Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 năm 2024 - 2025 Ôn tập cuối kì 2 HĐTN lớp 9 (3 Sách)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 9, đề cương ôn tập học kì 2 Toán 9

1. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều năm 2025

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN HĐTNHN 9

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Những kiến thức đã học trong

Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta

  • Quảng bá vẻ đẹp đất nước
  • Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Chủ đề 8: Nghề nghiệp tương lai

  • Nghề em quan tâm
  • Rèn luyện bản thân theo nghề em quan tâm

Chủ đề 9: Con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở

Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:

A. Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
B. Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
C. Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
D. Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái.

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc?

A. Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
B. Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
C. Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nảy sinh trên cơ sở đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
D. Bầu không khí trong gia đình thường xuyên nặng nề.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình?

A. Cách giáo dục con cái.
B. Thói quen sinh hoạt.
C. Việc dành thời gian trong gia đình.
D. Thẳng thắn chia sẻ.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những cách phát triển kinh tế gia đình?

A. Mua sắm các thiết bị cho gia đình.
B. Phụ giúp gia đình kinh doanh.
C. Bán các mặt hàng thủ công.
D. Kinh doanh mặt hàng phù hợp.

Câu 5: Đâu không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

A. Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước cho người thân nghe.
B. Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng cho người thân.
C. Hỏi thăm về học tập và công việc. Chăm sóc khi người thân mệt, ốm.
D. Vô tâm khi người thân không vui hoặc cần sự giúp đỡ.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình?

A. Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà.
B. Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình
C. Không thống nhất về biện pháp giải quyết công việc cá nhân.
D. Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.

Câu 7: Đâu không phải là cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình?

A. Không kiểm soát cảm xúc của bản thân trong lúc bất đồng.
B. Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
C. Chủ động giải thích để người thân hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
D. Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.

Câu 8: Đâu không phải là việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình?

A. Lập thời gian biểu để thực hiện các công việc.
B. Phân công công việc hợp lí giữa các thành viên trong gia đình.
C. Cân đối thời gian giữa việc học tập, việc gia đình và các hoạt động khác.
D. Việc nhà là công việc của người lớn. Các con chỉ cần tập trung vào việc học tập.

Câu 9: Đâu không phải là một trong những việc làm tạo bầu không khó vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

A. Giúp anh chị việc gia đình.
B. Cùng bố mẹ làm việc nhà.
C. Nghỉ, ngơi, giải trí một mình.
D. Trò chuyện cùng ông bà.

Câu 10: Đâu không phải là một nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Có thói quen như nhau.
B. Sở thích cá nhân.
C. Phân công việc nhà.
D. Quan điểm cá nhân.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN HĐTNHN 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Giáo viên mầm non cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ?

A. Giám sát trẻ liên tục trong các hoạt động.
B. Tắt các thiết bị điện trong lớp học.
C. Hạn chế trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
D. Không cho trẻ sử dụng đồ chơi.

Câu 2. Ý kiến nào sau đây không phải yêu cầu đối với nhóm nghề nhân viên trợ lí văn phòng?

A. Kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc khoa học.
B. Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm.
C. Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng.
D. Có kĩ năng sơ cứu khẩn cấp.

Câu 3. Kĩ năng nào quan trọng nhất để học tốt ở bậc THPT?

A. Chơi thể thao.
B. Quản lí thời gian.
C. Tham gia mạng xã hội.
D. Chơi game thư giãn.

Câu 4. Khi tham vấn ý kiến thầy cô, em nên chú trọng điều gì?

A. Đòi hỏi thầy cô quyết định thay bạn.
B. Chỉ lắng nghe một thầy cô duy nhất.
C. Tập trung vào lời khuyên về học tập và nghề nghiệp.
D. Tránh hỏi về các ngành nghề cụ thể.

Câu 5. Giả sử một đồng nghiệp không đội mũ bảo hộ tại công trường. Em sẽ làm gì?

