào “Tuần lễ vàng”.

Câu 4: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

A. Cải cách giáo dục.
B. Bổ túc văn hoá.
C. Bình dân học vụ.
D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Câu 5: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?

A. Chiến dịch Tây nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.

Câu 6: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) không có nội dung nào dưới đây?

A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.
C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D. Đổi mới toàn diện và đông bộ.

Câu 7: Ý nào sau đây không phảu là tác động dẫn đến sự ra đời của trật tự thế giới mới?

A. Trật tự hai cực sụp đổ.
B. Sự bành trướng của Mĩ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. Xu thế toàn cầu hoá.

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 1999?

A. Thực hiện chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hàng hóa tập trung sang kinh tế thị trường tự do bằng chính sách tư nhân hóa.
B. Kinh tế Nga rơi vào giai đoạn khủng hoảng.
C. Năm 1991, lạm phát tăng lên 1 355 % GDP tăng trưởng âm.
D. Tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, thâm hụt ngân sách trầm trọng,…

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?

A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối Cách mạng miền Nam.
C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề

Câu 10: Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.

.............

2. Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1. Đọc tư liệu sau đây:

“Hàn Quốc từng bước phát triển thực lực quốc gia nhằm đạt vị thế quốc gia tầm trung trong khu vực và trên thế giới, … Về thành tựu kinh tế, là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc năm 2020 là 1 613 tỉ USD … Nếu như thu nhập bình quân đầu người năm 1953 … là 64 USD thì đến năm 2020 là 31 489 USD tức là 500 lần… Bên cạnh thế mạnh về kinh tế, quốc phòng, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng tăng cường “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị văn hóa ở nước ngoài được biết đến là làn sóng ở Hàn Quốc”.

(Dẫn theo Nguyễn Thu Phương, “Xây dựng vị thế thực lực quốc gia tầm trung: Trường hợp của Hàn Quốc”, Tạp chí Cộng sản, số 982, 2022, tr.105 – 106).

a) Hàn Quốc là một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI.

b) Sau năm 1991, Hàn Quốc vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển ở châu Á và trên thế giới.

c) Hàn Quốc truyền bá các giá trị văn hóa của đất nước qua các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực, …

d) Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc ít chú trọng phát triển văn hóa, xây dựng hình ảnh quốc gia.

Câu 2. Đọc tư liệu sau đây:

“Những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành, trong đó sức mạnh tri thức và công nghệ sẽ quyết định thứ bậc của các quốc gia… Kinh tế và khoa học – kĩ thuật đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia…; xu hướng liên kết khu vực nhằm giải quyết những vấn đề khu vực đồng thời hội nhập quốc tế để phá triển và phục vụ tối đa lợi ích dân tộc đang trở thành một trào lưu ngày càng lan rộng khắp các châu lục”.

(Dẫn theo Trần Thị Vinh (Chủ biên, Lê Văn Anh, Lịch sử thế giới hiện đại,

Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr.187)

a) Sự phát triển của tri thức và công nghệ là nhân tố quyết định đến thức bậc của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

b) Các quốc gia đều lấy yếu tố chính trị, hệ tư tưởng làm trọng tâm để hoạch định chính sách đối ngoại.

c) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của thế giới.

d) Kinh tế, cách mạng khoa học – công nghệ là những yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của các quốc gia.

Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:

“Liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều người đã đưa ra những “dự đoán tương lai” phong phú. Phổ biến nhất là dự đoán cho rằng lao động hiện tại sẽ bị AI, Robot và IoT thay thế. Một trong những dự đoán thuộc kiểu này cho rằng đến năm 2035, 34% lao động tại Anh, 42% lao động tại Mĩ, 49% lao động tại Nhật Bản sẽ bị AI và Robot thay thế. Năm 2035, tức là sau 15 năm nữa, người ta cũng dự đoán rằng do lái xe tự động mà 98% lao động trong ngành vận tải (taxi, xe buýt, vận chuyển bằng xe tải) sẽ thất nghiệp, các cửa hàng sẽ dần không còn người phục vụ và số lượng người lao động trong lĩnh vực tài chính, bác sĩ, luật sư cũng giảm mạnh”.

(Manabu Sato, (Nguyễn Quốc Vương dịch), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tương lai giáo dục, NXB Dân trí, Hà Nội, 2023, tr.12)

a) Đoạn tư liệu đưa ra những dự đoán về sự thay đổi của lực lượng lao động dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

b) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho lực lượng lao động trong tương lai.

c) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến nguy cơ tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu sẽ gia tăng.

d) AI, Robot chỉ có thể thay thế sức lao động của con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất.

................

Tải file về để xem thêm nội dung đề cương

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm