Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024 9 Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sử (Có ma trận, đáp án)

Đề thi học kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 - 2024 tổng hợp 9 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề kiểm tra.

TOP 9 đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra học kì 2 Sử lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 9, đề thi học kì 2 môn Vật lí 9, đề thi học kì 2 môn Hóa học 9.

Bộ đề thi Lịch sử 9 học kì 2 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)

1. Đề thi học kì 2 Lịch sử 9 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 2 Sử 9

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 ?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
B. Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất
D. Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt để Hội nghị thông qua

Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nào quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930 ?

A. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
B. Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.
C. Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.
D. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10 - 1930) ?

A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Nguyễn Văn Cừ.
C. Trần Phú.
D. Lê Hồng Phong.

Câu 4: Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi
B. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa
C. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố
D. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam ?

A. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa
B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do
C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
D. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ?

A. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển
C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
D. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

Câu 7: Cho bảng dữ liệu sau:

Thời gian

Sự kiện

A. 19 - 8- 1945

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

B. 23 - 8- 1945

2. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn

C. 2 - 9 - 1945

3. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội

D. 25 - 8 - 1945

4. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế

Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian với sự kiện

A. A-3; B-4; C-1; D-2
B. A-1; B-2; C-3; D-4
C. A-2; B-1; C-3; D-4
D. A-4; B-3; C-2; D-1

Câu 8: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào ?

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

Câu 9: Vì sao trong những năm 1965 - 1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”
B. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”
D. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Câu 10: Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?

A. Núi Thành (1965)
B. Hai mùa khô 1965- 1966 và 1966- 1967
C. Vạn Tường (1966)
D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 196

Câu 11: Hãy điền những con số vào chỗ trống.

Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số …. tỉnh, ….trong số 6 đô thị lớn, …. trong số ….. quận lỵ, ở hầu khắp các "ấp chiến lược", các vùng nông thôn.

A. 44, 4, 64, 242
B. 242, 4, 64, 44
C. 4, 64, 44, 242
D. 44, 4, 64, 242

Câu 12: Chiến dịch mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là

A. Tây Nguyên
B. Sài Gòn- Gia Định
C. Quảng Trị
D. Huế - Đà Nẵng

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (2,5 điểm) Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ?

Câu 14 (2,0 điểm) Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?

Câu 15 (1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) ?

Câu 16 (1,0 điểm) Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 9

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

A

C

B

A

B

B

C

A

D

PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

13

Chủ quan:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo.

- Nhân dân giầu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

* Khách quan:

- Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc Đông Dương

- Sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

0,75

0,5

0,25

0,25

0,75

14

* Về chính trị:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào, kết hợp cùng bọn phản động tay sai âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh kéo vào dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.

* Về kinh tế:

- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

* Văn hóa, xã hội:

Hơn 90 % dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

0,75

0,5

0,25

0,25

0,25

15

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn,
sáng tạo.

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

- Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương ; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

0,5

0,25

0,25

0,5

16

- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc

- Người chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho cán bộ của Hội, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về trong nước.

- Nguyễn Ái Quốc là người thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng mạng Việt Nam.

0,25

0,5

0,25

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Sử 9

Nội dung

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương II

Việt Nam trong những năm 1930 - 1939

Kể được tên nhân vật lịch sử

Phân biệt được những sự kiện lịch sử

Nhận xét được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

2

0,5

5%

1

1

10%

4

1,75

17,5%

Chương III Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhớ được thời gian và nội dung sự kiện lịch sử

Giải thích được nội dung không phải là nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

2

0,5

5%

4

1

10%

Chương IV

Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Giải thích được vì sao sau cách mạng tháng Tám nước ta lại rơi vào tình thế “ngàn cân treo

sợi tóc”

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1

2

20%

Chương V

Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

- Nhớ được sự kiện lịch sử.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

Chương VI Việt Nam từ năm 1954-1975

- Nhớ được số liệu lịch sử.

- Kể tên được sự kiện lịch sử.

- Trình bày được sự kiện lịch sử.

Giải thích được nội dung kiến thức lịch sử

Phân tích sự kiện lịch sử

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

1

2,5

25%

2

0,5

5%

1

1,5

15%

6

5

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

7

4

40%

5

3

30%

3

2

20%

1

1

10%

16

10

100%

2. Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 9 - Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 2 Sử 9

A.TRẮC NGHIỆM

Chọn một đáp án đúng A, B, C hoặc D bằng cách ghi ra tờ giấy thi

Câu 1: Nhật đảo chính Pháp ngày 09/3/1945 ở Đông Dương vì lí do nào dưới đây?