A. Nhắc nhở họ về an toàn lao động.
B. Báo cáo quản lí ngay lập tức.
C. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
D. Làm việc xa đồng nghiệp đó.

Câu 6. Làm thế nào để xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả?

A. Học tất cả các môn một cách đồng đều.
B. Học theo cảm hứng cá nhân.
C. Chỉ tập trung vào môn học yêu thích.
D. Phân chia thời gian hợp lí và bám sát mục tiêu.

Câu 7. Công nhân xây dựng cần làm gì để nâng cao kĩ năng sử dụng máy móc?

A. Hạn chế sử dụng máy móc để tránh nguy hiểm.
B. Dựa vào sự hướng dẫn từ đồng nghiệp.
C. Tăng tốc độ làm việc mà không cần luyện tập thêm.
D. Tham gia các khóa đào tạo sử dụng thiết bị và thực hành định kì.

Câu 8. Bạn Lan tốt nghiệp THCS và đang phân vân giữa việc học trung cấp nghề tại địa phương hoặc học cao đẳng tại một thành phố lớn. Thầy cô tư vấn rằng học trung cấp nghề tại địa phương sẽ tiết kiệm chi phí và nhanh chóng có việc làm. Lan nên làm gì?

A. Bỏ qua lời khuyên của thầy cô và chọn học cao đẳng.
B. Chọn trung cấp nghề để tiết kiệm chi phí mà không suy nghĩ.
C. Cân nhắc nhu cầu của bản thân và tham vấn thêm từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
D. Hỏi ý kiến bạn bè và làm theo số đông.

Câu 9. Theo em, kĩ năng nghề nghiệp là gì?

A. Là những khả năng, năng lực hoàn thành một công việc trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể.
B. Là những khả năng, năng lực hoàn thành một công việc trong một lĩnh vực ngẫu nhiên.
C. Là những khả năng, năng lực hoàn thành một công việc trong một lĩnh vực cụ thể.
D. Là những khả năng, năng lực hoàn thành một hoặc nhiều công việc trong một lĩnh vực ngẫu nhiên.

Câu 10. Một trong những yếu tố quan trọng để xác định mục tiêu học tập sau THCS là gì?

A. Đam mê và năng lực cá nhân.
B. Gia đình ép buộc.
C. Xu hướng bạn bè.
D. Những nghề nghiệp có thu nhập cao.

Câu 11. Điều dưỡng viên cần làm gì để tránh rủi ro bị bạo hành bởi bệnh nhân hoặc người nhà?

A. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và xử lí xung đột.
B. Hạn chế giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân.
C. Chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có bác sĩ đi cùng.
D. Tăng cường tập luyện thể thao.

Câu 12. Học nghề sau THCS phù hợp với những bạn trẻ như thế nào?

A. Không thích học lí thuyết.
B. Có đam mê thực hành và muốn đi làm sớm.
C. Không muốn học thêm.
D. Chưa xác định mục tiêu rõ ràng.

Câu 13: Chỉ ra yêu cầu về nghề nghiệp trong tình huống sau:

Tình huống: Tùng muốn trở thành lính cứu hỏa. Yêu cầu của lính cứu hỏa là:

A. Sự tỉ mỉ.
B. Sự khéo tay.
C. Sức bền.
D. Sức khỏe tốt.

Câu 14: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc lựa chọn nghề nghiệp không nên dựa trên yếu tố...................”

A. trải nghiệm.
B. kinh nghiệm.
C. xu hướng.
D. kiến thức.

............

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1  Trình bày hiểu biết của em về hoạt động đặc trưng của ngành bác sĩ. Để trở thành một bác sĩ em cần có phẩm chất và năng lực nào?

Câu 2  Giả sử em gặp khó khăn trong việc xác định sở thích nghề nghiệp sau THCS, em sẽ làm gì để tự khám phá và tìm ra con đường phù hợp với bản thân? Hãy đưa ra một số phương pháp tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp mà em có thể áp dụng.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 HĐTN 9 Chân trời sáng tạo 2025

3. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

MON HĐTNHN 9

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Những kiến thức đã học trong

  • Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường
  • Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp
  • Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng nghề

II. LUYỆN TẬP

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

A. 1 cách.
B. 2 cách.
C. 3 cách.
D. 4 cách.

Câu 2: Một trong những nguồn lực quan trọng trong hoạt động cộng đồng chính là

A. mối quan hệ giữa người với người.
B. cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.
C. mạng lưới mạng xã hội phát triển mạnh.
D. mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Câu 3: Trong các hoạt động dưới đây, đâu là hoạt động cộng đồng?

A. Hút thuốc lá nơi công cộng.
B. Mua sắm quần áo hàng hiệu.
C. Xây dựng tủ sách ở nhà văn hóa của địa phương.
D. Tổ chức đua xe máy không có giấy phép chính quyền.

Câu 4: Trong các hoạt động dưới đây, đâu là hoạt động cộng đồng?

A. Tổ chức bữa cơm tình thương tại bệnh viện.
B. Quyên góp quần áo mang đi bán.
C. Tham gia đạp vịt trên sông.
D. Tham gia đua thuyền.

Câu 5: Những đối tượng nào có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.

Câu 6: Đâu không phải cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

A. Chia cách các cá nhân với tổ chức, không có tiếng nói chung khi thực hiện dự án cộng đồng.
B. Xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng.
C. Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng.
D. Xác định cá nhân và tổ chức tham gia; vai trò của họ trong mạng lưới.

Câu 7: Những lưu ý khi lựa chọn tham gia một hoạt động cộng đồng là

A. Tìm kiếm thông tin trên Internet, thấy cái nào nhiều người tham gia thì tham gia.
B. Tham gia vào hoạt động cộng đồng không rõ tổ chức, quyền hành.
C. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
D. Thích là tham gia, không tìm hiểu kĩ hoạt động cộng đồng tham gia.

Câu 8: Đối tượng nào sau đây được cộng đồng quan tâm, giúp đỡ?

A. Người có địa vị trong xã hội.
B. Người nghèo khổ, khó khăn, kém may mắn.
C. Người có hoàn cảnh sung túc.
D. Người có điều kiện đi du học.

Câu 9: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

(1) Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

(2) Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

(3) Các chất phóng xạ.

(4) Các chất thải rắn.

(5) Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá,…).

(6) Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

(7) Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh.

A. (1); (2); (3); (4); (6).
B. (1); (3); (4); (5); (6).
C. (1); (2); (3); (5); (7).
D. (1); (2); (3); (4); (5).

Câu 10: Đâu không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?

A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng.
B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng.
C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác.

Câu 11: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu?

A. Đất, nước.
B. Nước, không khí.
C. Không khí, đất.
D. Đất, nước, không khí, và trong cơ thể sinh vật.

Câu 12: Quan sát tình huống sau: “Trong một lần đi tham quan vườn quốc gia Cúc Phương, các bạn cùng lớp em liên tục dùng que quật vào các tán cây là lá rơi rụng”.

Nếu là em, em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ hành vi của các bạn.
B. Giải thích cho các bạn hiểu đó là việc làm tổn hại cảnh quan thiên nhiên.
C. Đánh nhau với các bạn.
D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 13: Quan sát tình huống sau: “Khi đi du lịch cùng gia đình ở bãi biển Sầm Sơn, em đã thấy một bạn nhỏ vứt rác ngay trên bãi biển”.

Nếu em chứng kiến hành động trên, em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
B. Nhắc nhở bạn nhỏ vứt rác đúng nơi quy định.
C. Gây gổ với bạn nhỏ vì hành vi làm mình khó chịu.
D. Mắng bạn nhỏ vì hành động vứt rác bừa bãi.

Câu 14: Yêu cầu về phẩm chất của nghề công chứng viên là gì?

A. Có tâm lí vững vàng, kiên trì, dũng cảm.
B. Yêu thương trẻ em, kiên trì.
C. Trách nhiệm, cẩn thận, trung thực.
D. Yêu thích du lịch, sôi nổi, hoạt bát.

Câu 15: Năng lực cần có của nghề công chứng viên là gì?

A. Có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản để thực hiện các hoạt động đặc trưng của nghề.
B. Am hiểu pháp luật; kĩ năng tiếp nhận, phân tích yêu cầu công chứng; kĩ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp lí của các loại hồ sơ công chúng.
C. Tư vấn kiểu tóc, màu nhuộm tóc phù hợp cho khách hàng; cắt, nhuộm, uốn, éo,... cho khách hàng.
D. Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này hành thông tin tương đương trong ngôn ngữ khác; chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc.

Câu 16: Quan sát tình huống: “Trong giờ làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết về gia đình mình và chọn một vài bài hay để đọc trước lớp. N được cô giáo gọi đứng lên đọc bài nhưng cả lớp đều phá lên cười khi bạn chia sẻ bố của mình làm nghề xe ôm?”.

Nếu em là bạn thân của N, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Yêu cầu các bạn tôn trọng N và bố của N, không cười nữa để lắng nghe bạn chia sẻ.
B. Tỏ ra không quan tâm.
C. Bỏ ngoài tai, tập trung viết bài của mình.
D. Cười cùng với các bạn trong lớp.

Câu 17: Quan sát tình huống: “Bố mẹ T làm nghề lao công nhưng bạn chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ hay tự ti. Mặt khác bạn luôn rất thoải mái chia sẻ về họ. Sau giờ học, T còn nấu cơm mang ra chỗ bố mẹ và làm đỡ việc để bố mẹ nghỉ ngơi ăn cơm”.

Em thấy T là một người như thế nào?

A. T không yêu thương bố mẹ.
B. T là một người chưa hiểu chuyện.
C. T là một người con hiếu thảo.
D. T thấy xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ.

Câu 18: Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với nghề cảnh sát cứu hỏa là

A. Dễ bị bỏng, ngạt khói, thương tật, một số trường hợp có thể tử vong.
B. Biếng ăn, đau dạ dày, gai cột sống.
C. Bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi trong khi nấu ăn.
D. Xây xát, bong gân, co cứng cơ, trượt đĩa đệm, gãy xương,...

Câu 19: Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với nghề đầu bếp là

A. Dễ bị bỏng, ngạt khói, thương tật, một số trường hợp có thể tử vong.
B. Biếng ăn, đau dạ dày, gai cột sống.
C. Bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi trong khi nấu ăn.
D. Xây xát, bong gân, co cứng cơ, trượt đĩa đệm, gãy xương,...

Câu 20: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?

A. Dệt vải.
B. Thêu.
C. Làm gốm.
D. Làm hương.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1 Nêu các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường trong các tình huống sau:

Tình huống 1: “Tại một khu vực gần nhà máy sản xuất hóa chất, đất bị ô nhiễm nặng nề do chất thải từ nhà máy xả ra không qua xử lý. Người dân sống xung quanh phát hiện đất trở nên khô cằn, cây cối không phát triển được, và có mùi hóa chất nồng nặc. Một số hộ gia đình trong khu vực đã bị ảnh hưởng sức khỏe, như nổi mẩn và các vấn đề về hô hấp”.

Tình huống 2: “Trong một thành phố lớn, vào những ngày cao điểm, không khí trở nên ô nhiễm nặng nề. Người dân thường cảm thấy khó thở, nhiều trẻ em mắc các bệnh hô hấp, và tầm nhìn giảm do khói bụi”.

Câu 2 Nêu 4 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về tinh thần đoàn kết, yêu thương con người.

Câu 3. Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.

Câu 4 Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

...............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm