Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Kết nối tri thức tập 2
Ngụ ngôn là một thể loại văn học quen thuộc, gần gũi. Eballsviet.com sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Văn bản truyện ngụ ngôn.
Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để có thêm kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về truyện ngụ ngôn.
Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn
Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn
Trước khi đọc
Câu 1. Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?
Hướng dẫn giải:
Một lần em không làm bài tập về nhà, bị cô giáo nhắc nhở. Bài học rút ra phải chăm chỉ học tập.
Câu 2. Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.
Hướng dẫn giải:
Cách hiểu: Trước đó, anh ta nghĩ rằng mình hiểu biết, nhưng sau đó anh ta nhận ra nhận ra mình còn hiểu biết và suy nghĩ hạn hẹp.
Đọc văn bản
Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường
Câu 1. Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.
Hướng dẫn giải:
Ba trăm quan tiền
Câu 2. Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.
Hướng dẫn giải:
Người thợ mộc đều cho là phải.
Câu 3. Vì sao người thợ mộc không bán được cày?
Hướng dẫn giải:
Chiếc cày không giống với bình thường.
Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng
Câu 1. Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.
- Ếch: Một cái giếng sụp
- Rùa: Biển đông
Câu 2. Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.
Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi vô giếng ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng.
Câu 3. Biểu hiện của ếch khi nghe về biển.
Ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Văn bản 3: Con mối và con kiến
Câu 1. Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?
Hướng dẫn giải:
Khoe khoang về bản thân mình không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.
Câu 2. Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?
Hướng dẫn giải:
Kiến chê bai, nêu hậu quả của lối sống đó.
Câu 3. Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Mọi nơi bị đục rỗng, mối cũng sẽ chết.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?
Hướng dẫn giải:
Trước mỗi lời khuyên, người thợ mộc đều cho là phải và làm theo, khiến cho chiếc cày không giống với bình thường.
Câu 2. Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?
Hướng dẫn giải:
Nếu là người thợ mộc, em sẽ lắng nghe, nhưng không hoàn toàn nghe theo mà xem xét, tìm hiểu để tiếp nhận lời khuyên hợp lí.
Câu 3. Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?
Hướng dẫn giải:
Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng: Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi vô giếng ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng.
Câu 4. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Ếch: Một cái giếng sụp
- Rùa: Biển đông
=> Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức của hai con vật: Ếch cho rằng sống trong cái giếng là tốt nhất, còn rùa thì nhận ra môi trường sống của ếch nhỏ bé, không phù hợp với mình.
Câu 5. Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?
Hướng dẫn giải:
Ếch cảm thấy choáng ngợp trước không gian rộng lớn của biển cả, nhận ra cái giếng của mình là vô cùng nhỏ bé.
Câu 6. Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?
Hướng dẫn giải:
- Con mối: Hưởng thụ, không chịu lao động
- Kiến: Chăm chỉ lao động, kiên trì.
Câu 7. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?
Hướng dẫn giải:
Thiện cảm dành cho kiến. Lời lẽ của kiến rất đanh thép chống lại lối sống của mối.
Câu 8. Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.
Hướng dẫn giải:
Cả ba truyện đều đưa ra những bài học đạo lí sâu sắc.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Hướng dẫn giải:
Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh diều
-
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
-
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về Lòng bao dung (3 Dàn ý + 13 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người (Dàn ý + 2 Mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
-
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
-
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu)
-
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+ -
Soạn bài Con hổ có nghĩa - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa
5.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam - Kết nối tri thức 7
10.000+ 2 -
Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126 - Kết nối tri thức 7
10.000+ -
Soạn bài Ôn tập học kì I - Kết nối tri thức 7
50.000+