A. Thất bại gần kề của phát xít Nhật.
B. Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe Phát xít.
C. Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở lên gay sắt.
D. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn.

Câu 2: Năm 1989, Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh vì:

A. cuộc Chiến tranh lạnh mà Mĩ và Liên Xô tham gia bị thế giới lên án.
B. Liên Xô không đủ tiềm lực tài chính đẻ tiếp tục chạy đua vũ trang.
C. muôn có thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuân bị cho cuộc chiến tranh mới.
D. đều bị suy giảm thế mạnh trước sự vươn lên của hai trung tâm kinh tế - tài chính là Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 3: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
B. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
C. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Để giải quyết nạn đói trước mắt, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. giảm sưu thuế, chia lại ruộng đất công, tăng gia sản xuất.
B. chủ trương tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
C. kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”.
D. kêu gọi sự cứu trợ của nhân dân thế giới.

Câu 5: Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào các ngành kinh tế Việt Nam.
B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào ngành giao thông vận tải của Việt Nam.
D. đầu tư vào phát triển văn hoá và ổn định chính trị ở Việt Nam.

Câu 6: Điểm chung trong Kế hoạch Rơ-ve năm 1949, Kế hoạch Đờ Lát đơ Tác xi-nhi năm 1950 và Kế hoạch Na-va năm 1953 là

A. muốn xoay chuyền cục diện chiến tranh.
B. tiếp tục thống trị Việt Nam lâu đài.
C. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
D. phô trương thanh thế, tiềm lực

Câu 7: Đảng Cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do

A. thực dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
B. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Đảng phải đi vào hoạt động bí mật.
D. chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp.

Câu 8: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từ sau sự kiện nào dưới đây?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.

Câu 9: Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã đưa đến hệ quả như thế nào?

A. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.
B. Chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật bị tiêu diệt tận gốc.
C. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với chế độ chính trị khác nhau.
D. Một trật tự thế giới mới được hình thành, được gọi là Trật tự hai cực I-an-ta.

Câu 10: Sau khi về nước (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng

A. khu giải phóng Việt Bắc.
B. trung tâm chỉ đạo kháng chiên.
C. Sở chỉ huy các chiến dịch.
D. căn cứ địa cách mạng.

Câu 11: Để tránh đổi phó với 1 hiền kẻ thù cùng một lúc, tính từ vĩ tuyến 16 trở ra:

A. tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc
B. chủ động đàm phán với Pháp
C. kiên quyết cầm súng chống Pháp xâm lược
D. mượn tay Pháp đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc

Câu 12: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào dân tộc dân chủ 1930 - 1931?

A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với hình thức đâu tranh bí mật, bât hợp pháp.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đầu tranh.
C. Giai cấp công nhân và nông dân đoàn kết đâu tranh mạnh mẽ.
D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1245.

B. TỰ LUẬN . 7 điểm

Câu 1 (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?

Câu 2. (4 điểm) So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ? có điểm gì giống và khác nhau?

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sử 9

I. TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ. A

A

D

C

C

B

A

B

B

D

D

A

A

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp

1.5đ

Đối với dân tộc:

- Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.

MB hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng MN thống nhất đất nước.

0.5

Đối với thế giới:

- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế quốc sau CTTG thứ 2, góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chúng.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

1.0

Nguyên nhân thắng lợi:

1.5đ

-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

0.5

-Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước; mặt trận củng cố , mở rộng; lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng, không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

0.5

Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông dương. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước bè bạn như Trung quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới.

0.5

Câu 2: So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?

Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của mỹ- 1điểm

Khác nhau: 3đ

Chiến tranh đặc biệt 1961-1965

Chiến tranh cục bộ 1965-1968

- Tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mỹ chỉ huy ; vũ khí ;trang bị kỹ thuật , phương tiện của Mỹ

. - Âm mưu cơ bản “Dùng người Việt đánh người Việt”

.- Tiến hành chỉ ở miền Nam VN .

-Quy mô nhỏ hơn .

- Tiến hành bằng quân Mỹ ,Đồng Minh,Sài gòn . Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng

.- Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn

- Tiến hành ở miền Nam bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ,mở rộng Chiến tranh phá hoại ở miền Bắc .

- Qui mô : lớn và ác liệt hơn nhiều

3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9 - Đề 3

3.1 Đề thi Lịch sử 9 học kì 2

I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất. ( mối đáp án đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức yêu nước nào vào tháng 6/1925 ?

A. Tâm tâm xã
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên .
C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa .
D. Đảng Cộng sản Việt Nam .

Câu 2: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được ra đời ở đâu ?

A. Số nhà 312 phố Khâm Thiên –Hà Nội .
B. Số nhà 5D phố Hàm Long –Hà Nội
C. Số nhà 48 phố Hàng Ngang -Hà Nội .
D. Cửu Long –Hương Cảng –Trung Quốc .

Câu 3: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ở đâu ?

A. Hà Nội
C. Hương Cảng –Trung Quốc
B. Pa-ri
D. Mát-xcơ –va

Câu 4: Đại hội lần VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì ?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới ,bảo vệ hòa bình .
B. Chống đế quốc, thực dân
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa

Câu 5: Sự kiện lịch sử quan trọng nhất diễn ra vào ngày 2/9/1945 Là :

A. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Bác Hồ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Hội nghị quân sự Bắc Kì họp.
D. Ra chỉ thị lịch sử “Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Câu 6: Sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 Pháp buộc phải thay đổi chiến lược như thế nào?

A. Chuyển từ đánh nhanh ,thắng nhanh sang đánh lâu dài .
B. Chuyển sang đàm phán với ta
C. Cầu viện trợ Mĩ
D. Từng bước rút quân về nước

Câu 7: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ.

A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ “ ở miền Nam
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước

Câu 8: Tên nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được thông qua ở hội nghị nào ?

A. Hội nghị Trung ương lần 21
B. Hội nghị Trung ương lần 24
C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước .
D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tháng 7/1976.

II. Tự luận: ( 6 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Câu 2: ( 2 điểm)

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Bắc - Nam có những thuận lợi và khó khăn gì ?

Câu 3 (1 điểm)

Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh ,bảo vệ và xây dựng tổ quốc từ 1919 đến nay ?

3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 9

I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm 0,5
Câu 1B0,5
Câu 2B0,5
Câu 3C0,5
Câu 4A0,5
Câu 5A0,5
Câu 6A0,5
Câu 7B0,5
Câu 8D0,5

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

* Chủ quan: (2 điểm)

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ chủ tịch với đường lối đúng đắn sáng tạo.

- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.

- Có mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh

- Có hậu phương vững chắc và sự chuẩn bị chu đáo.

* Khách quan: (1 điểm)

- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông dương

- Được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Câu 2: ( 2 điểm)

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ,cứu nước, cách mạng ở hai miền Bắc - Nam có những thuận lợi và khó khăn gì ?

Đáp án :

* Ở miền Bắc : (1 điểm)

-Sau hơn 20 năm(1954-1975) miền Bắc xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội .

- Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc .

*ở miền Nam :( 1điểm)

-Miền Nam được giai phóng hoàn toàn, trong chừng mực nhất định có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản .

-Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội cũ vẫn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán phổ biến ...

Câu 3 (1 điểm)

Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh ,bảo vệ và xây dựng tổ quốc từ 1919 đến nay ?

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..

- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân...

3.3 Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9

Mức độ

Nội dung

Biết

Hiểu

Vận dụng

Thấp

Vận dụng

Cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 16

Nhớ được nội dung và sự kiện

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

0,5%

1

0,5

0,5%

Bài 17,18,19

Nhớ được nội dung và sự kiện.

Biết được nội dung sự việc

Hiểu được mục đích của đại hội lần VII QTCS

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

0,5%

1

0,5

0,5%

1

0,5

0,5%

3

1,5

15%

Bài 22

Nhớ được nội dung và sự kiện

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

0,5%

1

0,5

0,5%

Bài 25 + bài 27

Trình bày nguyên nhân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi

Hiểu được mục tiêu KH của TDP

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3

30%

1

0,5

0,5%

.

2

3,5

35%

Bài 28+ Bài 29

Hiểu được tình hình nước ta sau năm 1975

Vận dụng lý thuyết để đánh giá việc làm của Mĩ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

11

0,5

0,5%

3

2,5

25%

Bài 31

Biết được thời gian quyết định lấy tên nước CHXHCNVN

Đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng nhà nước

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

0,5%

1

1

10%

2

1,5

15%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4

2

20%

1

3

30%

2

1

10%

1

2

20%

12

1

10%

1

1

10%

11

10

100%

........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm