Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 9 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 2 GDCD lớp 9 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 10 trang giới hạn kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm chưa có đáp án.
Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
I: NỘI DUNG CẦN HỌC
- Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
- Bài 7: Thích ứng với thay đổi
- Bài 8: Tiêu dùng thông minh
- Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
II. LUYỆN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
(Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất)
Câu 1. Vi phạm pháp luật là hành vi như thế nào?
A. Đúng quy định của pháp luật
B. Trái với quy định của pháp luật và bị xử lí
C. Có lợi cho bản thân
D. Được cộng đồng khuyến khích
Câu 2. Trách nhiệm pháp lí là gì?
A. Tự giác làm việc
B. Bị xử lí bằng các biện pháp pháp luật khi vi phạm
C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
D. Học tập tốt
Câu 3. Vi phạm hành chính là gì?
A. Gây nguy hiểm đến tính mạng người khác
B. Là hành vi xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước
C. Là hành vi đạo đức sai trái
D. Là hành vi không chịu nộp thuế
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là vi phạm hình sự?
A. Không đội mũ bảo hiểm
B. Trộm cắp tài sản
C. Hút thuốc nơi công cộng
D. Xả rác bừa bãi
Câu 5. Vi phạm dân sự thường liên quan đến:
A. Quan hệ nhân thân và tài sản
B. Trách nhiệm đạo đức
C. Hành vi nói xấu người khác
D. Trách nhiệm học tập
Câu 6. Người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự sẽ:
A. Không bao giờ bị xử lí
B. Bị xử phạt như người lớn
C. Có thể bị xử lí theo luật dành cho người chưa thành niên
D. Được miễn hoàn toàn trách nhiệm
Câu 7. Hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lí bằng:
A. Đạo đức xã hội
B. Ý kiến cộng đồng
C. Biện pháp pháp lí
D. Khen thưởng
Câu 8. Hành vi xúc phạm danh dự người khác là:
A. Vi phạm đạo đức
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm hành chính
Câu 9. Người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ:
A. Được tha thứ nếu biết lỗi
B. Chỉ cần xin lỗi là xong
C. Chịu trách nhiệm pháp lí
D. Không cần chịu hậu quả
Câu 10. Hành vi nào sau đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Gây rối trật tự công cộng
B. Tham gia giao thông đúng luật
C. Trộm cắp tài sản
D. Hút thuốc trong lớp học
........
II. Ghi Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào khoảng trống (….) sau các mệnh đề dưới đây:
1. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo pháp luật. (…..)
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. (…..)
3. Vi phạm dân sự chỉ liên quan đến tài sản, hợp đồng. (…..)
4. Chỉ người lớn mới phải chịu trách nhiệm pháp lí. (…..)
5. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng cho hành vi gây hậu quả nghiêm trọng. (…..)
6. Vi phạm pháp luật hành chính không gây hại cho xã hội. (…..)
7. Pháp luật bảo vệ mọi công dân, kể cả người vi phạm. (…..)
8. Trách nhiệm pháp lí không áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi. (…..)
9. Vi phạm kỉ luật là một dạng vi phạm pháp luật. (…..)
..............
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề cương
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
